Khai mạc Hội nghị lần thứ hai các quan chức cao cấp APEC
Sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội nghị lần thứ hai các quan chức cao cấp (SOM2) Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đã chính thức khai mạc.
Phát biểu tại phiên khai mạc, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Chủ tịch SOM APEC 2017 nhấn mạnh, kể từ Hội nghị lần thứ nhất các quan chức cao cấp (SOM1) Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương và các cuộc họp liên quan đến nay, các nền kinh tế ở khu vực và toàn cầu đã có một số dấu hiệu tích cực.
Theo Báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu mới nhất của Quỹ Tiền tệ quốc tế, nền kinh tế thế giới đã đạt được tốc độ tăng trưởng mong muốn. Dự kiến đà tăng trưởng này sẽ tiếp tục giữ vững với sự phục hồi mạnh mẽ của các nền kinh tế phát triển, mức tăng trưởng đáng kể ở các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển.
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục là khu vực có động lực tăng trưởng mạnh nhất thế giới. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, triển vọng tăng trưởng của khu vực này có thể bị ảnh hưởng bởi những bất ổn và thách thức trong khu vực, đòi hỏi các nền kinh tế phải có cơ chế thúc đẩy hợp tác đa phương, các chính sách hỗ trợ tăng trưởng đồng thời thúc đẩy cải cách cơ cấu, tăng khả năng phục hồi và bao trùm.
Theo Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn, trong 9 ngày qua, đã có gần 50 cuộc họp, hội thảo, hội nghị được tổ chức giữa các ủy ban và nhóm làm việc của APEC nhằm đưa ra những nội dung cốt lõi tại Hội nghị SOM2. Từ đó, đại diện các nền kinh tế thành viên APEC tiếp tục quá trình thực hiện các ưu tiên đã được thông qua, thúc đẩy các sáng kiến mới, chuẩn bị cho Hội nghị các bộ trưởng phụ trách thương mại lần thứ 23 và bắt đầu định hình chương trình nghị sự cùng việc nhận diện các nội dung trình lên các lãnh đạo của Tuần lễ cấp cao APEC diễn ra vào tháng 11-2017 tại thành phố Đà Nẵng.
Trong hai ngày từ ngày 17 đến ngày 18-5, các đại biểu dự Hội nghị SOM2 dự kiến thảo luận một số nội dung về: các ưu tiên và kế hoạch hành động trong năm 2017 của Ủy ban Kinh tế APEC, Ủy ban Thương mại và Đầu tư APEC; Báo cáo chính sách kinh tế APEC trong năm 2017 đối với lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực và cải cách cơ cấu; Tiến trình xây dựng Khung APEC về thúc đẩy kinh tế xuyên biên giới; Các bước phát triển gần đây của các hiệp định thương mại tự do trong khu vực và việc thực hiện Tuyên bố chung Lima về khu vực mậu dịch thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương.../.
Tập trung rà soát triển khai chủ đề, các ưu tiên của Năm APEC 2017  (17/05/2017)
APEC 2017: Bàn giải pháp ủng hộ hệ thống thương mại đa phương  (17/05/2017)
Việt Nam dự Hội nghị không chính thức Tư lệnh Quốc phòng ASEAN  (17/05/2017)
Cơ bản hoàn tất công tác chuẩn bị Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV  (17/05/2017)
Năm APEC 2017: Hội thảo Đầu tư lâu dài vào cơ sở hạ tầng  (17/05/2017)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm