Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng chống sốt xuất huyết
22:29, ngày 05-08-2016
Dịch bệnh sốt xuất huyết đang có nhiều diễn biến phức tạp tại các nước trên thế giới. Ở Việt Nam, sốt xuất huyết xảy ra tại 48 tỉnh, thành phố trong cả nước. Tính từ đầu năm 2016 đến nay, cả nước ghi nhận 49.049 trường hợp, trong đó có 17 trường hợp tử vong.
So với cùng kỳ năm 2015 số mắc tăng cao và có nguy cơ lan rộng, tập trung tại một số tỉnh, thành phố khu vực miền Nam, miền Trung, Tây Nguyên như Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên, Đà Nẵng, Đồng Tháp, Hồ Chí Minh, Bình Phước, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông (tại khu vực Tây Nguyên số mắc chiếm khoảng 50% tổng số mắc của cả nước).
Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi truyền, bệnh lưu hành ở hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước, thường gặp ở trẻ em.
Đến nay, sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh, biện pháp dự phòng chủ yếu là diệt muỗi, diệt loăng quăng (bọ gậy) và phòng chống muỗi đốt.
Nguyên nhân của sự gia tăng dịch bệnh sốt xuất huyết thời gian qua là do hiện tượng El Nino, thời tiết diễn biến phức tạp, nhiệt độ tăng dẫn đến hạn hán, các địa phương tích trữ nước nhiều mà không được xử lý, tạo điều kiện thuận lợi cho loăng quăng (bọ gậy) phát triển, thêm vào đó, ở một số khu vực trước đây không lưu hành sốt xuất huyết (khu vực Tây Nguyên) nên khả năng miễn dịch thấp, dẫn đến dễ mắc bệnh.
Nhằm chủ động kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh sốt xuất huyết, Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện số 1388/CĐ-TTg, yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cấp chính quyền và các sở, ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền, vận động người dân triển khai quyết liệt chiến dịch diệt loăng quăng (bọ gậy) trên địa bàn, diệt muỗi bằng các biện pháp truyền thống và phun hóa chất, đặc biệt tại các công trường xây dựng, các dụng cụ chứa nước, khu vực tập trung dân cư; yêu cầu người dân khi có dấu hiệu của bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị kịp thời, không tự ý điều trị tại nhà.
Các tỉnh chỉ đạo Sở Y tế giám sát chặt chẽ tình hình, phát hiện sớm, cấp cứu điều trị kịp thời người bệnh, hạn chế thấp nhất trường hợp tử vong, xử lý triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các địa phương chỉ đạo quyết liệt và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các địa phương về giám sát, phát hiện, xử lý ổ dịch, các biện pháp dự phòng và phác đồ điều trị bệnh sốt xuất huyết; tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế về công tác chẩn đoán, điều trị; bảo đảm đủ phương tiện, vật tư, trang thiết bị, sẵn sàng tổ chức thu dung cấp cứu, điều trị kịp thời, hạn chế thấp nhất trường hợp tử vong.
Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân và các cơ quan thông tấn báo chí phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế tuyên truyền, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết; tình hình dịch bệnh và các biện pháp phát hiện sớm dịch bệnh để người dân tích cực, chủ động thực hiện phòng, chống dịch, đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị khi vừa có dấu hiệu mắc bệnh.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo huy động giáo viên, học sinh, sinh viên các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trường đại học, cao đẳng tham gia tích cực vào chiến dịch diệt muỗi, diệt loăng quăng (bọ gậy) tại gia đình và cộng đồng theo hướng dẫn của ngành Y tế. Bộ Tài chính bảo đảm đủ kinh phí phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết của ngành Y tế.
Trước tình hình trên, Bộ Y tế cũng đã đề nghị các tỉnh, thành phố triển khai mạnh mẽ chiến dịch diệt loăng quăng (bọ gậy); tập trung chỉ đạo, huy động các ban, ngành, đoàn thể vận động người dân tham gia dọn các vật dụng phế thải như lốp xe, vỏ hộp, gáo dừa, chai lọ để loại bỏ nơi sản sinh của muỗi. Người dân phải đậy kín các dụng cụ chứa nước mưa, nước sinh hoạt, thường xuyên thay nước bình hoa để muỗi không vào đẻ trứng, thả cá vào các dụng cụ chứa nước...
Ngành y tế giám sát, phát hiện sớm các trường hợp bệnh để tiến hành xử lý ổ dịch kịp thời; phun hóa chất diệt muỗi tại ổ dịch đúng kỹ thuật 2-3 lần cách nhau 1 tuần để xử lý triệt để các ổ dịch; đảm bảo 100% hộ gia đình, các tầng, các phòng trong nhà được phun hóa chất theo chỉ định của ngành y tế.
Các cơ sở y tế tổ chức tốt việc thu dung điều trị cho bệnh nhân, điều trị đúng phác đồ, hạn chế tối đa trường hợp tử vong do bệnh sốt xuất huyết; đồng thời thực hiện tốt việc phân loại bệnh nhân, phân tuyến điều trị, tránh hiện tượng bệnh nhân đến bệnh viện muộn không được cấp cứu kịp thời.
Ngành y tế tổ chức tập huấn về công tác giám sát bệnh nhân, kỹ thuật phun hóa chất, xử lý ổ dịch, kỹ năng truyền thông cho cán bộ y tế, cộng tác viên ; tập huấn phác đồ điều trị, cấp cứu bệnh nhân cho cán bộ làm công tác điều trị bao gồm cả hệ thống y tế tư nhân tại tất cả các tuyến./.
Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi truyền, bệnh lưu hành ở hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước, thường gặp ở trẻ em.
Đến nay, sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh, biện pháp dự phòng chủ yếu là diệt muỗi, diệt loăng quăng (bọ gậy) và phòng chống muỗi đốt.
Nguyên nhân của sự gia tăng dịch bệnh sốt xuất huyết thời gian qua là do hiện tượng El Nino, thời tiết diễn biến phức tạp, nhiệt độ tăng dẫn đến hạn hán, các địa phương tích trữ nước nhiều mà không được xử lý, tạo điều kiện thuận lợi cho loăng quăng (bọ gậy) phát triển, thêm vào đó, ở một số khu vực trước đây không lưu hành sốt xuất huyết (khu vực Tây Nguyên) nên khả năng miễn dịch thấp, dẫn đến dễ mắc bệnh.
Nhằm chủ động kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh sốt xuất huyết, Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện số 1388/CĐ-TTg, yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cấp chính quyền và các sở, ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền, vận động người dân triển khai quyết liệt chiến dịch diệt loăng quăng (bọ gậy) trên địa bàn, diệt muỗi bằng các biện pháp truyền thống và phun hóa chất, đặc biệt tại các công trường xây dựng, các dụng cụ chứa nước, khu vực tập trung dân cư; yêu cầu người dân khi có dấu hiệu của bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị kịp thời, không tự ý điều trị tại nhà.
Các tỉnh chỉ đạo Sở Y tế giám sát chặt chẽ tình hình, phát hiện sớm, cấp cứu điều trị kịp thời người bệnh, hạn chế thấp nhất trường hợp tử vong, xử lý triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các địa phương chỉ đạo quyết liệt và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các địa phương về giám sát, phát hiện, xử lý ổ dịch, các biện pháp dự phòng và phác đồ điều trị bệnh sốt xuất huyết; tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế về công tác chẩn đoán, điều trị; bảo đảm đủ phương tiện, vật tư, trang thiết bị, sẵn sàng tổ chức thu dung cấp cứu, điều trị kịp thời, hạn chế thấp nhất trường hợp tử vong.
Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân và các cơ quan thông tấn báo chí phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế tuyên truyền, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết; tình hình dịch bệnh và các biện pháp phát hiện sớm dịch bệnh để người dân tích cực, chủ động thực hiện phòng, chống dịch, đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị khi vừa có dấu hiệu mắc bệnh.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo huy động giáo viên, học sinh, sinh viên các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trường đại học, cao đẳng tham gia tích cực vào chiến dịch diệt muỗi, diệt loăng quăng (bọ gậy) tại gia đình và cộng đồng theo hướng dẫn của ngành Y tế. Bộ Tài chính bảo đảm đủ kinh phí phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết của ngành Y tế.
Trước tình hình trên, Bộ Y tế cũng đã đề nghị các tỉnh, thành phố triển khai mạnh mẽ chiến dịch diệt loăng quăng (bọ gậy); tập trung chỉ đạo, huy động các ban, ngành, đoàn thể vận động người dân tham gia dọn các vật dụng phế thải như lốp xe, vỏ hộp, gáo dừa, chai lọ để loại bỏ nơi sản sinh của muỗi. Người dân phải đậy kín các dụng cụ chứa nước mưa, nước sinh hoạt, thường xuyên thay nước bình hoa để muỗi không vào đẻ trứng, thả cá vào các dụng cụ chứa nước...
Ngành y tế giám sát, phát hiện sớm các trường hợp bệnh để tiến hành xử lý ổ dịch kịp thời; phun hóa chất diệt muỗi tại ổ dịch đúng kỹ thuật 2-3 lần cách nhau 1 tuần để xử lý triệt để các ổ dịch; đảm bảo 100% hộ gia đình, các tầng, các phòng trong nhà được phun hóa chất theo chỉ định của ngành y tế.
Các cơ sở y tế tổ chức tốt việc thu dung điều trị cho bệnh nhân, điều trị đúng phác đồ, hạn chế tối đa trường hợp tử vong do bệnh sốt xuất huyết; đồng thời thực hiện tốt việc phân loại bệnh nhân, phân tuyến điều trị, tránh hiện tượng bệnh nhân đến bệnh viện muộn không được cấp cứu kịp thời.
Ngành y tế tổ chức tập huấn về công tác giám sát bệnh nhân, kỹ thuật phun hóa chất, xử lý ổ dịch, kỹ năng truyền thông cho cán bộ y tế, cộng tác viên ; tập huấn phác đồ điều trị, cấp cứu bệnh nhân cho cán bộ làm công tác điều trị bao gồm cả hệ thống y tế tư nhân tại tất cả các tuyến./.
Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết năm học 2015-2016 và triển khai nhiệm vụ năm học 2016-2017  (05/08/2016)
Cảnh báo lũ quét khẩn cấp trên các sông tại khu vực Bắc Bộ  (05/08/2016)
Đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn đầu tư công thúc đẩy tăng trưởng  (05/08/2016)
Chủ tịch Quốc hội tiếp tục hoạt động tiếp xúc cử tri tại Cần Thơ  (05/08/2016)
Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường gắn bó với cử tri để có những quyết định hợp lòng dân  (05/08/2016)
Tỉnh Lào Cai tập trung toàn lực để khắc phục hậu quả mưa lũ  (05/08/2016)
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên