Thương mại Việt Nam - Ấn Độ hướng đến mục tiêu 15 tỷ USD vào năm 2020
15:50, ngày 20-01-2015
Việt Nam và Ấn Độ đã thống nhất sẽ tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược trong thời gian tới, thông qua các biện pháp đẩy mạnh hợp tác để khai thác tiềm năng và lợi thế, tận dụng tối đa các cơ chế hợp tác song phương và đa phương sẵn có nhằm nâng kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt 7 tỷ USD vào năm 2015 và 15 tỷ USD vào năm 2020.
Tại kỳ họp Tiểu ban hỗn hợp Việt Nam-Ấn Độ lần thứ 2 diễn ra vào ngày 20-01, tại Hà Nội, hai bên nhất trí thúc đẩy hợp tác trong các vấn đề về cung cấp thông tin, tiếp cận thị trường; hạn chế xóa bỏ các rào cản thương mại; các hoạt động xúc tiến thương mại; tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư; hợp tác trong các lĩnh vực dầu khí, năng lượng, dệt may...
Cùng với đó, hai bên cũng thống nhất sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ và tăng cường hợp tác trong khuôn khổ ASEAN - Ấn Độ, thúc đẩy việc đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Đặc biệt là sẽ thành lập Trung tâm Thương mại và đầu tư ASEAN - Ấn Độ.
Tại kỳ họp này, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp, Thương mại Ấn Độ Rajeev Kher khẳng định Việt Nam tiếp tục là trụ cột trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ.
Trong khi đại điện phía Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng cũng ghi nhận những chuyển biến tích cực của quan hệ song phương những năm qua, đồng thời bày tỏ mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước.
Theo thống kê của Vụ thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công Thương), kim ngạch trao đổi thương mại giữa hai nước tăng từ 2 tỷ USD năm 2009 lên 5,2 tỷ năm 2013 (tăng 2,6 lần).
Tính đến hết tháng 11-2014, tổng kim ngạch thương mại song phương đạt 5,15 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 2,27 tỷ USD tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2013 và nhập khẩu đạt 2,88 tỷ USD, tăng 12,5%.
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Ấn Độ gồm điện thoại di động, máy móc thiết bị và phụ tùng; máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; càphê, cao su tự nhiên, hạt tiêu, phương tiện vận tải và phụ tùng, hóa chất, chất dẻo nguyên liệu và sản phẩm, quặng và khoáng sản, hạt điều, gỗ và sản phẩm gỗ, sản phẩm dệt may, sợi vải, quế...
Ngoài ra, các mặt hàng nhập khẩu chính từ Ấn Độ gồm thủy sản, bông, máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng, dược phẩm, sắt thép các loại, ngô...
Riêng về đầu tư, đến nay Ấn Độ đã có 84 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 258 triệu USD. Trong đó, đầu tư của Ấn Độ tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực dầu khí, khai khoáng, công nghiệp chế biến, chế tạo, chế biến nông sản và thực phẩm./.
Cùng với đó, hai bên cũng thống nhất sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ và tăng cường hợp tác trong khuôn khổ ASEAN - Ấn Độ, thúc đẩy việc đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Đặc biệt là sẽ thành lập Trung tâm Thương mại và đầu tư ASEAN - Ấn Độ.
Tại kỳ họp này, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp, Thương mại Ấn Độ Rajeev Kher khẳng định Việt Nam tiếp tục là trụ cột trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ.
Trong khi đại điện phía Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng cũng ghi nhận những chuyển biến tích cực của quan hệ song phương những năm qua, đồng thời bày tỏ mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước.
Theo thống kê của Vụ thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công Thương), kim ngạch trao đổi thương mại giữa hai nước tăng từ 2 tỷ USD năm 2009 lên 5,2 tỷ năm 2013 (tăng 2,6 lần).
Tính đến hết tháng 11-2014, tổng kim ngạch thương mại song phương đạt 5,15 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 2,27 tỷ USD tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2013 và nhập khẩu đạt 2,88 tỷ USD, tăng 12,5%.
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Ấn Độ gồm điện thoại di động, máy móc thiết bị và phụ tùng; máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; càphê, cao su tự nhiên, hạt tiêu, phương tiện vận tải và phụ tùng, hóa chất, chất dẻo nguyên liệu và sản phẩm, quặng và khoáng sản, hạt điều, gỗ và sản phẩm gỗ, sản phẩm dệt may, sợi vải, quế...
Ngoài ra, các mặt hàng nhập khẩu chính từ Ấn Độ gồm thủy sản, bông, máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng, dược phẩm, sắt thép các loại, ngô...
Riêng về đầu tư, đến nay Ấn Độ đã có 84 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 258 triệu USD. Trong đó, đầu tư của Ấn Độ tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực dầu khí, khai khoáng, công nghiệp chế biến, chế tạo, chế biến nông sản và thực phẩm./.
UNICEF và UNESCO: Thế giới có 63 triệu trẻ em bị thất học  (20/01/2015)
IMF hạ dự báo triển vọng kinh tế thế giới năm 2015 - 2016  (20/01/2015)
IMF hạ dự báo triển vọng kinh tế thế giới năm 2015 - 2016  (20/01/2015)
Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam - Lào tăng cường hợp tác  (20/01/2015)
Kinh tế Mỹ La-tinh và Caribe tăng trưởng vừa phải năm 2015  (20/01/2015)
Kinh tế Mỹ La-tinh và Caribe tăng trưởng vừa phải năm 2015  (20/01/2015)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên