Văn phòng Chính phủ: Họp báo về Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp
Mở đầu họp báo, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp, có chủ đề “Đồng hành với doanh nghiệp”, đã diễn ra ngày 17-5, tại Hà Nội. Đây là một sự kiện hết sức quan trọng, sự kiện lớn được cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân rất quan tâm. Cuộc gặp mặt có quy mô lớn nhất từ trước tới nay. Thủ tướng, các Phó Thủ tướng đã gặp mặt đại diện trên 10.000 doanh nghiệp, trong đó riêng tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia đã có hơn 2.000 đại biểu, tại 63 điểm cầu của các tỉnh, thành phố, mỗi nơi có hơn 100 đại biểu. Hội nghị có sự hiện diện của lãnh đạo Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban đảng, các bộ, ngành, địa phương. Sự kiện gặp mặt giữa lãnh đạo Chính phủ và doanh nghiệp hôm nay thể hiện quyết tâm của Thủ tướng, Chính phủ triển khai, cụ thể hóa Nghị quyết Trung ương 5 về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, phát triển kinh tế tư nhân.
Bộ trưởng bày tỏ cảm ơn tới tất cả các nhà báo, phóng viên, các cơ quan báo chí đã theo dõi sát toàn bộ diễn biến Hội nghị, đã truyền tải nội dung, sự quyết tâm của cả nước trong công cuộc cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khái quát một số nét khái quát về Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp như sau:
Thứ nhất, Hội nghị lần này được tổ chức ngay sau khi Hội nghị Trung ương 5 khóa XII đã thống nhất thông qua các nghị quyết về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước và phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp là bước triển khai trực tiếp đầu tiên quan điểm chỉ đạo của Trung ương. Tinh thần các nghị quyết Trung ương là phải xóa bỏ mọi định kiến, rào cản với kinh tế tư nhân, xác định doanh nghiệp là động lực phát triển của nền kinh tế; cần cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, và doanh nghiệp tư nhân chính là đối tượng cần nhất điều này.
Thứ hai, Hội nghị thống nhất đánh giá việc triển khai thực hiện Nghị quyết 35 của Chính phủ sau 1 năm đã góp phần tạo dựng niềm tin của người dân và cộng đồng doanh nghiệp, thể hiện những cam kết của Chính phủ đối với cộng đồng doanh nghiệp, truyền đi thông điệp mạnh mẽ về Chính phủ kiến tạo, phục vụ, hỗ trợ và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp, tiếp tục thực hiện Nghị quyết 35.
Theo số liệu thống kê, sau một năm triển khai Nghị quyết 35 của Chính phủ, trong năm 2016, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 110.100 doanh nghiệp, với số vốn đăng ký trên 900 nghìn tỷ đồng, đạt kỷ lục cao nhất về số lượng từ trước tới nay. 4 tháng đầu năm 2017 có gần 40.000 doanh nghiệp thành lập mới, với vốn đầu tư 369 nghìn tỷ.
Về thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, đến cuối năm 2016 cả nước có 2.613 dự án FDI mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với số vốn đăng ký, cả đăng ký mới, bổ sung và mua cổ phần, là gần 27 tỷ USD. Riêng trong 4 tháng đầu năm 2017 cả nước có 734 dự án mới được cấp giấy chứng nhận với tổng vốn đăng ký là 4,88 tỷ USD.
Thủ tục hành chính tiếp tục được cải cách, đơn giản hóa, giảm chi phí chính thức, chi phí không chính thức cho doanh nghiệp. Các thủ tục hải quan, thuế đều được cắt giảm. Đặc biệt, Chính phủ đã ựng thể chế, đã ban hành 50 Nghị định có hiệu lực thi thành từ 01-7, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Những thủ tục liên quan đến tiếp cận vốn, tiếp cận đất đai, chính sách đào tạo người lao động… cũng được xem xét khá tổng thể; giải quyết những vướng mắc, khó khăn,...
Một nỗ lực nữa của Chính phủ trong đồng hành cùng doanh nghiệp, quan tâm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp là việc triển khai website: Chính phủ với Doanh nghiệp từ ngày 01-10-2016. Đến nay, đã tiếp nhận 586 kiến nghị của doanh nghiệp và đã giải quyết 472 (xấp xỉ 70%). Từ ngày 03-4-2017, tiếp tục xây dựng website Chính phủ với Người dân, đã nhận được 705 ý kiến.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, ngay sau Hội nghị hôm nay, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng chủ trì một hội nghị cùng với các bộ, các cơ quan, các hiệp hội để xây dựng một Chỉ thị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 35 của Chính phủ. Dự thảo Chỉ thị dài 11 trang, tổng hợp lại trên 60 nhiệm vụ giao cho các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố thực hiện.
Trong dự thảo Chỉ thị mới do Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp cùng Văn phòng Chính phủ chuẩn bị, trên cơ sở tiếp nhận các ý kiến của hiệp hội, doanh nghiệp thông qua VCCI, ý kiến trên diễn đàn hôm nay của các doanh nghiệp, hiệp hội và ý kiến kết luận của Thủ tướng trên tinh thần xây dựng một Chỉ thị hết sức rõ ràng mạch lạc, nhiệm vụ cụ thể, cơ quan thực hiện cụ thể, thời gian hoàn thành cụ thể, không chồng chéo, không hiểu hai nghĩa, đi thẳng vấn đề mà doanh nghiệp và doanh nhân quan tâm.
Có thể nói tinh thần nhanh chóng, quyết liệt, đồng hành cùng doanh nghiệp của Chính phủ, xác định trách nhiệm của Chính phủ là tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân.
Tiếp theo, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng và đại diện lãnh đạo các bộ, ngành trả lời câu hỏi của các nhà báo./.
Tập trung rà soát triển khai chủ đề, các ưu tiên của Năm APEC 2017  (17/05/2017)
APEC 2017: Bàn giải pháp ủng hộ hệ thống thương mại đa phương  (17/05/2017)
Việt Nam dự Hội nghị không chính thức Tư lệnh Quốc phòng ASEAN  (17/05/2017)
Cơ bản hoàn tất công tác chuẩn bị Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV  (17/05/2017)
Năm APEC 2017: Hội thảo Đầu tư lâu dài vào cơ sở hạ tầng  (17/05/2017)
Hợp tác quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ ngày càng phát huy hiệu quả  (17/05/2017)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm