Xuất khẩu nông, thủy sản có dấu hiệu suy giảm
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 10 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu hàng nông-lâm-thủy sản vẫn tăng trưởng mạnh nhưng đã bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu cho thấy, xuất khẩu nhóm hàng này đang đứng trước nguy cơ suy giảm.
Kim ngạch xuất khẩu nông-lâm-thủy sản trong 10 tháng qua đạt 13,6 tỉ USD, tăng 25,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tổng số 11 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỉ USD, có 5 mặt hàng thuộc nhóm này là thủy sản, gạo, gỗ và sản phẩm gỗ, cà phê và cao su. Đây cũng là những mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp.
Tuy nhiên, con số của riêng tháng 10 đang cho thấy xu hướng sụt giảm của nhóm hàng này. Với xấp xỉ 1,4 tỉ USD, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng 10, dù vẫn tăng 25,6% so với cùng kỳ năm 2007, nhưng đã giảm khoảng 7% so với tháng trước.
Có thể thấy rất rõ qua sự giảm giá đáng kể của nhiều mặt hàng nông sản chủ lực do tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới như gạo giảm xuống mức bình quân 587 USD/tấn so với mức xấp xỉ 800 USD của tháng trước, hạt điều giảm xuống còn 5.400 USD/tấn so với 6.5000 USD hồi đầu tháng 8, hạt tiêu cũng giảm khoảng 20% - 25%.
Nhiều nông sản đang vào mùa thu hoạch, hứa hẹn nguồn cung dồi dào như cà phê, hay gạo kéo giá nông sản giảm mạnh trong thời gian gần đây.
Theo dự báo của các chuyên gia, giá gạo thế giới vẫn ở trong xu hướng giảm và nhu cầu nhập khẩu của các nước cũng ở mức thấp, gây khó khăn cho việc ký hợp đồng mới. Đây cũng là nguyên nhân khiến giá lúa hè thu các tỉnh đồng bằng Cửu Long đang tiếp tục sụt giảm.
Tính đến nay, Việt Nam đã ký được hợp đồng xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo. Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, cho rằng giá nông sản rất nhạy cảm, tăng hoặc giảm rất nhanh khi nguồn cung thay đổi. Các mặt hàng nông sản tiêu dùng nói chung hiện vẫn còn nhiều cơ hội mở rộng thị trường vì còn nhiều quốc gia sản xuất không đủ, phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu thiết yếu.
Trong bối cảnh này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã khuyến cáo người dân và doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản xuất khẩu để tăng khả năng cạnh tranh, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu để tránh phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống./.
Phá âm mưu ám sát ứng viên Tổng thống B.Ô-ba-ma  (29/10/2008)
Bầu cử Mỹ: G.Mắc-kên thu hẹp khoảng cách với B.Ô-ba-ma  (29/10/2008)
Chân trời mới trong quan hệ kinh tế Việt - Nga  (29/10/2008)
Thông cáo số 10 Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XII  (29/10/2008)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay