Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường gắn bó với cử tri để có những quyết định hợp lòng dân
21:16, ngày 05-08-2016
TCCSĐT - Sau 03 ngày làm việc, chiều 05-8-2016, Kỳ họp lần thứ 2 của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khóa IX đã bế mạc. Qua đó, có rất nhiều vấn đề cử tri mong muốn các cơ quan chức năng cần quyết liệt trong công tác chỉ đạo và đề ra chế tài mạnh mẽ hơn để xử lý dứt điểm những bức xúc, góp phần xây dựng bộ mặt của thành phố mang tên Bác xứng đáng với kỳ vọng của nhân dân.
Cứ mưa là ngập; xe dù, bến cóc vẫn ngang nhiên hoạt động
Đó là một trong nhiều vấn đề đã làm “nóng” các phiên chất vấn của cử tri đối với lãnh đạo các cơ quan chức năng của Thành phố Hồ Chí Minh tại Kỳ họp. Trong đó, nhiều đại biểu cho biết, người dân đang rất bức xúc về một số dự án chống ngập trên địa bàn Thành phố, nhất là dự án chống ngập đường Kinh Dương Vương thuộc quận Bình Tân. Bởi vì, trong thời gian qua đoạn đường Kinh Dương Vương, khu vực từ mũi tàu Phú Lâm đến vòng xoay An Lạc (quận Bình Tân) dài khoảng 3,5km, mặt đường ngổn ngang, xen lẫn là rào chắn chia cắt con đường thành nhiều khúc, khiến xe cộ lưu thông rất khó khăn; mặt đường chỗ thấp chỗ cao, đất cát vương vãi khắp nơi; hai bên vỉa hè hàng loạt hố ga, bồn trồng cây xây cao hơn mặt đường cũ 1,2 mét nằm chỏng chơ không có rào chắn, rất nguy hiểm cho người tham gia lưu thông.
Vì thế, đại biểu Trần Văn Thuận bức xúc: “Căn cứ vào cơ sở nào mà Trung tâm Chống ngập điều hành chương trình chống ngập Thành phố lại đề xuất cao độ đường Kinh Dương Vương là 2 mét? Giờ đây, đoạn đường này mỗi lần cứ mưa là ngập, đi lại hết sức khó khăn”. Cùng quan tâm vấn đề này, đại biểu Nguyễn Văn Đại khẳng định, quá trình nâng đường ở khu vực này đã gây bức xúc cho 593 hộ dân sinh sống tại đây. Trong khi đó, đích thân đồng chí Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố đã đi khảo sát, sau đó có chỉ đạo các ngành liên quan khẩn trương nghiên cứu giảm cao độ cũng như lập phương án, chính sách hỗ trợ cho người dân. Vậy tiến độ những việc này đã tiến hành tới đâu, khi nào hoàn thành, trong khi Thành phố đang bước vào mùa mưa, và mỗi khi mưa là khu vực này lại bị ngập?
Trả lời bức xúc của cử tri và các đại biểu, đồng chí Bùi Xuân Cường, Giám đốc Sở Giao thông vận tải cho rằng, việc triển khai dự án nâng cấp đường Kinh Dương Vương là một bài học sâu sắc về việc thực hiện các dự án trong khu dân cư hiện hữu. Tiếp đó, đồng chí Bùi Xuân Cường chia sẻ, để triển khai dự án này, các cơ quan chức năng đã tiến hành xin ý kiến và đều có sự thống nhất về thiết kế, có giám sát, lấy ý kiến phản biện của nhà khoa học và người dân đó là cốt đường 1.71 mét, tim đường là 2 mét. Thế nhưng, do triển khai chậm, mất tới 3 năm cho công tác chuẩn bị bố trí vốn, thiết kế kỹ thuật, ngoài ra việc lấy ý kiến người dân cũng chưa kỹ, do đó đã gây nên bức xúc cho người dân. Với trách nhiệm của mình, Sở Giao thông vận tải đã và đang cố gắng với tinh thần "bảo đảm hoàn thành sớm nhất, nhanh ngày nào cho người dân đỡ khổ ngày nấy". Đối với phương án hỗ trợ cho người dân thì Ủy ban nhân dân quận Bình Tân đã có báo cáo, đề xuất.
Đối với tình trạng xe dù bến cóc gây mất an toàn cho người tham gia giao thông, đại biểu Nguyễn Thị Tố Trâm khẳng định, đây là vấn đề diễn ra nhiều năm nay nhưng Thành phố chưa có những giải pháp triệt để. Đại biểu này cho rằng dù các cơ quan chức năng đã vào cuộc, nhưng sau mỗi đợt ra quân rầm rộ thì lại đâu vào đó, ví dụ như bến xe ở đường Vĩnh Viễn, đường Lê Hồng Phong, đường Đinh Bộ Lĩnh,… vẫn diễn ra tình trạng đón khách công khai mà chưa thấy xử lý triệt để.
Tại phiên chất vấn, đồng chí Bùi Xuân Cường thừa nhận có tình trạng xe dù bến cóc đang diễn ra như phản ánh của các đại biểu. Và, đây là vướng mắc của công tác quản lý chưa rõ ràng, và do các doanh nghiệp có nhiều chiêu đối phó như cho khách lên xe nhưng không bán vé hoặc trá hình bằng hợp đồng du lịch. Để giải quyết vấn đề này, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Thành phố khẳng định, quan điểm xuyên xuốt của Sở trong xử lý xe dù, bến cóc là kiên quyết và không dung túng, không bao che và quyết tâm xử lý dứt điểm tình trạng này trong tháng 8-2016.
Thực phẩm không an toàn - nỗi lo thường trực
Đây cũng là vấn đề được nhiều đại biểu bày tỏ sự lo lắng, bất an và bức xúc và đề nghị các cơ quan chức năng phải đưa ra giải pháp mạnh mẽ hơn nữa để loại bỏ triệt để tình này này. Bởi vì, nếu không quản lý tốt an toàn thực phẩm như hiện nay thì nhiều nguy cơ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe hiện tại mà còn cả tới thế hệ sau.
Với sự lo lắng, bất an về tình trạng này, đại biểu Nguyễn Mạnh Trí thẳng thắn đặt vấn đề: Thực phẩm chúng ta ăn uống hằng ngày không chỉ ngâm hóa chất độc hại, mà còn sử dụng chất tăng trọng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm. Các cơ quan chức năng biết, vậy tại sao chưa xử lý dứt điểm. Đáng nói là, vừa qua đã có tình trạng vận chuyển hàng tấn thịt bẩn vào Thành phố, khi phát hiện lại không xử lý được vì không làm rõ được ai gửi, ai nhận. Cũng bức xúc vấn đề này, đại biểu Nguyễn Thị Nga đặt nghi vấn, phải chăng các cơ quan chức năng chưa có giải pháp mạnh tay để xử lý?
Chia sẻ với những bức xúc của đại biểu, đồng chí Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế cho biết thời gian qua các cơ quan chức năng đã có nhiều biện pháp trong việc bảo đảm an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm. Đơn cử là, đã thành lập 712 đoàn kiểm tra thanh tra và phát hiện hơn 8.000 sai phạm, sau đó Sở đã đăng công khai tên của những cơ sở vi phạm đều được đăng trên website. Tiếp đó, thông tin do Giám đốc Sở Y tế đưa ra làm tất cả các đại biểu đều phải giật mình là bất an, đó là hiện nay trên địa bàn Thành phố có hơn 20.800 cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố, nhưng qua kiểm tra, đánh giá thì chỉ có 53% đạt chất lượng, còn 47% không đạt chất lượng. Đồng chí Nguyễn Tấn Bỉnh thừa nhận, dù các cơ quan chức năng đã, đang ráo riết triển khai nhiều biện pháp, nhưng công tác đảm bảo vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm chưa đáp ứng được mong đợi của người dân.
Ngoài ra, nhiều vấn đề còn được đưa ra đó là vấn đề dạy thêm, học thêm, chất lượng của ngành giáo dục. Và, ngành Giáo dục của Thành phố sẽ có bước chuẩn bị, thực hiện như thế nào trước yêu cầu cấm dạy thêm học thêm trong nhà trường, bắt đầu từ đầu năm học sắp tới? Dự kiến, vấn đề này sẽ được tiếp tục trong kỳ họp cuối năm nay, sau khi thực hiện chủ trương vài tháng, khi năm học mới sẽ bắt đầu trong tháng 9 sắp tới.
Gắn bó với cử tri để có những quyết định hợp lòng dân
Đó là yêu cầu và chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tại phiên bế mạc Kỳ họp thứ 2 khóa IX. Theo đó, đồng chí Nguyễn Thị Quyết Tâm nhấn mạnh: Từ sau kỳ họp này, Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố sẽ tổ chức các phiên giải trình nhằm giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh, những kiến nghị, bức xúc của người dân, đồng thời tăng cường tổ chức các phiên giám sát tại kỳ họp đối với những vấn đề chậm thực hiện; tiếp tục duy trì các diễn đàn “Lắng nghe và trao đổi”, “Đối thoại cùng chính quyền Thành phố” nhằm phát huy mối liên hệ giữa chính quyền và người dân.
Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh lưu ý và đề nghị: Thành phố còn nhiều khó khăn, cần có những đột phá để phát triển vươn lên, người dân còn những việc bức xúc mong chờ được giải quyết. Vì vậy, các sở, ngành cần tích cực tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố giải quyết những vấn đề Hội đồng nhân dân Thành phố kiến nghị qua giám sát, tập trung giải quyết đơn thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân, quan tâm đến các trường hợp còn nhiều khó khăn, thời gian giải quyết kéo dài. Bên cạnh đó, Hội đồng nhân dân Thành phố sẽ luôn đổi mới, năng động, sáng tạo, tiếp tục thực hiện phương châm “Gắn bó với cử tri để có những quyết định hợp lòng dân” đóng góp tích cực cho việc xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đô thị văn minh, hiện đại, nghĩa tình và có chất lượng sống tốt./.
Đó là một trong nhiều vấn đề đã làm “nóng” các phiên chất vấn của cử tri đối với lãnh đạo các cơ quan chức năng của Thành phố Hồ Chí Minh tại Kỳ họp. Trong đó, nhiều đại biểu cho biết, người dân đang rất bức xúc về một số dự án chống ngập trên địa bàn Thành phố, nhất là dự án chống ngập đường Kinh Dương Vương thuộc quận Bình Tân. Bởi vì, trong thời gian qua đoạn đường Kinh Dương Vương, khu vực từ mũi tàu Phú Lâm đến vòng xoay An Lạc (quận Bình Tân) dài khoảng 3,5km, mặt đường ngổn ngang, xen lẫn là rào chắn chia cắt con đường thành nhiều khúc, khiến xe cộ lưu thông rất khó khăn; mặt đường chỗ thấp chỗ cao, đất cát vương vãi khắp nơi; hai bên vỉa hè hàng loạt hố ga, bồn trồng cây xây cao hơn mặt đường cũ 1,2 mét nằm chỏng chơ không có rào chắn, rất nguy hiểm cho người tham gia lưu thông.
Vì thế, đại biểu Trần Văn Thuận bức xúc: “Căn cứ vào cơ sở nào mà Trung tâm Chống ngập điều hành chương trình chống ngập Thành phố lại đề xuất cao độ đường Kinh Dương Vương là 2 mét? Giờ đây, đoạn đường này mỗi lần cứ mưa là ngập, đi lại hết sức khó khăn”. Cùng quan tâm vấn đề này, đại biểu Nguyễn Văn Đại khẳng định, quá trình nâng đường ở khu vực này đã gây bức xúc cho 593 hộ dân sinh sống tại đây. Trong khi đó, đích thân đồng chí Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố đã đi khảo sát, sau đó có chỉ đạo các ngành liên quan khẩn trương nghiên cứu giảm cao độ cũng như lập phương án, chính sách hỗ trợ cho người dân. Vậy tiến độ những việc này đã tiến hành tới đâu, khi nào hoàn thành, trong khi Thành phố đang bước vào mùa mưa, và mỗi khi mưa là khu vực này lại bị ngập?
Trả lời bức xúc của cử tri và các đại biểu, đồng chí Bùi Xuân Cường, Giám đốc Sở Giao thông vận tải cho rằng, việc triển khai dự án nâng cấp đường Kinh Dương Vương là một bài học sâu sắc về việc thực hiện các dự án trong khu dân cư hiện hữu. Tiếp đó, đồng chí Bùi Xuân Cường chia sẻ, để triển khai dự án này, các cơ quan chức năng đã tiến hành xin ý kiến và đều có sự thống nhất về thiết kế, có giám sát, lấy ý kiến phản biện của nhà khoa học và người dân đó là cốt đường 1.71 mét, tim đường là 2 mét. Thế nhưng, do triển khai chậm, mất tới 3 năm cho công tác chuẩn bị bố trí vốn, thiết kế kỹ thuật, ngoài ra việc lấy ý kiến người dân cũng chưa kỹ, do đó đã gây nên bức xúc cho người dân. Với trách nhiệm của mình, Sở Giao thông vận tải đã và đang cố gắng với tinh thần "bảo đảm hoàn thành sớm nhất, nhanh ngày nào cho người dân đỡ khổ ngày nấy". Đối với phương án hỗ trợ cho người dân thì Ủy ban nhân dân quận Bình Tân đã có báo cáo, đề xuất.
Đối với tình trạng xe dù bến cóc gây mất an toàn cho người tham gia giao thông, đại biểu Nguyễn Thị Tố Trâm khẳng định, đây là vấn đề diễn ra nhiều năm nay nhưng Thành phố chưa có những giải pháp triệt để. Đại biểu này cho rằng dù các cơ quan chức năng đã vào cuộc, nhưng sau mỗi đợt ra quân rầm rộ thì lại đâu vào đó, ví dụ như bến xe ở đường Vĩnh Viễn, đường Lê Hồng Phong, đường Đinh Bộ Lĩnh,… vẫn diễn ra tình trạng đón khách công khai mà chưa thấy xử lý triệt để.
Tại phiên chất vấn, đồng chí Bùi Xuân Cường thừa nhận có tình trạng xe dù bến cóc đang diễn ra như phản ánh của các đại biểu. Và, đây là vướng mắc của công tác quản lý chưa rõ ràng, và do các doanh nghiệp có nhiều chiêu đối phó như cho khách lên xe nhưng không bán vé hoặc trá hình bằng hợp đồng du lịch. Để giải quyết vấn đề này, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Thành phố khẳng định, quan điểm xuyên xuốt của Sở trong xử lý xe dù, bến cóc là kiên quyết và không dung túng, không bao che và quyết tâm xử lý dứt điểm tình trạng này trong tháng 8-2016.
Thực phẩm không an toàn - nỗi lo thường trực
Đây cũng là vấn đề được nhiều đại biểu bày tỏ sự lo lắng, bất an và bức xúc và đề nghị các cơ quan chức năng phải đưa ra giải pháp mạnh mẽ hơn nữa để loại bỏ triệt để tình này này. Bởi vì, nếu không quản lý tốt an toàn thực phẩm như hiện nay thì nhiều nguy cơ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe hiện tại mà còn cả tới thế hệ sau.
Với sự lo lắng, bất an về tình trạng này, đại biểu Nguyễn Mạnh Trí thẳng thắn đặt vấn đề: Thực phẩm chúng ta ăn uống hằng ngày không chỉ ngâm hóa chất độc hại, mà còn sử dụng chất tăng trọng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm. Các cơ quan chức năng biết, vậy tại sao chưa xử lý dứt điểm. Đáng nói là, vừa qua đã có tình trạng vận chuyển hàng tấn thịt bẩn vào Thành phố, khi phát hiện lại không xử lý được vì không làm rõ được ai gửi, ai nhận. Cũng bức xúc vấn đề này, đại biểu Nguyễn Thị Nga đặt nghi vấn, phải chăng các cơ quan chức năng chưa có giải pháp mạnh tay để xử lý?
Chia sẻ với những bức xúc của đại biểu, đồng chí Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế cho biết thời gian qua các cơ quan chức năng đã có nhiều biện pháp trong việc bảo đảm an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm. Đơn cử là, đã thành lập 712 đoàn kiểm tra thanh tra và phát hiện hơn 8.000 sai phạm, sau đó Sở đã đăng công khai tên của những cơ sở vi phạm đều được đăng trên website. Tiếp đó, thông tin do Giám đốc Sở Y tế đưa ra làm tất cả các đại biểu đều phải giật mình là bất an, đó là hiện nay trên địa bàn Thành phố có hơn 20.800 cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố, nhưng qua kiểm tra, đánh giá thì chỉ có 53% đạt chất lượng, còn 47% không đạt chất lượng. Đồng chí Nguyễn Tấn Bỉnh thừa nhận, dù các cơ quan chức năng đã, đang ráo riết triển khai nhiều biện pháp, nhưng công tác đảm bảo vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm chưa đáp ứng được mong đợi của người dân.
Ngoài ra, nhiều vấn đề còn được đưa ra đó là vấn đề dạy thêm, học thêm, chất lượng của ngành giáo dục. Và, ngành Giáo dục của Thành phố sẽ có bước chuẩn bị, thực hiện như thế nào trước yêu cầu cấm dạy thêm học thêm trong nhà trường, bắt đầu từ đầu năm học sắp tới? Dự kiến, vấn đề này sẽ được tiếp tục trong kỳ họp cuối năm nay, sau khi thực hiện chủ trương vài tháng, khi năm học mới sẽ bắt đầu trong tháng 9 sắp tới.
Gắn bó với cử tri để có những quyết định hợp lòng dân
Đó là yêu cầu và chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tại phiên bế mạc Kỳ họp thứ 2 khóa IX. Theo đó, đồng chí Nguyễn Thị Quyết Tâm nhấn mạnh: Từ sau kỳ họp này, Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố sẽ tổ chức các phiên giải trình nhằm giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh, những kiến nghị, bức xúc của người dân, đồng thời tăng cường tổ chức các phiên giám sát tại kỳ họp đối với những vấn đề chậm thực hiện; tiếp tục duy trì các diễn đàn “Lắng nghe và trao đổi”, “Đối thoại cùng chính quyền Thành phố” nhằm phát huy mối liên hệ giữa chính quyền và người dân.
Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh lưu ý và đề nghị: Thành phố còn nhiều khó khăn, cần có những đột phá để phát triển vươn lên, người dân còn những việc bức xúc mong chờ được giải quyết. Vì vậy, các sở, ngành cần tích cực tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố giải quyết những vấn đề Hội đồng nhân dân Thành phố kiến nghị qua giám sát, tập trung giải quyết đơn thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân, quan tâm đến các trường hợp còn nhiều khó khăn, thời gian giải quyết kéo dài. Bên cạnh đó, Hội đồng nhân dân Thành phố sẽ luôn đổi mới, năng động, sáng tạo, tiếp tục thực hiện phương châm “Gắn bó với cử tri để có những quyết định hợp lòng dân” đóng góp tích cực cho việc xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đô thị văn minh, hiện đại, nghĩa tình và có chất lượng sống tốt./.
Tỉnh Lào Cai tập trung toàn lực để khắc phục hậu quả mưa lũ  (05/08/2016)
Các quốc gia Đông Á nỗ lực thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực  (05/08/2016)
Đồng chí Võ Văn Thưởng: Kiên quyết ngăn chặn nạn xuất bản, in, phát hành trái phép, vi phạm tác quyền  (05/08/2016)
Kỷ niệm 86 năm Ngày Tạp chí Cộng sản ra số đầu  (05/08/2016)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay