Thủ tướng làm việc với tỉnh Hà Nam
Báo cáo với Thủ tướng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam Nguyễn Xuân Đông cho biết 6 tháng đầu năm, kinh tế của tỉnh phát triển khá. Tổng sản phẩm trong tỉnh tăng 11%; thu ngân sách tăng 29%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 15,9%. Tỉnh thu hút được khoảng 25.000 tỷ đồng vốn đầu tư cả trong và ngoài nước, trong đó, số vốn trong nước tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ. Số tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới bình quân của tỉnh đến nay là 15,66 tiêu chí/xã, cao hơn 2,66 tiêu chí/xã so với bình quân chung cả nước.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo tỉnh, giải phóng mặt bằng còn khó khăn, thi công một số dự án chậm, nợ công còn lớn. Quản lý doanh nghiệp sau đăng ký thành lập, chấp thuận đầu tư, quản lý nhà nước trên lĩnh vực đất đai, khoáng sản, xử lý xe quá trọng tải còn hạn chế. Ô nhiễm môi trường, đặc biệt là vùng Tây sông Đáy còn bức xúc.
Lãnh đạo tỉnh cũng báo cáo, cơn bão số 1 vừa qua đổ bộ trực tiếp vào tỉnh, gây nhiều thiệt hại, làm chết 1 người, thiệt hại về trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lĩnh vực khác khoảng 360 tỷ đồng.
Tại cuộc làm việc, tỉnh Hà Nam có một số kiến nghị, đề xuất cụ thể như kiến nghị Trung ương quan tâm có cơ chế tạo nguồn lực đầu tư để các trường đại học thuộc diện quy hoạch di dời ở Hà Nội và các bệnh viện tuyến trung ương về đầu tư tại Khu Đại học Nam Cao và Khu Trung tâm y tế chất lượng cao Hà Nam, bổ sung nguồn hỗ trợ cho dự án tu bổ đê Hữu Hồng, dự án khu du lịch trọng điểm Tam Chúc,…
Trên cơ sở thực tiễn và đề xuất của tỉnh Hà Nam, các bộ, ngành đánh giá cao Hà Nam đã xác định hướng đi khá rõ nét, phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ, đồng thời gợi ý tỉnh thúc đẩy phát triển mạng lưới du lịch gắn với dịch vụ nghỉ dưỡng, phát triển các trung tâm dịch vụ y tế kết hợp nghỉ dưỡng, coi đó là thế mạnh kinh tế, tạo nguồn thu; thúc đẩy phát triển giáo dục, đào tạo; đẩy mạnh thực hiện các dự án giao thông kết nối liên tỉnh. Tỉnh cũng nên thu hút các ngành công nghiệp công nghệ cao. Bộ Y tế cho biết cũng đang có chủ trương phối hợp với tỉnh xây dựng một số khu trung tâm dịch vụ y tế, khu nghiên cứu, chế biến dược liệu,…
Phát biểu tại cuộc làm việc, Thủ tướng đánh giá cao kết quả phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua của Hà Nam, là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao nhất đồng bằng Bắc Bộ. Cho rằng Hà Nam có 2 mặt thuận lợi là dân trí cao, nằm trong vùng Thủ đô, Thủ tướng nhấn mạnh đây là điều kiện để tỉnh phát triển mạnh mẽ, toàn diện.
Về mặt khó khăn, Thủ tướng cho rằng Hà Nam vẫn là tỉnh nghèo, vẫn nhận trợ cấp từ ngân sách Trung ương. “Tôi hy vọng lần sau về đây, tỉnh có thể công bố hoàn toàn tự túc được ngân sách và còn có thể đóng góp cho ngân sách trung ương”, Thủ tướng bày tỏ.
Thủ tướng gợi mở một số định hướng đối với sự phát triển của Hà Nam thời gian tới, trong đó lưu ý tỉnh làm tốt công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch,...
Phát triển nhanh nhưng cần quan tâm góc độ phát triển bền vững, bảo vệ môi trường. Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, đất đai, nhất là khai thác đá, cát sỏi, sản xuất xi-măng…
Tỉnh cần xã hội hóa mạnh mẽ các nguồn lực, đa dạng hình thức đầu tư, chứ không chỉ dựa vào vốn nhà nước. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực, công tác dạy nghề, tạo việc làm cho người lao động; cải cách thủ tục hành chính, cần có bộ máy hành chính tốt, cán bộ tốt để phục vụ phát triển.
Về một số đề xuất cụ thể của tỉnh, Thủ tướng nhất trí về chủ trương, giao các bộ, ngành liên quan xem xét, giải quyết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Đối với dự án tu bổ đê Hữu Hồng và một số tuyến kè mỏ, kè lát mái thuộc đê Hữu Hồng, Thủ tướng yêu cầu tỉnh xem xét, rà soát, đánh giá lại toàn bộ hiện trạng tuyến đê, lựa chọn những vị trí xung yếu, mất an toàn, có khả năng ảnh hưởng lớn đến an toàn của toàn bộ hệ thống đê trong mùa mưa bão để tiến hành sửa chữa nâng cấp kịp thời; căn cứ nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ cho tỉnh giai đoạn 2016 - 2020, nguồn ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện.
*Trước đó, Thủ tướng đã thăm khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao An Phú Hưng, huyện Lý Nhân, một trong số những công trình chịu nhiều ảnh hưởng cơn bão số 1 vừa qua. Thủ tướng cũng đi kiểm tra công tác thi công cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức.
Đây là 2 trong 5 cơ sở bệnh viện tuyến trung ương và tuyến cuối đạt tiêu chuẩn quốc tế được bắt đầu xây dựng từ cuối năm 2015 với tổng vốn đầu tư gần 10.000 tỷ đồng sẽ đi vào hoạt động sau một năm rưỡi nữa theo kế hoạch để giảm quá tải cho cơ sở chính ở Hà Nội.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Bộ Y tế cũng như các nhà thầu cần phải bảo đảm cả tiến độ lẫn chất lượng của công trình, “vì đây là tiền thuế, là mồ hôi công sức của nhân dân dành dụm, chắt chiu”.
Thủ tướng cũng yêu cầu lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức cần triển khai ngay và phải dành nhiều thời gian, công sức để đào tạo các y, bác sĩ cho 2 cơ sở bệnh viện này./.
Điện mừng Thủ tướng Nepal  (06/08/2016)
Thủ tướng yêu cầu ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ ở Lào Cai  (05/08/2016)
Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng chống sốt xuất huyết  (05/08/2016)
Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết năm học 2015-2016 và triển khai nhiệm vụ năm học 2016-2017  (05/08/2016)
Cảnh báo lũ quét khẩn cấp trên các sông tại khu vực Bắc Bộ  (05/08/2016)
Đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn đầu tư công thúc đẩy tăng trưởng  (05/08/2016)
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên