Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão số 7 để chủ động ứng phó kịp thời
08:50, ngày 27-08-2017
Sáng 26-8-2017, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã họp triển khai các biện pháp ứng phó với bão Pakhar (bão số 7). Ủy viên thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Quang Hoài chỉ trì cuộc họp.
Để chủ động các biện pháp ứng phó với bão số 7, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai Trần Quang Hoài đề nghị Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương tăng cường cung cấp những bản tin cảnh báo, dự báo sát với tình hình thực tế cho Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, các địa phương và các cơ quan thông tin truyền thông để kịp thời chỉ đạo, tuyên truyền tới nhân dân trong việc chủ động ứng phó với bão.
Đối với những diễn biến của bão, áp thấp nhiệt đới trên biển, các địa phương thuộc vùng ảnh hưởng theo dõi sát sao diễn biến, thông báo kịp thời cho chủ tàu, thuyền, chủ các phương tiện đang hoạt động trên biển biết, tìm nơi tránh trú an toàn (đặc biệt lưu ý đến các tàu thuyền nhỏ, khách du lịch và các lồng bè nuôi trồng thủy sản).
Trên đất liền, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai tiếp tục đôn đốc các địa phương có nguy cơ cao dễ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho người và tài sản của nhân dân..., đồng thời có các bản tin cung cấp cho các địa phương, góp phần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tình hình, diễn biến của bão, áp thấp nhiệt đới, từ đó có cách ứng phó hiệu quả.
Về vấn đề hồ chứa thủy điện, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đề nghị các đơn vị tư vấn tiếp tục tập trung tính toán, tham mưu cho Ban Chỉ đạo trong công tác vận hành đảm bảo thiết thực, sát thực tế. Đối với các hồ chứa nước, các địa phương cần tăng cường kiểm tra các hồ chứa có khả năng mất an toàn, các hồ chứa nhỏ đã đầy nước để có giải pháp xử lý hợp lý nhằm đảm bảo an toàn cho khu vực hạ du.
Các tỉnh miền núi phía Bắc và các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Phú Yên tiếp tục thực hiện Công điện số 43,48 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai về việc ứng phó với mưa lũ sau bão số 6 và diễn biến cơn bão số 7. Các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Bình đến Bình Thuận thực hiện Công điện 49 của Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đối với việc ứng phó với diễn biến của áp thấp nhiệt đới.
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố hạ du các hồ chứa thủy điện trên lưu vực sông Hồng tiếp tục triển khai nội dung thông báo số 101 ngày 24-8; số 102 ngày 25-8.
Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường thời lượng phát sóng, đưa tin về diễn biến bão số 7, tình hình mưa lũ sau bão số 6, việc xả lũ hồ chứa, công tác điều hành của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, các bộ, ngành để các cấp chính quyền địa phương và người dân chủ động phòng tránh.
Hiện tại, hồ Thủy điện Hòa Bình đang mở 2 cửa xả đáy, hồ Sơn La đang mở 1 cửa xả đáy, hồ Thác Bà đang mở 2 cửa xả mặt, hồ Tuyên Quang mở 3 cửa xả đáy.
Theo Vụ An toàn đập, Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các hồ chứa khu vực Bắc Bộ đạt từ 70-85% dung tích thiết kế, các hồ chứa khu vực Bắc Trung Bộ đạt từ 55-65% dung tích thiết kế; các hồ chứa khu vực Nam Trung Bộ đạt từ 55-70% dung tích thiết kế, các hồ chứa khu vực Tây Nguyên đạt 65-80%; các hồ chứa tại các tỉnh Đông Nam Bộ đạt 60-75 % dung tích thiết kế.
Hồ Núi Cốc (Thái Nguyên) đang vận hành xả với lượng 100m3/s từ 6 giờ 30 ngày 25-8; hồ Yên Lập (Quảng Ninh) đang vận hành xả với lưu lượng 250 m3/s từ 12 giờ ngày 25-8; hồ Dầu Tiếng đang vận hành với lưu lượng 100 m3/s.
Theo báo cáo của các địa phương, các hồ chứa vừa và lớn do Công ty Kiểm tra chất lượng thủy lợi quản lý đã vận hành theo đúng quy trình được phê duyệt; các hồ chứa nhỏ do các địa phương quản lý tiếp tục theo dõi diễn biến mực nước và kiểm tra ổn định công trình./.
Đối với những diễn biến của bão, áp thấp nhiệt đới trên biển, các địa phương thuộc vùng ảnh hưởng theo dõi sát sao diễn biến, thông báo kịp thời cho chủ tàu, thuyền, chủ các phương tiện đang hoạt động trên biển biết, tìm nơi tránh trú an toàn (đặc biệt lưu ý đến các tàu thuyền nhỏ, khách du lịch và các lồng bè nuôi trồng thủy sản).
Trên đất liền, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai tiếp tục đôn đốc các địa phương có nguy cơ cao dễ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho người và tài sản của nhân dân..., đồng thời có các bản tin cung cấp cho các địa phương, góp phần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tình hình, diễn biến của bão, áp thấp nhiệt đới, từ đó có cách ứng phó hiệu quả.
Về vấn đề hồ chứa thủy điện, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đề nghị các đơn vị tư vấn tiếp tục tập trung tính toán, tham mưu cho Ban Chỉ đạo trong công tác vận hành đảm bảo thiết thực, sát thực tế. Đối với các hồ chứa nước, các địa phương cần tăng cường kiểm tra các hồ chứa có khả năng mất an toàn, các hồ chứa nhỏ đã đầy nước để có giải pháp xử lý hợp lý nhằm đảm bảo an toàn cho khu vực hạ du.
Các tỉnh miền núi phía Bắc và các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Phú Yên tiếp tục thực hiện Công điện số 43,48 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai về việc ứng phó với mưa lũ sau bão số 6 và diễn biến cơn bão số 7. Các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Bình đến Bình Thuận thực hiện Công điện 49 của Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đối với việc ứng phó với diễn biến của áp thấp nhiệt đới.
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố hạ du các hồ chứa thủy điện trên lưu vực sông Hồng tiếp tục triển khai nội dung thông báo số 101 ngày 24-8; số 102 ngày 25-8.
Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường thời lượng phát sóng, đưa tin về diễn biến bão số 7, tình hình mưa lũ sau bão số 6, việc xả lũ hồ chứa, công tác điều hành của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, các bộ, ngành để các cấp chính quyền địa phương và người dân chủ động phòng tránh.
Hiện tại, hồ Thủy điện Hòa Bình đang mở 2 cửa xả đáy, hồ Sơn La đang mở 1 cửa xả đáy, hồ Thác Bà đang mở 2 cửa xả mặt, hồ Tuyên Quang mở 3 cửa xả đáy.
Theo Vụ An toàn đập, Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các hồ chứa khu vực Bắc Bộ đạt từ 70-85% dung tích thiết kế, các hồ chứa khu vực Bắc Trung Bộ đạt từ 55-65% dung tích thiết kế; các hồ chứa khu vực Nam Trung Bộ đạt từ 55-70% dung tích thiết kế, các hồ chứa khu vực Tây Nguyên đạt 65-80%; các hồ chứa tại các tỉnh Đông Nam Bộ đạt 60-75 % dung tích thiết kế.
Hồ Núi Cốc (Thái Nguyên) đang vận hành xả với lượng 100m3/s từ 6 giờ 30 ngày 25-8; hồ Yên Lập (Quảng Ninh) đang vận hành xả với lưu lượng 250 m3/s từ 12 giờ ngày 25-8; hồ Dầu Tiếng đang vận hành với lưu lượng 100 m3/s.
Theo báo cáo của các địa phương, các hồ chứa vừa và lớn do Công ty Kiểm tra chất lượng thủy lợi quản lý đã vận hành theo đúng quy trình được phê duyệt; các hồ chứa nhỏ do các địa phương quản lý tiếp tục theo dõi diễn biến mực nước và kiểm tra ổn định công trình./.
Australia công bố chiến lược nông nghiệp ưu tiên tại Việt Nam  (27/08/2017)
Lập đoàn giám sát việc quản lý và sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài  (27/08/2017)
Chủ tịch FED phản đối việc dỡ bỏ các quy định kiểm soát ngân hàng  (27/08/2017)
Kỷ niệm Quốc khánh 2-9: Ấm áp tình hữu nghị Việt Nam-Australia  (27/08/2017)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp gỡ bà con kiều bào tại Myanmar  (27/08/2017)
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay