Quốc hội thông qua việc vẫn lấy phiếu tín nhiệm theo ba mức
22:30, ngày 28-11-2014
Chiều 28-11, với 405 đại biểu tán thành (chiếm 81,49% tổng số đại biểu Quốc hội) Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 35/2012/QH13 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Quốc hội, Hội đồng nhân dân tổ chức lấy phiếu tín nhiệm một lần trong mỗi nhiệm kỳ vào kỳ họp thường lệ cuối năm thứ ba của nhiệm kỳ.
Nghị quyết cũng thể hiện rõ: “Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín. Trên phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của những người được lấy phiếu tín nhiệm, các mức độ: “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm”, “tín nhiệm thấp”.
Theo Báo cáo tiếp thu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngoài việc khắc phục những hạn chế của cơ chế lấy phiếu tín nhiệm hằng năm theo quy định hiện hành, quy định thời điểm lấy phiếu mới còn có thuận lợi là sẽ kết nối kết quả lấy phiếu tín nhiệm với việc xem xét, đánh giá cán bộ giữa nhiệm kỳ của các tổ chức Đảng, làm cơ sở cho việc quy hoạch, chuẩn bị nhân sự cho khóa tiếp theo.
Quy định Quốc hội, hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm một lần/nhiệm kỳ còn tạo sự đồng bộ với quy định về thời hạn và thời điểm tổ chức lấy phiếu tín nhiệm trong cả hệ thống chính trị theo tinh thần kết luận tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 9 (khóa XI).
Nghị quyết sửa đổi cũng bổ sung nội dung kê khai tài sản, thu nhập cá nhân của người được lấy phiếu tín nhiệm. Hệ quả đối với người không được tín nhiệm cũng đã được chỉnh lý. Theo đó, người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân đánh giá “tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức.
Quốc hội cũng đã tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng; thông qua Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn và Nghị quyết về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông với đa số các đại biểu tán thành./.
Nghị quyết cũng thể hiện rõ: “Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín. Trên phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của những người được lấy phiếu tín nhiệm, các mức độ: “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm”, “tín nhiệm thấp”.
Theo Báo cáo tiếp thu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngoài việc khắc phục những hạn chế của cơ chế lấy phiếu tín nhiệm hằng năm theo quy định hiện hành, quy định thời điểm lấy phiếu mới còn có thuận lợi là sẽ kết nối kết quả lấy phiếu tín nhiệm với việc xem xét, đánh giá cán bộ giữa nhiệm kỳ của các tổ chức Đảng, làm cơ sở cho việc quy hoạch, chuẩn bị nhân sự cho khóa tiếp theo.
Quy định Quốc hội, hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm một lần/nhiệm kỳ còn tạo sự đồng bộ với quy định về thời hạn và thời điểm tổ chức lấy phiếu tín nhiệm trong cả hệ thống chính trị theo tinh thần kết luận tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 9 (khóa XI).
Nghị quyết sửa đổi cũng bổ sung nội dung kê khai tài sản, thu nhập cá nhân của người được lấy phiếu tín nhiệm. Hệ quả đối với người không được tín nhiệm cũng đã được chỉnh lý. Theo đó, người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân đánh giá “tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức.
Quốc hội cũng đã tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng; thông qua Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn và Nghị quyết về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông với đa số các đại biểu tán thành./.
Tổng Bí thư kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Nga và Belarus  (28/11/2014)
Bắc Giang: Xây dựng nông thôn mới có nhiều khởi sắc  (28/11/2014)
Bắc Giang: Xây dựng nông thôn mới có nhiều khởi sắc  (28/11/2014)
Đại tướng Phùng Quang Thanh tiếp Đại sứ Hàn Quốc  (28/11/2014)
Góp phần tìm hiểu lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc  (28/11/2014)
Tham nhũng tương lai  (28/11/2014)
- Các quốc gia tầm trung trong bối cảnh mới và hàm ý chính sách đối với Việt Nam đến năm 2030
- Vai trò của báo chí trong truyền thông chính sách về đa dạng văn hóa
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người với việc xây dựng và phát huy nhân tố con người để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay
- Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng nền kinh tế tự chủ trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay và một số gợi ý cho Việt Nam
- Xây dựng tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay