Quảng Nam: Tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp trên địa bàn
21:51, ngày 26-03-2017
TCCSĐT - Sáng 26-3-2017, tại Khách sạn Mường Thanh, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam diễn ra Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Nam năm 2017 do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.
Tham dự Hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng hơn 700 đại biểu đến từ các bộ, ban, ngành trung ương, các tổ chức quốc tế, các địa phương vùng duyên hải miền Trung, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các phóng viên thông tấn, báo chí trung ương và địa phương.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam Đinh Văn Thu, đánh giá cao vai trò tích cực cũng như đóng góp của các nhà đầu tư, cộng đồng các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chính vì vậy, lãnh đạo tỉnh xác định doanh nghiệp là động lực quan trọng để phát triển địa phương và sẽ luôn đồng hành cùng tháo gỡ khó khăn, tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp vào đầu tư trên địa bàn.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, với nhiều tiềm năng, lợi thế, đặc biệt là lợi thế về địa hình, giao thông, Quảng Nam là nơi tìm đến của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Do đó, Quảng Nam phải nỗ lực hơn nữa trở thành khu đô thị thương cảng nổi bật ở châu Á. Theo Thủ tướng, Quảng Nam rất cần những doanh nghiệp lớn có quy mô, có năng lực cạnh tranh cao. Đặc biệt, trong điều kiện hội nhập cao, chính sự năng động của các doanh nghiệp lớn này sẽ tạo động lực cho nền kinh tế Quảng Nam. Bên cạnh đó, Quảng Nam cũng cần những doanh nghiệp đầu tư cho ngành chế biến sâu về lâm sản, du lịch, công nghệ thông tin, nông nghiệp hữu cơ...
Đối với lĩnh vực công nghiệp, Thủ tướng đề nghị Quảng Nam nên quan tâm phát triển nhiều ngành kinh tế sạch để phục vụ cho du lịch và xã hội cũng như xuất khẩu. Trong đó, nên đi sâu hơn về công nghiệp chế biến, nhất là chế biến lâm sản, chế biến dược liệu, chế biến thuỷ sản, đặc biệt là phát triển trung tâm công nghiệp cơ khí ô tô của Việt Nam ngay tại Quảng Nam. Đi liền với đó, Quảng Nam cũng phải tiếp tục xây dựng môi trường đầu tư tốt hơn nữa, xóa bỏ tư duy giới hạn về địa giới hành chính, xóa bỏ tư duy phi thương mại; phải liên kết, liên doanh với đối tác bên ngoài để trợ phát triển; đẩy mạnh khởi nghiệp tại Quảng Nam. Thủ tướng cho rằng, chìa khóa cho thành công của Quảng Nam là ở khả năng đánh thức tiềm năng con người, vận dụng tốt các yếu tố tài nguyên, địa lý sẵn có và không gian liên kết kinh tế với Đà Nẵng, Quảng Ngãi, các tỉnh duyên hải miền Trung cùng với liên kết chiến lược chuỗi giá trị với các địa phương có lợi thế trong cả nước, nhất là Vĩnh Phúc, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Về phía Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cam kết sẽ giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, giảm thiểu tối đa lạm phát; cam kết giữ môi trường hòa bình, hữu nghị với tất cả các nước, đồng thời tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật minh bạch để tạo môi trường kinh doanh tốt, bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư vào Quảng Nam nói riêng và cả nước nói chung.
Hội nghị tập trung giới thiệu về môi trường đầu tư của tỉnh Quảng Nam, trao đổi kinh nghiệm của các doanh nghiệp đã đầu tư thành công tại Quảng Nam, chia sẻ của các nhà đầu tư mới được chấp thuận đầu tư. Hội nghị cũng đã thảo luận về các lĩnh vực ưu tiên, các dự án cụ thể kêu gọi đầu tư của tỉnh Quảng Nam. Tại Hội nghị, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam trao quyết định đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thỏa thuận đầu tư cho 32 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt 15,8 tỷ USD. Bên cạnh đó, 06 ngân hàng thương mại cũng đã ký kết và trao hợp đồng tài trợ tín dụng cho 10 dự án triển khai trên địa bàn với tổng nguồn vốn tài trợ trên 26 nghìn tỷ đồng.
Ngoài chương trình chính thức, tại Hội nghị còn diễn ra các cuộc gặp bên lề với các tổ chức, các doanh nghiệp để trao đổi về việc hợp tác xúc tiến đầu tư, trao đổi về thực hiện các dự án cụ thể trên địa bàn tỉnh; các nhà đầu tư đi khảo sát thực địa tại các địa điểm đầu tư trên địa bàn.
Được biết, Quảng Nam có Khu kinh tế mở Chu Lai - khu kinh tế ven biển đầu tiên của Việt Nam, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực; có Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc là một trong những khu công nghiệp thành công nhất miền Trung Việt Nam. Quảng Nam cũng là một trong những địa phương tích cực cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho thu hút đầu tư, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2015, 2016 đứng trong Top 10 của cả nước và đứng thứ 2 khu vực miền Trung - Tây Nguyên (sau thành phố Đà Nẵng). Sau 20 năm tái lập, từ một tỉnh thuần nông, nghèo nhất nhì cả nước, đến nay đã trở thành một tỉnh công nghiệp khá, nông nghiệp chỉ còn chiếm gần 12 % trong cơ cấu kinh tế, không chỉ tự chủ ngân sách mà còn đóng góp 10% về Trung ương.
Nhân dịp này, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam tổ chức Khai trương Trung tâm Hành chính công và Xúc tiến đầu tư. Trung tâm này, được thành lập theo Quyết định số 3257/QĐ-UBND, ngày 14-9-2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh; là mô hình kết hợp 03 chức năng trong 01 cơ quan, gồm: chức năng giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân; chức năng xúc tiến đầu tư và hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong đó, chức năng tổ chức tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính là trọng tâm, nhiệm vụ chính của trung tâm.
Trong ngày 26-3-2017, trên địa bàn Quảng Nam còn diễn ra Lễ khởi công Khu nghỉ dưỡng Vinpearl Quảng Nam tại xã Bình Dương, huyện Thăng Bình và Lễ khởi công Dự án Nhà máy sản xuất xe du lịch Mazda của Công ty Cổ phần ô tô Trường Hải tại huyện Núi Thành./.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam Đinh Văn Thu, đánh giá cao vai trò tích cực cũng như đóng góp của các nhà đầu tư, cộng đồng các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chính vì vậy, lãnh đạo tỉnh xác định doanh nghiệp là động lực quan trọng để phát triển địa phương và sẽ luôn đồng hành cùng tháo gỡ khó khăn, tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp vào đầu tư trên địa bàn.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, với nhiều tiềm năng, lợi thế, đặc biệt là lợi thế về địa hình, giao thông, Quảng Nam là nơi tìm đến của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Do đó, Quảng Nam phải nỗ lực hơn nữa trở thành khu đô thị thương cảng nổi bật ở châu Á. Theo Thủ tướng, Quảng Nam rất cần những doanh nghiệp lớn có quy mô, có năng lực cạnh tranh cao. Đặc biệt, trong điều kiện hội nhập cao, chính sự năng động của các doanh nghiệp lớn này sẽ tạo động lực cho nền kinh tế Quảng Nam. Bên cạnh đó, Quảng Nam cũng cần những doanh nghiệp đầu tư cho ngành chế biến sâu về lâm sản, du lịch, công nghệ thông tin, nông nghiệp hữu cơ...
Đối với lĩnh vực công nghiệp, Thủ tướng đề nghị Quảng Nam nên quan tâm phát triển nhiều ngành kinh tế sạch để phục vụ cho du lịch và xã hội cũng như xuất khẩu. Trong đó, nên đi sâu hơn về công nghiệp chế biến, nhất là chế biến lâm sản, chế biến dược liệu, chế biến thuỷ sản, đặc biệt là phát triển trung tâm công nghiệp cơ khí ô tô của Việt Nam ngay tại Quảng Nam. Đi liền với đó, Quảng Nam cũng phải tiếp tục xây dựng môi trường đầu tư tốt hơn nữa, xóa bỏ tư duy giới hạn về địa giới hành chính, xóa bỏ tư duy phi thương mại; phải liên kết, liên doanh với đối tác bên ngoài để trợ phát triển; đẩy mạnh khởi nghiệp tại Quảng Nam. Thủ tướng cho rằng, chìa khóa cho thành công của Quảng Nam là ở khả năng đánh thức tiềm năng con người, vận dụng tốt các yếu tố tài nguyên, địa lý sẵn có và không gian liên kết kinh tế với Đà Nẵng, Quảng Ngãi, các tỉnh duyên hải miền Trung cùng với liên kết chiến lược chuỗi giá trị với các địa phương có lợi thế trong cả nước, nhất là Vĩnh Phúc, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Về phía Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cam kết sẽ giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, giảm thiểu tối đa lạm phát; cam kết giữ môi trường hòa bình, hữu nghị với tất cả các nước, đồng thời tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật minh bạch để tạo môi trường kinh doanh tốt, bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư vào Quảng Nam nói riêng và cả nước nói chung.
Hội nghị tập trung giới thiệu về môi trường đầu tư của tỉnh Quảng Nam, trao đổi kinh nghiệm của các doanh nghiệp đã đầu tư thành công tại Quảng Nam, chia sẻ của các nhà đầu tư mới được chấp thuận đầu tư. Hội nghị cũng đã thảo luận về các lĩnh vực ưu tiên, các dự án cụ thể kêu gọi đầu tư của tỉnh Quảng Nam. Tại Hội nghị, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam trao quyết định đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thỏa thuận đầu tư cho 32 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt 15,8 tỷ USD. Bên cạnh đó, 06 ngân hàng thương mại cũng đã ký kết và trao hợp đồng tài trợ tín dụng cho 10 dự án triển khai trên địa bàn với tổng nguồn vốn tài trợ trên 26 nghìn tỷ đồng.
Ngoài chương trình chính thức, tại Hội nghị còn diễn ra các cuộc gặp bên lề với các tổ chức, các doanh nghiệp để trao đổi về việc hợp tác xúc tiến đầu tư, trao đổi về thực hiện các dự án cụ thể trên địa bàn tỉnh; các nhà đầu tư đi khảo sát thực địa tại các địa điểm đầu tư trên địa bàn.
Được biết, Quảng Nam có Khu kinh tế mở Chu Lai - khu kinh tế ven biển đầu tiên của Việt Nam, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực; có Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc là một trong những khu công nghiệp thành công nhất miền Trung Việt Nam. Quảng Nam cũng là một trong những địa phương tích cực cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho thu hút đầu tư, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2015, 2016 đứng trong Top 10 của cả nước và đứng thứ 2 khu vực miền Trung - Tây Nguyên (sau thành phố Đà Nẵng). Sau 20 năm tái lập, từ một tỉnh thuần nông, nghèo nhất nhì cả nước, đến nay đã trở thành một tỉnh công nghiệp khá, nông nghiệp chỉ còn chiếm gần 12 % trong cơ cấu kinh tế, không chỉ tự chủ ngân sách mà còn đóng góp 10% về Trung ương.
Nhân dịp này, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam tổ chức Khai trương Trung tâm Hành chính công và Xúc tiến đầu tư. Trung tâm này, được thành lập theo Quyết định số 3257/QĐ-UBND, ngày 14-9-2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh; là mô hình kết hợp 03 chức năng trong 01 cơ quan, gồm: chức năng giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân; chức năng xúc tiến đầu tư và hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong đó, chức năng tổ chức tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính là trọng tâm, nhiệm vụ chính của trung tâm.
Trong ngày 26-3-2017, trên địa bàn Quảng Nam còn diễn ra Lễ khởi công Khu nghỉ dưỡng Vinpearl Quảng Nam tại xã Bình Dương, huyện Thăng Bình và Lễ khởi công Dự án Nhà máy sản xuất xe du lịch Mazda của Công ty Cổ phần ô tô Trường Hải tại huyện Núi Thành./.
Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương tuyên dương các chi bộ tiêu biểu  (26/03/2017)
Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga đắc cử Trưởng Đặc khu Hành chính Hong Kong  (26/03/2017)
Đại diện của Việt Nam tham dự ngày hội Pháp ngữ tại Pháp  (26/03/2017)
Diễn đàn kinh tế châu Á Bác Ngao 2017 ra Tuyên bố hành động  (26/03/2017)
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ trưng cầu ý dân về rút lui khỏi tiến trình gia nhập EU  (26/03/2017)
Giao lưu hữu nghị giữa Đại sứ quán Việt Nam, Lào tại Campuchia  (26/03/2017)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay