Đại diện của Việt Nam tham dự ngày hội Pháp ngữ tại Pháp
Cùng tham dự sự kiện trên còn có các đại sứ quán, các tổ chức và hiệp hội đến từ 36 nước thành viên của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF).
Ngày hội diễn ra sôi động với các hoạt động giới thiệu văn hóa và quảng bá du lịch thông qua các tiết mục nghệ thuật, trưng bày các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và giới thiệu các món ăn truyền thống.
Phát biểu tại lễ khai mạc sáng 25-3, đại diện Bộ Văn hóa Pháp và đại sứ một số nước tham dự nêu bật tầm quan trọng của việc thúc đẩy đa dạng ngôn ngữ và văn hóa trong cộng đồng Pháp ngữ nhằm góp phần giải quyết các thách thức toàn cầu, tăng cường hợp tác và phát triển để các dân tộc trên thế giới được chung sống trong hòa bình và thịnh vượng.
Trao đổi với phóng viên TTXVN, bà Marieme Tamata Varin, Thị trưởng làng Yebles cho biết đây là lần thứ hai ngày hội Pháp ngữ được tổ chức tại đây.
Làng Yebles tự hào được chọn là nơi để cộng đồng Pháp ngữ đến từ nhiều nước giới thiệu văn hóa, trao đổi và khám phá lẫn nhau nhằm hướng đến việc chung sống trong sự tôn trọng và tình hữu ái giữa các dân tộc.
Bà Varin cũng đánh giá cao sự tham gia tích cực của Việt Nam tại hoạt động này. Mặc dù tham gia lần đầu, nhưng Việt Nam thực sự gây ấn tượng với các hoạt động nổi bật gồm giới thiệu văn hóa, du lịch và ẩm thực.
Bà cho biết làng Yebles rất vinh hạnh được đón tiếp Việt Nam tại sự kiện tiếp theo được tổ chức vào tháng 3-2019.
Theo ông Nguyễn Thành Vượng, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, Việt Nam tham gia ngày hội với 2 gian hàng trưng bày các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và giới thiệu ẩm thực.
Ngoài ra, nhiều sinh viên Việt Nam đã tham gia các tiết mục trình diễn áo dài truyền thống và trang phục “áo mớ ba mớ bảy.”
Bên cạnh đó, các nghệ sỹ thuộc Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đã biểu diễn bằng các nhạc cụ dân tộc, các tiết mục hòa tấu các bản nhạc của Việt Nam và Pháp.
Chương trình đã thực sự thu hút và nhận được sự tán thưởng của đại biểu các nước có mặt tại ngày hội.
Về phần mình, bà Amina Lefki thuộc hiệp hội “Algerie pour tous” cho biết hiệp hội đã tổ chức “chuyến đi vượt Địa Trung Hải” để đến ngôi làng Yebles vì tình yêu dành cho tiếng Pháp, ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi tại Algeria.
Hiệp hội mang đến ngày hội này các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của nhiều địa phương của Algeria nhằm giới thiệu những nét đặc trưng của các nghề truyền thống như nghề dệt, nghề gốm, nghệ thuật ẩm thực…
Theo bà, các hoạt động tổ chức nhân dịp này có ý nghĩa biểu tượng cao, thể hiện sự phong phú trong các hoạt động của cộng đồng Pháp ngữ, với mục tiêu là khám phá các nền văn hóa, chia sẻ các giá trị và phương pháp tư duy, đóng góp vào tình hữu nghị giữa các nước và các dân tộc sử dụng tiếng Pháp trên toàn thế giới./.
- Xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Kiên định đường lối đổi mới, đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới, hướng tới xây dựng đất nước phát triển nhanh và bền vững
- Cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững
- Bộ đội Biên phòng với các giải pháp đột phá để xây dựng “thế trận lòng dân” khu vực biên giới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Đổi mới tư duy pháp lý về an ninh mạng trong kỷ nguyên mới
-
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982: Bốn mươi năm vì hòa bình, phát triển bền vững biển và đại dương