Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hội kiến Chủ tịch Hạ viện Liên bang Myanmar Uyn Min
Tiếp tục chuyến thăm chính thức Cộng hòa Liên bang Myanmar, ngày 29-9, tại Trụ sở Hạ viện Myanmar, thủ đô Nay Pyi Taw, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã hội kiến với Chủ tịch Hạ viện Myanmar Uyn Min.
Chủ tịch Hạ viện Myanmar Uyn Min nhiệt liệt chào mừng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Myanmar; đồng thời chia sẻ về cơ cấu tổ chức cũng như chức năng nhiệm vụ của Hạ viện Liên bang Myanmar.
Thay mặt Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cảm ơn Chủ tịch Hạ viện Myanmar đã dành cho Đoàn sự đón tiếp nồng hậu, chu đáo và thắm tình hữu nghị. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết đây là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên trên cương vị Chủ tịch Quốc hội Việt Nam khóa XIV. Chuyến thăm lần này thể hiện quyết tâm của Quốc hội Việt Nam mong muốn củng cố, thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Myanmar nói chung và tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Myanmar nói riêng.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chúc mừng những kết quả tốt đẹp về mọi mặt của Myanmar thời gian gần đây như thúc đẩy hòa hợp dân tộc, giữ vững ổn định an ninh - chính trị, phát triển kinh tế và mở rộng quan hệ đối ngoại. Chúc mừng Ngài Uyn Min được Quốc hội Liên bang Myanmar tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch Hạ viện Myanmar, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá việc Myanmar đăng cai Đại hội đồng Liên nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (AIPA 37) thể hiện các nước khu vực tin tưởng và đánh giá cao vai trò và vị thế quốc tế ngày càng cao của Myanmar.
Chủ tịch Quốc hội cảm ơn sự ủng hộ và hợp tác của Myanmar trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của Việt Nam trước đây cũng như xây dựng phát triển đất nước hiện nay; khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Myanmar trong khuôn khổ hợp tác song phương và đa phương. Chủ tịch Quốc hội bày tỏ vui mừng về quan hệ chính trị gần gũi, tin cậy và những phát triển tích cực trong quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước thời gian qua. Hai bên duy trì các chuyến thăm và tiếp xúc giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước, đây là hoạt động hiệu quả để trao đổi kinh nghiệm, xây dựng niềm tin chính trị góp phần thiết thực củng cố và thúc đẩy mối quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Myanmar.
Chủ tịch Hạ viện Uyn Min cho biết Myanmar đang trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật. Myanmar xác định vấn đề này có tầm quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước cũng như hội nhập quốc tế, do đó mong muốn phối hợp chặt chẽ với Quốc hội Việt Nam trong công tác này. Đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, trong đó có lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thủy sản, Chủ tịch Hạ viện Uyn Min bày tỏ mong muốn Việt Nam chia sẻ những kinh nghiệm với Myanmar và trong lĩnh vực hợp tác này.
Chủ tịch Hạ viện Myanmar cho rằng, Việt Nam và Myanmar có nhiều điểm tương đồng: trong cơ cấu đại biểu Quốc hội Myanmar hiện nay có khoảng 22% đại biểu là phụ nữ, còn Quốc hội Việt Nam có tỷ lệ là 26,8%. Hai nước cũng có chung quan điểm trong nhiều vấn đề của khu vực, trong đó có ASEAN. Chủ tịch Hạ viện Myanmar mong muốn Quốc hội hai nước hợp tác nhiều hơn nữa để nâng cao vai trò của Quốc hội mỗi nước, góp phần tích cực thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các cơ quan lập pháp, cũng như củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Myanmar và Việt Nam.
Chủ tịch Hạ viện Myanmar đánh giá cao việc Quốc hội Myanmar và Quốc hội Việt Nam tiếp tục có sự hợp tác và phối hợp hành động chặt chẽ, có hiệu quả tại các diễn đàn liên nghị viện khu vực và quốc tế, nhất là trong khuôn khổ Liên minh Nghị viện Thế giới IPU, AIPA... ; đồng thời bày tỏ tin tưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam với những kinh nghiệm của mình sẽ có những đóng góp quan trọng trong khuôn khổ AIPA-37, góp phần vào sự thành công của Đại hội đồng Liên Nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á lần này tại thủ đô Nay Pyi Taw./.
Công bố kết quả điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2015  (29/09/2016)
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh làm việc tại tỉnh Ninh Thuận  (29/09/2016)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng thống Philippines  (29/09/2016)
Toàn văn Tuyên bố chung giữa hai nước Việt Nam - Philippines  (29/09/2016)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay