Tăng cường khối đoàn kết các tôn giáo là tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc
Chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo là “ Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân”. Công dân có tín ngưỡng, tôn giáo hay không có tín ngưỡng, tôn giáo đều là công dân Việt Nam, có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau.
Trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc, đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo đã cùng đồng bào cả nước viết nên những trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Ngày nay trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng bào các tôn giáo đã đoàn kết cùng đồng bào cả nước hợp thành khối đại đoàn kết vững chắc thực hiện ước nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh là đoàn kết xây dựng đất nước để nước ta “sánh vai với các cường quốc năm châu”. Về những đóng góp tích cực của giáo dân và các tổ chức tôn giáo, Đảng ta nhận định: Nhìn chung các tổ chức tôn giáo đã xây dựng đường hướng hành đạo, hoạt động theo pháp luật; các tôn giáo được Nhà nước công nhận hoạt động theo hướng gắn bó với dân tộc, tập hợp đông đảo tín đồ trong khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng cuộc sống tốt đời, đẹp đạo, góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước. Nhận định trên cũng là sự ghi nhận những thành tựu quan trọng của công tác tôn giáo trong thời gian qua, đồng thời chỉ ra yêu cầu cơ bản, nội dung cốt lõi của công tác giải quyết vấn đề tôn giáo ở nước ta trong giai đoạn mới của cách mạng.
Các tổ chức tôn giáo đã xây dựng đường hướng hành đạo, hoạt động theo pháp luật; các tôn giáo được Nhà nước công nhận hoạt động theo hướng gắn bó với dân tộc, tập hợp đông đảo tín đồ trong khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng cuộc sống “Tốt đời, đẹp đạo”, góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước.
Để củng cố, tăng cường đoàn kết các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân trong điều kiện mới, công tác tôn giáo có nhiều vấn đề phải làm như Đảng ta đã chỉ ra tại Hội nghị Trung ương 7 (khoá IX). Bài viết đề cập đến một số vấn đề chủ yếu liên quan trực tiếp với việc tăng cường đoàn kết toàn dân với những nội dung sau:
Một là, phát huy mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của tôn giáo; thống nhất quan điểm tương đồng làm cơ sở để củng cố tăng cường khối đại đoàn kết. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới; tôn giáo với bản chất và chức năng của mình có khả năng nhất định trong việc tạo ra sự liên kết xã hội chặt chẽ, củng cố, tăng cường tính cộng đồng. Sự cố kết, gắn bó của các tín đồ theo cùng một đạo là một trong những đặc trưng nổi bật của tôn giáo. Mặt tích cực đó cần được phát huy và có chính sách đúng đắn hướng sự cố kết cộng đồng và khả năng liên kết xã hội của tôn giáo vào xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Tuy nhiên, cần hết sức lưu ý, sự cố kết cộng đồng trong một tôn giáo của các tín đồ cũng dễ dẫn đến nguy cơ chia rẽ, cục bộ, có thể làm rạn nứt xã hội, thậm chí dẫn đến mâu thuẫn giữa các tôn giáo, giữa người theo đạo với người không theo đạo, dễ bị kẻ xấu lợi dụng phá hoại khối đại đoàn kết, làm suy yếu sức mạnh quốc gia. Đảng ta nhận định: Tình hình hoạt động tôn giáo còn có những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố có thể gây mất ổn định. Vì vậy, giải quyết vấn đề tôn giáo phải tăng cường được khối đại đoàn kết toàn dân, không để xảy ra tình trạng sự cố kết cộng đồng trong một tôn giáo nhưng lại dẫn đến sự biệt lập, ảnh hưởng xấu đến đoàn kết toàn dân tộc.
Hai là, phát huy tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm của đồng bào theo đạo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng bào theo đạo có lòng yêu nước thiết tha, từng gắn bó với sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đóng góp xứng đáng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Truyền thống tốt đẹp ấy cần phải được phát huy hơn nữa. Tình yêu quê hương, đất nước đã thấm sâu vào con tim của mỗi tín đồ. Làm thế nào để khơi dậy, đánh thức tình cảm thiêng liêng ấy và phát huy, nâng lên tầm cao mới, với những nội dung mới, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới là vấn đề lớn mà công tác tôn giáo phải đặc biệt quan tâm và có biện pháp phù hợp. Vấn đề giáo dục tình yêu quê hương, đất nước gắn với tình yêu chế độ xã hội chủ nghĩa của đồng bào các tôn giáo, làm cho các chức sắc và tín đồ tôn giáo thực sự hòa nhập và đóng góp ngày càng nhiều hơn cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc phải là một nội dung chủ yếu của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng ở vùng tôn giáo hiện nay.
Ba là, tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, xây dựng cuộc sống mới “Tốt đời, đẹp đạo” trong quần chúng tín đồ, chức sắc, nhà tu hành. “Tốt đời, đẹp đạo” là thực hiện tốt những yêu cầu của một tín đồ đối với tôn giáo mà mình theo, không để kẻ xấu lợi dụng phá hoại cách mạng; đồng thời phải thực hiện tốt trách nhiệm của công dân đối với đất nước. Người tín đồ của tôn giáo đồng thời phải là người công dân tích cực của đất nước trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Giáo dục làm cho quần chúng tín đồ, các chức sắc tôn giáo nhận thức sâu sắc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm, nghĩa vụ của chính bản thân họ; động viên đồng bào đóng góp sức người, sức của nhiều hơn cho sự nghiệp cách mạng. Chừng nào các tín đồ tôn giáo còn đứng ngoài cuộc, thờ ơ, thiếu trách nhiệm với đất nước, còn coi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ của chính quyền, của những người không theo tôn giáo, thì chừng đó còn tạo kẽ hở cho sự chia rẽ, phá hoại của các thế lực thù địch, và khi đó cần đẩy mạnh hơn nữa công tác giáo dục, tuyên truyền truyền thống yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất của Tổ quốc, làm sao cho các tôn giáo gắn bó với dân tộc, với đất nước và chủ nghĩa xã hội, hăng hái thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bốn là, các thế lực thù địch luôn coi tôn giáo là vấn đề quan trọng trong chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng Việt Nam. Chúng tuyên truyền, kích động nhằm chia rẽ quần chúng theo đạo với quần chúng không theo đạo, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân và cơ sở chính trị - xã hội của đất nước. Chúng ra sức lợi dụng vấn đề tôn giáo, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, công khai chống phá cách mạng Việt Nam, chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta. Những vấn đề về dân tộc và tôn giáo ở Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, việc truyền đạo trái phép ở trong các vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Bắc cùng với những “bản điều trần về tình hình tôn giáo ở Việt Nam” là âm mưu của các thế lực thù địch tạo cớ để chia rẽ khối đại đoàn kết. Tuy nhiên, vấn đề tôn giáo là vấn đề phức tạp và nhạy cảm. Cho nên quá trình giải quyết và xử lý vấn đề tôn giáo không được chủ quan, nóng vội, giản đơn. Trong mọi trường hợp cần phân biệt rõ đâu là vấn đề thuộc về tín ngưỡng, tâm linh, đâu là vấn đề bị kẻ thù lợi dụng để có thái độ rõ ràng và cách xử lý đúng. Mọi sự sơ suất, chủ quan, nóng vội hoặc giản đơn trong xử lý vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo đều có thể dẫn đến nguy cơ chia rẽ làm rạn nứt khối đoàn kết toàn dân tộc, làm suy yếu sức mạnh quốc gia.
Nước Mỹ đã gặp may!  (29/10/2008)
Sức ép giảm giá hàng hoá trên diện rộng  (29/10/2008)
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm thành phố Xanh Pê-téc-bua  (29/10/2008)
Thay đổi tiêu chí tập trung kinh tế  (29/10/2008)
Xuất khẩu nông, thủy sản có dấu hiệu suy giảm  (29/10/2008)
Phá âm mưu ám sát ứng viên Tổng thống B.Ô-ba-ma  (29/10/2008)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên