Đề xuất ý kiến Thủ tướng Chính phủ hàng quý báo cáo trước nhân dân
22:10, ngày 20-01-2015
Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 34, chiều 20-01-2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về các vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi).
Báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội về các vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật Phan Trung Lý cho biết tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi).
Về cơ bản, các vị đại biểu Quốc hội đều nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật và tán thành nhiều nội dung của dự thảo Luật. Bên cạnh đó, các vị đại biểu Quốc hội đã góp nhiều ý kiến về các điều, khoản của dự thảo Luật.
Ngay sau kỳ họp, Thường trực Ủy ban Pháp luật đã phối hợp với cơ quan soạn thảo và những cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội.
Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội góp ý về các vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau như phạm vi điều chỉnh và kết cấu của dự thảo Luật; cơ cấu tổ chức của Chính phủ; nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ...
Thảo luận về cơ cấu tổ chức của Chính phủ, một số ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với quy định như trong dự thảo Luật và đề nghị không ghi rõ số lượng, tên gọi của các bộ, cơ quan ngang bộ trong dự thảo Luật. Tuy nhiên, một số ý kiến khác đề nghị cần xác định cụ thể số lượng và tên gọi của các bộ, cơ quan ngang bộ ngay trong Luật; thành lập Bộ Bình đẳng giới hoặc Bộ Phụ nữ, gia đình và trẻ em...
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) cần quy định cụ thể hơn về cơ cấu tổ chức của Chính phủ.
Góp ý nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, đa số ý kiến đề nghị tiếp tục hoàn thiện thêm các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Chính phủ theo hướng cụ thể hóa những nội dung quy định tại Điều 96 Hiến pháp để bảo đảm tính thống nhất với quy định của Hiến pháp, tương tự như Luật tổ chức Quốc hội và chặt chẽ về kỹ thuật lập pháp.
Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho rằng, dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) chưa nêu bật được nội hàm của nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ, do đó cần quy định rõ hơn.
Về nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ, qua thảo luận, một số ý kiến đề nghị cần quy định rõ trong dự thảo về địa vị pháp lý của Thủ tướng Chính phủ trong bộ máy nhà nước. Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghị quy định cụ thể hơn trong dự thảo trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ; quy định mỗi quý một lần, Thủ tướng Chính phủ báo cáo trước nhân dân thông qua phương tiện thông tin đại chúng, phương tiện nào thì do Chính phủ quyết định.
Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước đề nghị dự án Luật cần làm rõ hơn nữa vai trò của Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ trong thực thi nhiệm vụ của mình.
Thảo luận về Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, một số ý kiến đề nghị quy định rõ về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ để xác định vai trò, trách nhiệm của cá nhân hay tập thể. Một số ý kiến khác đề nghị bổ sung vào dự thảo quy định về trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ.
Liên quan đến số lượng Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thường trực Ủy ban pháp luật đề nghị xác định số lượng tối đa theo nguyên tắc đối với các bộ đặc thù như Bộ Quốc phòng, Bộ Công an là 6; các bộ, cơ quan ngang bộ khác là 4; đối với số lượng cấp phó của đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ tối đa là 3.
Vấn đề này, theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cấp bộ không quá 5 Thứ trưởng, Tổng cục không quá 3 phó, cục không quá 2 phó, Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh không quá 2 phó, Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh không quá 4 phó, cấp huyện 2 hoặc 3.
Tiếp thu những ý kiến đóng góp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình đề nghị cần giữ nguyên quy định một Chương riêng về mối quan hệ của Chính phủ với các thiết chế khác.
Cũng trong phiên họp chiều 20-01-2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật an toàn, vệ sinh lao động. Qua thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí cao với Tờ trình và Báo cáo tiếp thu, giải trình của Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội về các vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Theo Chương trình làm việc, dự kiến sáng 21-01-2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 132 (IPU-132) tại Hà Nội vào tháng 3-2015; việc điều chỉnh địa bàn kiêm nhiệm của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam./.
Về cơ bản, các vị đại biểu Quốc hội đều nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật và tán thành nhiều nội dung của dự thảo Luật. Bên cạnh đó, các vị đại biểu Quốc hội đã góp nhiều ý kiến về các điều, khoản của dự thảo Luật.
Ngay sau kỳ họp, Thường trực Ủy ban Pháp luật đã phối hợp với cơ quan soạn thảo và những cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội.
Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội góp ý về các vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau như phạm vi điều chỉnh và kết cấu của dự thảo Luật; cơ cấu tổ chức của Chính phủ; nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ...
Thảo luận về cơ cấu tổ chức của Chính phủ, một số ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với quy định như trong dự thảo Luật và đề nghị không ghi rõ số lượng, tên gọi của các bộ, cơ quan ngang bộ trong dự thảo Luật. Tuy nhiên, một số ý kiến khác đề nghị cần xác định cụ thể số lượng và tên gọi của các bộ, cơ quan ngang bộ ngay trong Luật; thành lập Bộ Bình đẳng giới hoặc Bộ Phụ nữ, gia đình và trẻ em...
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) cần quy định cụ thể hơn về cơ cấu tổ chức của Chính phủ.
Góp ý nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, đa số ý kiến đề nghị tiếp tục hoàn thiện thêm các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Chính phủ theo hướng cụ thể hóa những nội dung quy định tại Điều 96 Hiến pháp để bảo đảm tính thống nhất với quy định của Hiến pháp, tương tự như Luật tổ chức Quốc hội và chặt chẽ về kỹ thuật lập pháp.
Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho rằng, dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) chưa nêu bật được nội hàm của nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ, do đó cần quy định rõ hơn.
Về nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ, qua thảo luận, một số ý kiến đề nghị cần quy định rõ trong dự thảo về địa vị pháp lý của Thủ tướng Chính phủ trong bộ máy nhà nước. Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghị quy định cụ thể hơn trong dự thảo trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ; quy định mỗi quý một lần, Thủ tướng Chính phủ báo cáo trước nhân dân thông qua phương tiện thông tin đại chúng, phương tiện nào thì do Chính phủ quyết định.
Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước đề nghị dự án Luật cần làm rõ hơn nữa vai trò của Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ trong thực thi nhiệm vụ của mình.
Thảo luận về Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, một số ý kiến đề nghị quy định rõ về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ để xác định vai trò, trách nhiệm của cá nhân hay tập thể. Một số ý kiến khác đề nghị bổ sung vào dự thảo quy định về trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ.
Liên quan đến số lượng Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thường trực Ủy ban pháp luật đề nghị xác định số lượng tối đa theo nguyên tắc đối với các bộ đặc thù như Bộ Quốc phòng, Bộ Công an là 6; các bộ, cơ quan ngang bộ khác là 4; đối với số lượng cấp phó của đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ tối đa là 3.
Vấn đề này, theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cấp bộ không quá 5 Thứ trưởng, Tổng cục không quá 3 phó, cục không quá 2 phó, Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh không quá 2 phó, Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh không quá 4 phó, cấp huyện 2 hoặc 3.
Tiếp thu những ý kiến đóng góp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình đề nghị cần giữ nguyên quy định một Chương riêng về mối quan hệ của Chính phủ với các thiết chế khác.
Cũng trong phiên họp chiều 20-01-2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật an toàn, vệ sinh lao động. Qua thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí cao với Tờ trình và Báo cáo tiếp thu, giải trình của Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội về các vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Theo Chương trình làm việc, dự kiến sáng 21-01-2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 132 (IPU-132) tại Hà Nội vào tháng 3-2015; việc điều chỉnh địa bàn kiêm nhiệm của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam./.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khảo sát các mô hình xây dựng nông thôn mới tại Tuyên Quang  (20/01/2015)
Đại hội Công đoàn Tạp chí Cộng sản nhiệm kỳ 2015 - 2020  (20/01/2015)
Binh chủng Tăng - Thiết giáp tổ chức hội nghị tổng kết công tác huấn luyện - đào tạo năm 2014  (20/01/2015)
Ủy ban Thường vụ Quốc hội tập trung cho ý kiến về 3 nội dung lớn của dự thảo Luật tổ chức chính quyền địa phương  (20/01/2015)
Thương mại Việt Nam - Ấn Độ hướng đến mục tiêu 15 tỷ USD vào năm 2020  (20/01/2015)
UNICEF và UNESCO: Thế giới có 63 triệu trẻ em bị thất học  (20/01/2015)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam