Đồng chí Võ Văn Thưởng: Kiên quyết ngăn chặn nạn xuất bản, in, phát hành trái phép, vi phạm tác quyền
21:10, ngày 05-08-2016
TCCSĐT - Ngày 05-8-2016, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông Tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 42 CT/TW, ngày 25/8/2004 của Ban Bí thư “Về nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản”.
Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương tham dự và chỉ đạo Hội nghị.
Báo cáo tại Hội nghị, đồng chí Phạm Văn Linh, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết, sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW là ngành xuất bản đã phục vụ hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, ổn định hệ thống tổ chức, có bước phát triển mới về năng lực hoạt động, thích ứng tốt hơn với cơ chế thị trường, bước đầu đáp ứng nhu cầu đọc của các tầng lớp nhân dân, tiếp tục khẳng định vị thế là một lĩnh vực tư tưởng- văn hóa quan trọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, là một bộ phận của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong 10 năm qua, dù chịu nhiều tác động tiêu cực của tình hình kinh tế, các chỉ số phát triển về đầu sách, bản sách vẫn cơ bản duy trì được tốc độ tăng trưởng (khoảng 4%/năm), trong đó riêng năm 2015, toàn ngành đã xuất bản 29.000 đầu sách, trên 369 triệu bản, đạt 4,1 bản sách/đầu người/năm.
Theo đồng chí Phạm Văn Linh, những năm qua các đơn vị phát hành sách Trung ương và địa phương đã có sự phối hợp chặt chẽ hơn với các nhà xuất bản, thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu. Bởi vậy, chất lượng sách được nâng cao, nhất là sách lý luận chính trị phục vụ kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm theo từng năm, các lễ kỷ niệm lớn của Đảng, dân tộc. Sách pháp luật đã góp phần tích cực vào việc phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho mọi đối tượng trong xã hội. Sách giáo khoa - công nghệ đã đi vào được một số lĩnh vực quan trọng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Sách văn hóa, văn học, nghệ thuật tiếp tục có bước phát triển mới, mở rộng cả về phạm vi, thể loại. Sách cho thanh thiếu niên, nhi đồng có bước phát triển mạnh, phong phú về đề tài, hấp dẫn về nội dung, phù hợp với nhu cầu của nhiều lứa tuổi. Đặc biệt, hệ thống tổ chức các nhà xuất bản được giữ vững, ổn định.
Số nhà xuất bản thuộc các trường đại học tăng nhanh, đáp ứng yêu cầu xuất bản sách, tài liệu phục vụ đào tạo. Trong lĩnh vực in, cũng có sự chuyển biến nhanh về quy mô, số lượng. Tốc độ tăng trưởng bình quân 8-10%/năm. Năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm in được cải thiện, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng. Trung bình mỗi năm, lực lượng phát hành sách đã phát hành khoảng 300 triệu bản sách, góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phục vụ tốt hơn các nhiệm vụ chính trị, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước.
Trong phần trao đổi, thảo luận tại Hội nghị, ý kiến của các đại biểu đã thẳng thắn nhìn nhận: Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động xuất bản trong thời gian qua cũng bộc lộ những hạn chế, như: năm 2015 chỉ có 33/61 nhà xuất bản (chiếm 55%) đủ điều kiện hoạt động theo quy định pháp luật. Lĩnh vực in phát triển nhanh nhưng thiếu bền vững, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp. Lĩnh vực phát hành, mạng lưới phát hành sách phát triển mất cân đối nghiêm trọng. Trên 90% tổng lượng hàng hóa trên thị trường cả nước tập trung ở các thành phố, đô thị lớn. Theo đó, các đại biểu kiến nghị cần sớm ban hành chiến lược sách quốc gia nhằm định hướng rõ những đặt hàng của các ban ngành, đoàn thể, xã hội về các thể loại sách, sau đó định hướng cho cộng đồng. Ngoài ra, cần rà soát toàn bộ chính sách liên quan đến hoạt động xuất bản, nhằm hỗ trợ nhiều hơn nữa cho hoạt động của các nhà xuất bản.
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Võ Văn Thưởng đã đánh giá cao những kết quả đạt được của hoạt động xuất bản trong 10 năm qua, đồng chí Võ Văn Thưởng cho rằng: Hoạt động xuất bản đã có nhiều chuyển biến tích cực với đội ngũ người làm công tác xuất bản ngày càng lớn mạnh; trình độ chuyên môn, trình độ chính trị của đội ngũ này ngày càng cao, thích ứng tốt hơn với thị trường, đáp ứng yêu cầu xã hội. Bên cạnh đó, đồng chí Võ Văn Thưởng đã chỉ rõ những bất cập tồn tại đã được Ban Bí thư đề cập trong Chỉ thị 42 suốt 10 năm qua nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết triệt để.
Cụ thể là, chỉ tiêu số lượng sách chỉ dừng ở mức trên dưới 4 bản sách/người/năm trong khi chỉ tiêu là 6 bản sách/người/năm; tình trạng thương mại hóa, chạy theo lợi ích kinh tế thuần túy chưa bị đẩy lùi. Tệ nạn in lậu xảy ra khá phổ biến chưa được ngăn chặn hiệu quả. Mạng lưới phát hành còn chưa đến được nhiều vùng sâu, xa... Nhiều đơn vị hoạt động xuất bản không chú trọng chiến lược phát triển bền vững, vẫn còn nếp nghĩ cách ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước theo tư duy bao cấp.
Trước những tồn tại hạn chế đó, đồng chí Võ Văn Thưởng yêu cầu Bộ Thông tin và truyền thông, các cơ quan chủ quản nhà xuất bản nhanh chóng rà soát, sắp xếp lại hệ thống các nhà xuất bản hiện có, kiên quyết giải thể những nhà xuất bản hoạt động thiếu hiệu quả; đồng thời chủ động nghiên cứu hoàn thiện cơ chế, chính sách cho doanh nghiệp nhà xuất bản. Đồng thời, mỗi đơn vị trong ngành xuất bản nỗ lực triển khai các nhóm giải pháp trong Chỉ thị 42 nhằm nâng cao chất lượng chính trị, khoa học, giáo dục, văn hóa của xuất bản phẩm. Kiên quyết ngăn chặn nạn xuất bản, in, phát hành trái phép, vi phạm tác quyền. Theo đó, phát triển mạnh hơn nữa mạng lưới phát hành sách ở vùng nông thôn, vùng sâu, xa.
Mặt khác, mỗi đơn vị xuất bản cần tập trung xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ; tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chỉ đạo quản lý, Hội xuất bản Việt Nam, Hiệp hội In Việt Nam với các cơ quan chủ quản nhà xuất bản, các đơn vị in và phát hành. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả 5 nhóm nhiệm vụ và 6 nhóm giải pháp của Chỉ thị 42 CT/TW của Ban Bí thư về “Về nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản”./.
Báo cáo tại Hội nghị, đồng chí Phạm Văn Linh, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết, sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW là ngành xuất bản đã phục vụ hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, ổn định hệ thống tổ chức, có bước phát triển mới về năng lực hoạt động, thích ứng tốt hơn với cơ chế thị trường, bước đầu đáp ứng nhu cầu đọc của các tầng lớp nhân dân, tiếp tục khẳng định vị thế là một lĩnh vực tư tưởng- văn hóa quan trọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, là một bộ phận của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong 10 năm qua, dù chịu nhiều tác động tiêu cực của tình hình kinh tế, các chỉ số phát triển về đầu sách, bản sách vẫn cơ bản duy trì được tốc độ tăng trưởng (khoảng 4%/năm), trong đó riêng năm 2015, toàn ngành đã xuất bản 29.000 đầu sách, trên 369 triệu bản, đạt 4,1 bản sách/đầu người/năm.
Theo đồng chí Phạm Văn Linh, những năm qua các đơn vị phát hành sách Trung ương và địa phương đã có sự phối hợp chặt chẽ hơn với các nhà xuất bản, thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu. Bởi vậy, chất lượng sách được nâng cao, nhất là sách lý luận chính trị phục vụ kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm theo từng năm, các lễ kỷ niệm lớn của Đảng, dân tộc. Sách pháp luật đã góp phần tích cực vào việc phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho mọi đối tượng trong xã hội. Sách giáo khoa - công nghệ đã đi vào được một số lĩnh vực quan trọng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Sách văn hóa, văn học, nghệ thuật tiếp tục có bước phát triển mới, mở rộng cả về phạm vi, thể loại. Sách cho thanh thiếu niên, nhi đồng có bước phát triển mạnh, phong phú về đề tài, hấp dẫn về nội dung, phù hợp với nhu cầu của nhiều lứa tuổi. Đặc biệt, hệ thống tổ chức các nhà xuất bản được giữ vững, ổn định.
Số nhà xuất bản thuộc các trường đại học tăng nhanh, đáp ứng yêu cầu xuất bản sách, tài liệu phục vụ đào tạo. Trong lĩnh vực in, cũng có sự chuyển biến nhanh về quy mô, số lượng. Tốc độ tăng trưởng bình quân 8-10%/năm. Năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm in được cải thiện, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng. Trung bình mỗi năm, lực lượng phát hành sách đã phát hành khoảng 300 triệu bản sách, góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phục vụ tốt hơn các nhiệm vụ chính trị, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước.
Trong phần trao đổi, thảo luận tại Hội nghị, ý kiến của các đại biểu đã thẳng thắn nhìn nhận: Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động xuất bản trong thời gian qua cũng bộc lộ những hạn chế, như: năm 2015 chỉ có 33/61 nhà xuất bản (chiếm 55%) đủ điều kiện hoạt động theo quy định pháp luật. Lĩnh vực in phát triển nhanh nhưng thiếu bền vững, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp. Lĩnh vực phát hành, mạng lưới phát hành sách phát triển mất cân đối nghiêm trọng. Trên 90% tổng lượng hàng hóa trên thị trường cả nước tập trung ở các thành phố, đô thị lớn. Theo đó, các đại biểu kiến nghị cần sớm ban hành chiến lược sách quốc gia nhằm định hướng rõ những đặt hàng của các ban ngành, đoàn thể, xã hội về các thể loại sách, sau đó định hướng cho cộng đồng. Ngoài ra, cần rà soát toàn bộ chính sách liên quan đến hoạt động xuất bản, nhằm hỗ trợ nhiều hơn nữa cho hoạt động của các nhà xuất bản.
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Võ Văn Thưởng đã đánh giá cao những kết quả đạt được của hoạt động xuất bản trong 10 năm qua, đồng chí Võ Văn Thưởng cho rằng: Hoạt động xuất bản đã có nhiều chuyển biến tích cực với đội ngũ người làm công tác xuất bản ngày càng lớn mạnh; trình độ chuyên môn, trình độ chính trị của đội ngũ này ngày càng cao, thích ứng tốt hơn với thị trường, đáp ứng yêu cầu xã hội. Bên cạnh đó, đồng chí Võ Văn Thưởng đã chỉ rõ những bất cập tồn tại đã được Ban Bí thư đề cập trong Chỉ thị 42 suốt 10 năm qua nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết triệt để.
Cụ thể là, chỉ tiêu số lượng sách chỉ dừng ở mức trên dưới 4 bản sách/người/năm trong khi chỉ tiêu là 6 bản sách/người/năm; tình trạng thương mại hóa, chạy theo lợi ích kinh tế thuần túy chưa bị đẩy lùi. Tệ nạn in lậu xảy ra khá phổ biến chưa được ngăn chặn hiệu quả. Mạng lưới phát hành còn chưa đến được nhiều vùng sâu, xa... Nhiều đơn vị hoạt động xuất bản không chú trọng chiến lược phát triển bền vững, vẫn còn nếp nghĩ cách ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước theo tư duy bao cấp.
Trước những tồn tại hạn chế đó, đồng chí Võ Văn Thưởng yêu cầu Bộ Thông tin và truyền thông, các cơ quan chủ quản nhà xuất bản nhanh chóng rà soát, sắp xếp lại hệ thống các nhà xuất bản hiện có, kiên quyết giải thể những nhà xuất bản hoạt động thiếu hiệu quả; đồng thời chủ động nghiên cứu hoàn thiện cơ chế, chính sách cho doanh nghiệp nhà xuất bản. Đồng thời, mỗi đơn vị trong ngành xuất bản nỗ lực triển khai các nhóm giải pháp trong Chỉ thị 42 nhằm nâng cao chất lượng chính trị, khoa học, giáo dục, văn hóa của xuất bản phẩm. Kiên quyết ngăn chặn nạn xuất bản, in, phát hành trái phép, vi phạm tác quyền. Theo đó, phát triển mạnh hơn nữa mạng lưới phát hành sách ở vùng nông thôn, vùng sâu, xa.
Mặt khác, mỗi đơn vị xuất bản cần tập trung xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ; tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chỉ đạo quản lý, Hội xuất bản Việt Nam, Hiệp hội In Việt Nam với các cơ quan chủ quản nhà xuất bản, các đơn vị in và phát hành. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả 5 nhóm nhiệm vụ và 6 nhóm giải pháp của Chỉ thị 42 CT/TW của Ban Bí thư về “Về nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản”./.
Kỷ niệm 86 năm Ngày Tạp chí Cộng sản ra số đầu  (05/08/2016)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên