Australia công bố chiến lược nông nghiệp ưu tiên tại Việt Nam
08:49, ngày 27-08-2017
Theo thông tin từ Đại sứ quán Australia tại Việt Nam, Australia vừa chính thức công bố chiến lược về nông nghiệp của quốc gia này tại Việt Nam. Chiến lược này xác định các ưu tiên về kinh tế đem lại lợi ích cho cả hai quốc gia và giúp tối ưu hóa các mối quan tâm chung.
Chiến lược nông nghiệp của Australia tại Việt Nam sẽ tập trung các ưu tiên về các hoạt động nông nghiệp như: Đổi mới sáng tạo trong hợp tác nghiên cứu, phát triển kỹ năng, hỗ trợ sáng tạo và khởi nghiệp trong kinh doanh nông nghiệp và tăng cường hợp tác trong giới doanh nghiệp, phát triển công nghệ nông nghiệp. Đồng thời chiến lược này cũng tập trung phát triển kinh tế hợp tác thông qua việc tăng cường đầu tư, gia tăng mối quan hệ thương mại và khuyến khích tăng trưởng kinh tế.
Chiến lược này cũng ưu tiên về vấn đề an ninh nguồn nước, quản lý rủi ro của biến đổi khí hậu, phát triển nông nghiệp bền vững, bao trùm và các biện pháp khai thác hải sản bền vững.
Phát biểu trong lễ công bố chiến lược, bà thượng nghị sỹ Anne Ruston, Bộ trưởng phụ trách Nông Nghiệp và Tài Nguyên Nước của Chính phủ Australia khẳng định: “Chúng tôi đã xây dựng và phát triển nền tảng cho quan hệ nông nghiệp giữa hai nước trong suốt 40 năm thông qua quá trình hợp tác trong các lãnh vực nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp và nước.”
Theo bà Anne Ruston, đây là một nền tảng đã mang đến nhiều cơ hội to lớn để quan hệ nông nghiệp của hai nước có điều kiện để mở rộng và phát triển nhiều hơn nữa trong những năm tới.
Bà Anne Ruston cũng cho rằng, quan hệ đối tác nông nghiệp Việt Nam - Australia có đặc điểm nổi bật là bổ sung cho nhau. Australia chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu thô rồi được chế biến và tạo giá trị gia tăng tại Việt Nam. Kỹ thuật công nghệ của Australia được sử dụng trong các doanh nghiệp nông nghiệp của Việt Nam, góp phần làm tăng hiệu quả sản suất và chất lượng an toàn của sản phẩm.
Bên cạnh đó, các hoạt động đầu tư của Australia giúp đa dạng hóa ngành sản xuất nông nghiệp của Việt Nam như ngành dệt, điện tử và sản xuất chế biến thực phẩm.
Ngài đại sứ Australia tại Việt Nam ông Craig Chittick cũng cho rằng, quan hệ nông nghiệp của Australia với Việt Nam lồng xuyên suốt trong các trụ cột chính của quan hệ song phương của hai nước đó là kinh tế, đổi mới sáng tạo và an ninh.
“Hai nước đã có nhiều hoạt động hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, từ những dự án hỗ trợ nông hộ nhỏ sản xuất kinh doanh, cung ứng rau an toàn cho các siêu thị tại Hà Nội đến việc các doanh nghiệp lớn của Việt Nam đi tiên phong ứng dụng công nghệ Australia trong nuôi tôm bền vững tại Việt Nam,” ông Craig Chittick nói.
Tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước Australia và Việt Nam năm 2016 là khoảng 2,8 tỷ AUD. Đặc biệt, Australia nhập khẩu ngày càng nhiều sản phẩm nông nghiệp Việt Nam, gồm thủy sản, đậu phộng (lạc), trái cây nhiệt đới, hàng gỗ thành phẩm./.
Chiến lược này cũng ưu tiên về vấn đề an ninh nguồn nước, quản lý rủi ro của biến đổi khí hậu, phát triển nông nghiệp bền vững, bao trùm và các biện pháp khai thác hải sản bền vững.
Phát biểu trong lễ công bố chiến lược, bà thượng nghị sỹ Anne Ruston, Bộ trưởng phụ trách Nông Nghiệp và Tài Nguyên Nước của Chính phủ Australia khẳng định: “Chúng tôi đã xây dựng và phát triển nền tảng cho quan hệ nông nghiệp giữa hai nước trong suốt 40 năm thông qua quá trình hợp tác trong các lãnh vực nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp và nước.”
Theo bà Anne Ruston, đây là một nền tảng đã mang đến nhiều cơ hội to lớn để quan hệ nông nghiệp của hai nước có điều kiện để mở rộng và phát triển nhiều hơn nữa trong những năm tới.
Bà Anne Ruston cũng cho rằng, quan hệ đối tác nông nghiệp Việt Nam - Australia có đặc điểm nổi bật là bổ sung cho nhau. Australia chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu thô rồi được chế biến và tạo giá trị gia tăng tại Việt Nam. Kỹ thuật công nghệ của Australia được sử dụng trong các doanh nghiệp nông nghiệp của Việt Nam, góp phần làm tăng hiệu quả sản suất và chất lượng an toàn của sản phẩm.
Bên cạnh đó, các hoạt động đầu tư của Australia giúp đa dạng hóa ngành sản xuất nông nghiệp của Việt Nam như ngành dệt, điện tử và sản xuất chế biến thực phẩm.
Ngài đại sứ Australia tại Việt Nam ông Craig Chittick cũng cho rằng, quan hệ nông nghiệp của Australia với Việt Nam lồng xuyên suốt trong các trụ cột chính của quan hệ song phương của hai nước đó là kinh tế, đổi mới sáng tạo và an ninh.
“Hai nước đã có nhiều hoạt động hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, từ những dự án hỗ trợ nông hộ nhỏ sản xuất kinh doanh, cung ứng rau an toàn cho các siêu thị tại Hà Nội đến việc các doanh nghiệp lớn của Việt Nam đi tiên phong ứng dụng công nghệ Australia trong nuôi tôm bền vững tại Việt Nam,” ông Craig Chittick nói.
Tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước Australia và Việt Nam năm 2016 là khoảng 2,8 tỷ AUD. Đặc biệt, Australia nhập khẩu ngày càng nhiều sản phẩm nông nghiệp Việt Nam, gồm thủy sản, đậu phộng (lạc), trái cây nhiệt đới, hàng gỗ thành phẩm./.
Lập đoàn giám sát việc quản lý và sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài  (27/08/2017)
Chủ tịch FED phản đối việc dỡ bỏ các quy định kiểm soát ngân hàng  (27/08/2017)
Kỷ niệm Quốc khánh 2-9: Ấm áp tình hữu nghị Việt Nam-Australia  (27/08/2017)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp gỡ bà con kiều bào tại Myanmar  (27/08/2017)
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay