Thủ tướng Chính phủ thành lập 2 Phân ban hợp tác với nước ngoài
21:10, ngày 12-05-2017
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thành lập Phân ban hợp tác Việt Nam-Peru và Phân ban hợp tác Việt Nam-Uruguay.
Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Phân ban Việt Nam trong Ủy ban liên Chính phủ về các vấn đề kinh tế và hợp tác kỹ thuật giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Peru; thành lập Phân ban Việt Nam trong Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác Kinh tế, Thương mại và Đầu tư giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Đông Uruguay.
Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải làm Chủ tịch 2 Phân ban trên. Thư ký 2 Phân ban là cán bộ cấp Vụ của Văn phòng Chính phủ.
Các thành viên thường trực của 2 Phân ban gồm đại diện cấp Vụ các Bộ: Công Thương, Ngoại giao, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ. Tùy theo nội dung từng kỳ họp, Chủ tịch Phân ban có thể mời đại diện các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp liên quan tham gia.
Nhiệm vụ của Phân ban hợp tác Việt Nam-Peru được quy định tại Điều 2 Hiệp định về việc thành lập Ủy ban liên Chính phủ về các vấn đề kinh tế và hợp tác kỹ thuật giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Peru ký ngày 27-8-2015.
Còn nhiệm vụ của Phân ban hợp tác Việt Nam-Uruguay được quy định tại Điều 3 Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Đông Uruguay ký ngày 09-12-2013.
Các thành viên 2 Phân ban nêu trên làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, chịu trách nhiệm cá nhân đối với lĩnh vực công tác được giao và tuân thủ các quy định tại Quyết định số 30/2016/QĐ-TTg ngày 28-7-2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Phân ban Việt Nam trong Ủy ban liên Chính phủ với nước ngoài./.
Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải làm Chủ tịch 2 Phân ban trên. Thư ký 2 Phân ban là cán bộ cấp Vụ của Văn phòng Chính phủ.
Các thành viên thường trực của 2 Phân ban gồm đại diện cấp Vụ các Bộ: Công Thương, Ngoại giao, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ. Tùy theo nội dung từng kỳ họp, Chủ tịch Phân ban có thể mời đại diện các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp liên quan tham gia.
Nhiệm vụ của Phân ban hợp tác Việt Nam-Peru được quy định tại Điều 2 Hiệp định về việc thành lập Ủy ban liên Chính phủ về các vấn đề kinh tế và hợp tác kỹ thuật giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Peru ký ngày 27-8-2015.
Còn nhiệm vụ của Phân ban hợp tác Việt Nam-Uruguay được quy định tại Điều 3 Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Đông Uruguay ký ngày 09-12-2013.
Các thành viên 2 Phân ban nêu trên làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, chịu trách nhiệm cá nhân đối với lĩnh vực công tác được giao và tuân thủ các quy định tại Quyết định số 30/2016/QĐ-TTg ngày 28-7-2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Phân ban Việt Nam trong Ủy ban liên Chính phủ với nước ngoài./.
Sự nguy hại của tham nhũng (12/05/2017)
- Kiên định đường lối đổi mới, đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới, hướng tới xây dựng đất nước phát triển nhanh và bền vững
- Cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững
- Bộ đội Biên phòng với các giải pháp đột phá để xây dựng “thế trận lòng dân” khu vực biên giới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Đổi mới tư duy pháp lý về an ninh mạng trong kỷ nguyên mới
- Thành phố Đà Nẵng phát huy tiềm năng, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, tiên phong, đột phá, phát huy vai trò trung tâm kinh tế vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ
-
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách thức của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay