Diễn đàn kinh tế châu Á Bác Ngao 2017 ra Tuyên bố hành động
Tại cuộc họp báo, Tổng Thư ký Diễn đàn Bác Ngao Chu Văn Trọng đã trình bày Tuyên bố của Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2017 về thúc đẩy Toàn cầu hóa kinh tế. Theo đó, Diễn đàn đưa ra 6 đề xướng như sau:
Thứ nhất, Chính phủ các nước cần coi toàn cầu hóa kinh tế là lực lượng tích cực, cần thông qua tăng cường đối thoại và hợp tác để cải cách và hoàn thiện trật tự kinh tế quốc tế cũng như hệ thống xử lý vấn đề toàn cầu dựa trên nguyên tắc bảo đảm công bằng về nghĩa vụ, quyền lợi và chủ quyền kinh tế. Chính phủ các nước cần cùng áp dụng chính sách tương ứng để bảo đảm gia tăng phạm vi lợi ích do toàn cầu hóa kinh tế mang lại.
Thứ hai, Thương mại xuyên biên giới và tự do hóa đầu tư là động lực của sự phát triển bền vững của thế giới. Chính phủ các nước cần chung sức phản đối chủ nghĩa bảo hộ thương mại, cùng kiên trì và tiếp tục thúc đẩy tiến trình tự do hóa đầu tư thương mại, đồng thời không ngừng cải cách và hoàn thiện cơ chế đầu tư thương mại đa phương, nhằm bảo đảm sự thịnh vượng chung của toàn thế giới.
Thứ ba, các tổ chức quốc tế, khu vực như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Diễn đàn Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) v.v… cần chung tay giải quyết vấn đề phân tách hóa trong sắp xếp thương mại tự do, cần bàn thảo, xây dựng cơ chế thương mại song phương cũng như đa phương rộng mở, bao dung và công bằng, hợp lý hơn.
Thứ tư, các tổ chức tài chính quốc tế đa phương như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) bên cạnh việc tăng cường cải cách chính mình cần đẩy mạnh, hoàn thiện việc quản lý, giám sát tài chính, qua đó phát huy hết mức vai trò của việc luân chuyển nguồn vốn xuyên quốc gia đối với tăng trưởng kinh tế, nhằm phòng ngừa hiệu quả và giảm nhẹ tác động tiêu cực của dòng vốn lưu động kiếm lời và sự đầu cơ đối với các thực thể kinh tế.
Thứ năm, sáng tạo công nghệ và sự luân chuyển xuyên quốc gia của tri thức và thông tin có lợi cho việc rút ngắn khoảng cách Nam-Bắc (bán cầu), khoảng cách giàu-nghèo. Các nước cần triển khai một cách linh hoạt, đa dạng phương thức hợp tác công tư (PPP), qua đó tích cực thúc đẩy sự sáng tạo công nghệ, hỗ trợ tiến trình luân chuyển xuyên quốc gia của tri thức và thông tin, nhằm mang lại lợi ích cho mọi quốc gia, khu vực, mọi tầng lớp, mọi nhóm đối tượng.
Thứ sáu, để thúc đẩy sự phát triển cân bằng của toàn cầu hóa kinh tế, các tổ chức quốc tế, các cơ chế đa phương như Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), APEC, chính phủ các nước có liên quan, các tổ chức tư nhân có liên quan cần ủng hộ và tham gia xây dựng cơ chế hợp tác đa phương rộng mở, nhằm cùng thúc đẩy sự kết nối của hạ tầng giao thông, sự kết nối về mặt cơ chế, cũng như sự kết nối về giao lưu dân gian.
Diễn đàn châu Á Bác Ngao là một trong những sân đối thoại quan trọng giữa châu Á và các nền kinh tế mới nổi, được tổ chức định kỳ hàng năm nhằm làm rõ, nhìn thẳng vào vấn đề toàn cầu hóa, đồng thời kêu gọi cho tiến trình toàn cầu hóa mang tính bao dung hơn.
Diễn đàn châu Á Bác Ngao là một Tổ chức quốc tế phi chính phủ, phi lợi nhuận, được thành lập từ năm 2001 với tôn chỉ thúc đẩy hợp tác kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhằm hỗ trợ cho sự phát triển bền vững của kinh tế khu vực./.
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ trưng cầu ý dân về rút lui khỏi tiến trình gia nhập EU  (26/03/2017)
Giao lưu hữu nghị giữa Đại sứ quán Việt Nam, Lào tại Campuchia  (26/03/2017)
Việt Nam ủng hộ phong trào cánh tả vì hòa bình và thịnh vượng  (26/03/2017)
Sự kiện Giờ trái đất 2017: Cả nước tiết kiệm được 471.000 kWh điện  (26/03/2017)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên