Thủ tướng tham dự Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN năm 2017
21:07, ngày 12-05-2017
TCCSĐT - Chiều 11-5-2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới thủ đô Phnom Penh (Campuchia) tham dự Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN năm 2017 (WEF ASEAN 2017) lần thứ 26.
WEF ASEAN lần thứ 26 có sự tham dự của hơn 600 đại biểu, trong đó có lãnh đạo cấp cao của nhiều nước như Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen, Thủ tướng Lào Thoonglun Sisoulith, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte; nhiều bộ trưởng của các nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các nước trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc…; lãnh đạo nhiều tổ chức quốc tế, tập đoàn lớn của khu vực và thế giới.
Tại phiên khai mạc toàn thể với chủ đề “ASEAN 50 tuổi trẻ,” lãnh đạo các nước ASEAN đánh giá sau 50 năm hình thành và phát triển, ASEAN đã trở thành mô hình hội nhập khu vực thành công trên thế giới, đóng vai trò quan trọng vào củng cố hòa bình, ổn định trong khu vực. Các đại biểu cũng cho rằng ASEAN còn nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển nhờ có lực lượng lao động trẻ dồi dào thứ 3 thế giới, có thị trường ngày càng mở rộng với quy mô GDP đứng thứ 6 thế giới và dự báo sẽ vươn lên thứ 5 vào năm 2020.
Tại hội nghị, nhiều ý kiến đánh giá ASEAN gặp không ít thách thức, khó khăn trước những biến chuyển nhanh và sâu sắc về chính trị, kinh tế, xã hội và công nghệ trên thế giới; trong đó các chuyển dịch địa-chính trị trong khu vực, xu hướng bảo hộ gia tăng và sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang tác động ngày càng sâu sắc đến tiến trình hội nhập ASEAN cũng như sự phát triển của các nước thành viên. Bên cạnh đó, các nước ASEAN cũng gặp những khó khăn trong phát triển như gia tăng khoảng cách phát triển, bất bình đẳng xã hội, suy thoái môi trường…
Nhiều ý kiến tại hội nghị khuyến nghị các nước ASEAN cần đẩy mạnh hơn nữa liên kết nội khối, đẩy nhanh xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN, thúc đẩy thực hiện Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN đến năm 2025, chú trọng củng cố các nền tảng cho phát triển bao trùm và bền vững như thể chế, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, cải cách cơ cấu, tăng cường kết nối và hội nhập kinh tế trong ASEAN.
Phát biểu tại phiên khai mạc, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ với các nhà lãnh đạo ASEAN về những thành tựu phát triển và hội nhập khu vực mà ASEAN đã đạt được trong 50 năm qua. Thủ tướng nhấn mạnh sự phát triển năng động của ASEAN đang mở ra nhiều cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp, trong đó Việt Nam là một trong những nền kinh tế năng động nhất với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng bình quân 6% trong 30 năm qua và dự kiến tăng 6,5-7% trong 2017-2020.
Thủ tướng đánh giá cũng như các nước ASEAN khác, Việt Nam có thị trường tiềm năng lớn về đổi mới sáng tạo với dân số trẻ dồi dào, trong đó 60% dân số dưới 35 tuổi và khoảng 52% dân số sử dụng Internet; đẩy mạnh hội nhập quốc tế thông qua ký nhiều FTA có tiêu chuẩn cao và cùng các nước ASEAN tiến tới thị trường ASEAN thống nhất… Việt Nam cũng có nhiều chỉ số tiến bộ về công nghệ thông tin, phấn đấu đến 2020, sẽ trong Top 10 thế giới về cung cấp dịch vụ gia công phần mềm và nội dung số với khoảng 1 triệu lao động về công nghệ thông tin. Đây là lợi thế rất quan trọng và thực tế đã có nhiều tập đoàn công nghệ lớn của thế giới đang mở rộng đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Thủ tướng nêu rõ Việt Nam đang cùng ASEAN tiến tới thị trường thống nhất, đến 2025, hầu hết rào cản đối với thương mại, đầu tư, di chuyển lao động có kỹ năng sẽ được dỡ bỏ. Việt Nam đã ký 12 hiệp định tự do thương mại (FTA), trong đó có các FTA tiêu chuẩn cao. Môi trường đầu tư kinh doanh ở Việt Nam luôn được cải thiện. Năm 2016, Ngân hàng Thế giới đã xếp Việt Nam tăng 9 bậc. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đặc biệt nhấn mạnh: “Việt Nam là chủ nhà của APEC 2017, Việt Nam hoan nghênh quý vị tham gia các hoạt động APEC với trọng tâm thúc đẩy liên kết kinh tế, nâng cao cạnh tranh, sáng tạo trong kỷ nguyên số.”
Về các thách thức đặt ra đối với ASEAN thời gian tới, Thủ tướng cho rằng để duy trì sự phát triển năng động và sức cạnh tranh, ASEAN không thể chỉ dựa vào tài nguyên và lao động trẻ kỹ năng thấp. Phải tạo động lực tăng trưởng mới mạnh mẽ hơn đến từ đổi mới sáng tạo. Bên cạnh đổi mới phương thức điều hành, quản trị nền kinh tế, các nước ASEAN cần trang bị, đào tạo cho người dân, nhất là lao động trẻ các kỹ năng cần thiết để bắt kịp, làm chủ các tiến bộ công nghệ, đáp ứng các yêu cầu việc làm mới.
Thủ tướng đề xuất Diễn đàn WEF-ASEAN xem xét thành lập một nhóm công tác để nghiên cứu, đưa ra các khuyến nghị chính sách về giáo dục, đào tạo nghề và thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo; hình thành thị trường ý tưởng khởi nghiệp và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển hoặc mua các ý tưởng startups của các tài năng trẻ ASEAN.
Thủ tướng nhấn mạnh là một thành viên năng động của ASEAN, Việt Nam đang nỗ lực hướng tới tăng trưởng bền vững trên cơ sở nâng cao chất lượng tăng trưởng và tranh thủ thời cơ của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để tăng năng suất lao động, sức cạnh tranh và tiến lên các nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Việt Nam cũng đang quyết tâm xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, đẩy mạnh cải cách thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, chấn hưng giáo dục, phát huy tinh thần khởi nghiệp, khả năng sáng tạo và sự năng động của cả quốc gia.
Ngay sau phiên khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bắt đầu các cuộc tiếp xúc song phương bên lề hội nghị. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Giám đốc điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Philipp Roesler, Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) Kim Lập Quần và Giám đốc toàn cầu Tập đoàn Cisco (Mỹ) Goh Seow Hiong.
Tại buổi tiếp Giám đốc điều hành WEF, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và ông Philipp Roesler nhất trí tăng cường phối hợp trong các hoạt động của WEF; thúc đẩy triển khai Thỏa thuận hợp tác đã ký tại Hội nghị WEF Davos tháng 01-2017 vừa qua.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao WEF đã chọn Việt Nam để tổ chức Hội nghị WEF ASEAN năm 2018 và đề nghị hai bên phối hợp chặt chẽ để chuẩn bị tốt hội nghị này.
Tại buổi tiếp Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á Kim Lập Quần, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh AIIB tích cực góp phần thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực thông qua hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng; mong muốn AIIB tăng cường hợp tác với Việt Nam nghiên cứu, đề xuất các dự án hợp tác khả thi, cùng có lợi.
Tiếp Giám đốc toàn cầu Tập đoàn Cisco Goh Seow Hiong, Thủ tướng hoan nghênh Cisco đang hoạt động hiệu quả tại Việt Nam; đề nghị tập đoàn tiếp tục đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng công nghệ thông tin, thành phố thông minh, đào tạo nghề…
Chiều cùng ngày, Thủ tướng đã cùng lãnh đạo các nước ASEAN nghe Nhóm Chiến lược khu vực ASEAN (RSG) của WEF trình bày báo cáo nghiên cứu về những vấn đề phát triển và hội nhập của ASEAN. Buổi tối, Thủ tướng dự chiêu đãi trọng thể hội nghị do Thủ tướng Campuchia Hun Sen chủ trì.
Diễn ra trong bối cảnh ASEAN đang kỷ niệm 50 năm thành lập Hiệp hội, Hội nghị WEF ASEAN lần thứ 26 diễn ra trong hai ngày từ 11 và ngày 12-5 với hơn 40 phiên thảo luận xoay quanh chủ đề “Thanh niên, Công nghệ và Tăng trưởng: Phát huy các lợi thế của ASEAN về nhân khẩu học và công nghệ số”./.
Tại phiên khai mạc toàn thể với chủ đề “ASEAN 50 tuổi trẻ,” lãnh đạo các nước ASEAN đánh giá sau 50 năm hình thành và phát triển, ASEAN đã trở thành mô hình hội nhập khu vực thành công trên thế giới, đóng vai trò quan trọng vào củng cố hòa bình, ổn định trong khu vực. Các đại biểu cũng cho rằng ASEAN còn nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển nhờ có lực lượng lao động trẻ dồi dào thứ 3 thế giới, có thị trường ngày càng mở rộng với quy mô GDP đứng thứ 6 thế giới và dự báo sẽ vươn lên thứ 5 vào năm 2020.
|
Thủ tướng Campuchia Hun Sen, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng CHDCND Lào Thongloun Sisoulith, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tại phiên khai mạc toàn thể WEF-ASEAN. Ảnh: VGP |
Tại hội nghị, nhiều ý kiến đánh giá ASEAN gặp không ít thách thức, khó khăn trước những biến chuyển nhanh và sâu sắc về chính trị, kinh tế, xã hội và công nghệ trên thế giới; trong đó các chuyển dịch địa-chính trị trong khu vực, xu hướng bảo hộ gia tăng và sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang tác động ngày càng sâu sắc đến tiến trình hội nhập ASEAN cũng như sự phát triển của các nước thành viên. Bên cạnh đó, các nước ASEAN cũng gặp những khó khăn trong phát triển như gia tăng khoảng cách phát triển, bất bình đẳng xã hội, suy thoái môi trường…
Nhiều ý kiến tại hội nghị khuyến nghị các nước ASEAN cần đẩy mạnh hơn nữa liên kết nội khối, đẩy nhanh xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN, thúc đẩy thực hiện Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN đến năm 2025, chú trọng củng cố các nền tảng cho phát triển bao trùm và bền vững như thể chế, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, cải cách cơ cấu, tăng cường kết nối và hội nhập kinh tế trong ASEAN.
Phát biểu tại phiên khai mạc, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ với các nhà lãnh đạo ASEAN về những thành tựu phát triển và hội nhập khu vực mà ASEAN đã đạt được trong 50 năm qua. Thủ tướng nhấn mạnh sự phát triển năng động của ASEAN đang mở ra nhiều cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp, trong đó Việt Nam là một trong những nền kinh tế năng động nhất với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng bình quân 6% trong 30 năm qua và dự kiến tăng 6,5-7% trong 2017-2020.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại diễn đàn. Ảnh: TTXVN |
Thủ tướng đánh giá cũng như các nước ASEAN khác, Việt Nam có thị trường tiềm năng lớn về đổi mới sáng tạo với dân số trẻ dồi dào, trong đó 60% dân số dưới 35 tuổi và khoảng 52% dân số sử dụng Internet; đẩy mạnh hội nhập quốc tế thông qua ký nhiều FTA có tiêu chuẩn cao và cùng các nước ASEAN tiến tới thị trường ASEAN thống nhất… Việt Nam cũng có nhiều chỉ số tiến bộ về công nghệ thông tin, phấn đấu đến 2020, sẽ trong Top 10 thế giới về cung cấp dịch vụ gia công phần mềm và nội dung số với khoảng 1 triệu lao động về công nghệ thông tin. Đây là lợi thế rất quan trọng và thực tế đã có nhiều tập đoàn công nghệ lớn của thế giới đang mở rộng đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Thủ tướng nêu rõ Việt Nam đang cùng ASEAN tiến tới thị trường thống nhất, đến 2025, hầu hết rào cản đối với thương mại, đầu tư, di chuyển lao động có kỹ năng sẽ được dỡ bỏ. Việt Nam đã ký 12 hiệp định tự do thương mại (FTA), trong đó có các FTA tiêu chuẩn cao. Môi trường đầu tư kinh doanh ở Việt Nam luôn được cải thiện. Năm 2016, Ngân hàng Thế giới đã xếp Việt Nam tăng 9 bậc. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đặc biệt nhấn mạnh: “Việt Nam là chủ nhà của APEC 2017, Việt Nam hoan nghênh quý vị tham gia các hoạt động APEC với trọng tâm thúc đẩy liên kết kinh tế, nâng cao cạnh tranh, sáng tạo trong kỷ nguyên số.”
Về các thách thức đặt ra đối với ASEAN thời gian tới, Thủ tướng cho rằng để duy trì sự phát triển năng động và sức cạnh tranh, ASEAN không thể chỉ dựa vào tài nguyên và lao động trẻ kỹ năng thấp. Phải tạo động lực tăng trưởng mới mạnh mẽ hơn đến từ đổi mới sáng tạo. Bên cạnh đổi mới phương thức điều hành, quản trị nền kinh tế, các nước ASEAN cần trang bị, đào tạo cho người dân, nhất là lao động trẻ các kỹ năng cần thiết để bắt kịp, làm chủ các tiến bộ công nghệ, đáp ứng các yêu cầu việc làm mới.
Thủ tướng đề xuất Diễn đàn WEF-ASEAN xem xét thành lập một nhóm công tác để nghiên cứu, đưa ra các khuyến nghị chính sách về giáo dục, đào tạo nghề và thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo; hình thành thị trường ý tưởng khởi nghiệp và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển hoặc mua các ý tưởng startups của các tài năng trẻ ASEAN.
Thủ tướng nhấn mạnh là một thành viên năng động của ASEAN, Việt Nam đang nỗ lực hướng tới tăng trưởng bền vững trên cơ sở nâng cao chất lượng tăng trưởng và tranh thủ thời cơ của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để tăng năng suất lao động, sức cạnh tranh và tiến lên các nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Việt Nam cũng đang quyết tâm xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, đẩy mạnh cải cách thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, chấn hưng giáo dục, phát huy tinh thần khởi nghiệp, khả năng sáng tạo và sự năng động của cả quốc gia.
Ngay sau phiên khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bắt đầu các cuộc tiếp xúc song phương bên lề hội nghị. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Giám đốc điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Philipp Roesler, Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) Kim Lập Quần và Giám đốc toàn cầu Tập đoàn Cisco (Mỹ) Goh Seow Hiong.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Giám đốc điều hành WEF Philipp Roesler. Ảnh: VGP |
Tại buổi tiếp Giám đốc điều hành WEF, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và ông Philipp Roesler nhất trí tăng cường phối hợp trong các hoạt động của WEF; thúc đẩy triển khai Thỏa thuận hợp tác đã ký tại Hội nghị WEF Davos tháng 01-2017 vừa qua.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao WEF đã chọn Việt Nam để tổ chức Hội nghị WEF ASEAN năm 2018 và đề nghị hai bên phối hợp chặt chẽ để chuẩn bị tốt hội nghị này.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) Kim Lập Quần. Ảnh: VGP |
Tại buổi tiếp Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á Kim Lập Quần, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh AIIB tích cực góp phần thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực thông qua hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng; mong muốn AIIB tăng cường hợp tác với Việt Nam nghiên cứu, đề xuất các dự án hợp tác khả thi, cùng có lợi.
Tiếp Giám đốc toàn cầu Tập đoàn Cisco Goh Seow Hiong, Thủ tướng hoan nghênh Cisco đang hoạt động hiệu quả tại Việt Nam; đề nghị tập đoàn tiếp tục đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng công nghệ thông tin, thành phố thông minh, đào tạo nghề…
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Giám đốc toàn cầu Tập đoàn Cisco (Mỹ) Goh Seow Hiong. Ảnh: VGP |
Chiều cùng ngày, Thủ tướng đã cùng lãnh đạo các nước ASEAN nghe Nhóm Chiến lược khu vực ASEAN (RSG) của WEF trình bày báo cáo nghiên cứu về những vấn đề phát triển và hội nhập của ASEAN. Buổi tối, Thủ tướng dự chiêu đãi trọng thể hội nghị do Thủ tướng Campuchia Hun Sen chủ trì.
Diễn ra trong bối cảnh ASEAN đang kỷ niệm 50 năm thành lập Hiệp hội, Hội nghị WEF ASEAN lần thứ 26 diễn ra trong hai ngày từ 11 và ngày 12-5 với hơn 40 phiên thảo luận xoay quanh chủ đề “Thanh niên, Công nghệ và Tăng trưởng: Phát huy các lợi thế của ASEAN về nhân khẩu học và công nghệ số”./.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc  (11/05/2017)
Công bố Bộ tiêu chí đánh giá thực hiện MDG cho các Nghị viện  (11/05/2017)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên