Ấn Độ: ASEAN là hạt nhân trong chính sách “Hành động phía Đông”
Phát biểu trước khi dẫn đầu đoàn đại biểu Ấn Độ tới Myanmar ngày 11-11 để tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN - Ấn Độ và Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), Thủ tướng Narendra Modi một lần nữa nhấn mạnh rằng ASEAN là “hạt nhân” trong chính sách “Hành động phía Đông” của Ấn Độ và là trung tâm “giấc mơ” về một thế kỷ châu Á, với những đặc điểm tiêu biểu là hợp tác và liên kết.
Ông bày tỏ mong muốn cùng các nhà lãnh đạo ASEAN thảo luận cách thức đưa quan hệ Ấn Độ - ASEAN lên tầm cao mới, nhằm bổ sung cho các mối quan hệ song phương đang ngày càng trở nên sâu sắc với từng nước thành viên ASEAN.
Theo báo điện tử của Nhóm phân tích Nam Á (SAAG), kể từ khi thiết lập quan hệ đầu những năm 90 của thế kỷ 20, quan hệ Ấn Độ - ASEAN đã trải qua nhiều dấu mốc lịch sử quan trọng. Ấn Độ đã trở thành đối tác đối thoại theo từng lĩnh vực của ASEAN năm 1992, Đối tác đối thoại đầy đủ năm 1996.
Tháng 12-2012, Ấn Độ - ASEAN đã tổ chức kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ và 10 năm Hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ - ASEAN, nhất trí nâng tầm quan hệ lên đối tác chiến lược và thông qua Tuyên bố “Tầm nhìn Ấn Độ - ASEAN” định hướng cho quan hệ đa phương.
Ấn Độ ủng hộ vị trí trung tâm của ASEAN, sáng kiến hội nhập ASEAN, thu hẹp khoảng cách phát triển và kế hoạch tổng thể nhằm kết nối ASEAN vào năm 2015.
Dưới sự lãnh đạo của chính phủ mới, “Chính sách hướng Đông” của Ấn Độ đã chuyển thành “Hành động phía Đông”, thể hiện sự chủ động hơn của Ấn Độ trong tăng cường quan hệ giữa hai cực tăng trưởng trong một châu Á đang nổi lên. Điều này được phản ánh trong một loạt các chuyến thăm cấp cao trong những tháng đầu tiên trong nhiệm kỳ cầm quyền của ông Modi.
Tổng thống Pranab Mukherjee đã tới thăm Việt Nam giữa tháng 9-2014, tạo bước ngoặt cho quan hệ song phương, tiếp đó, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã có chuyến thăm New Delhi trong tháng 10-2014.
Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Sushma Swaraj chọn Myanmar là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của mình trong tháng 8-2014 và gặp các Bộ trưởng ASEAN cũng như các nước Đông Á.
Bà Sushma Swaraj đã đến thăm Việt Nam và Singapore, đồng thời đã lên kế hoạch đi thăm hầu hết các nước ASEAN khác trong những tháng tới. Trong chuyến thăm Singapore, bà Sushma Swaraj nêu rõ sự cần thiết của chính sách “Hành động phía Đông” khi nói rằng: “Hướng Đông không còn phù hợp, giờ đây chúng tôi cần Hành động phía Đông”.
Các trụ cột chính trong chính sách “Hành động phía Đông” thể hiện sự tham gia mạnh mẽ của Ấn Độ đối với ASEAN gồm lĩnh vực thương mại, kết nối khu vực, văn hóa, sáng tạo và giao lưu nhân dân.
Trong thương mại, Ấn Độ - ASEAN đang sẵn sàng mở rộng những lĩnh vực hợp tác mới. Hai bên sẽ sớm hoàn tất việc ký phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do (FTA) Ấn Độ - ASEAN về dịch vụ và đầu tư để bổ sung cho FTA về hàng hóa đã được ký kết năm 2009 và tạo đà nhảy vọt trong thương mại song phương lên trên 80 tỷ USD, tăng lên khoảng 100 tỷ USD vào năm 2015 và gấp đôi vào năm 2022.
Đầu tư hai chiều đang tăng nhanh, với số vốn của các dự án đầu tư ASEAN tại Ấn Độ trong tám năm gần đây đạt khoảng 27,9 tỷ USD, trong khi đầu tư của Ấn Độ vào ASEAN đạt 32,4 tỷ USD.
Kết nối vật chất, thể chế và tinh thần sẽ tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa Ấn Độ và ASEAN. Ấn Độ đã đi đầu trong việc thúc đẩy một loạt các dự án xuyên quốc gia nhằm tạo một hệ thống liên kết đường bộ, đường sắt và đường thủy.
Việc hoàn thành tuyến Tamu - Kalewa - Kalemyo trong Dự án đường cao tốc kết nối Ấn Độ - Myanmar - Thái Lan đang tạo ra một động lực mới trong quan hệ nhiều mặt giữa Ấn Độ với khu vực.
Với chính sách tập trung phát triển kinh tế tại các bang Đông Bắc Ấn Độ - cửa ngõ vào ASEAN hứa hẹn sẽ tạo ra sự kết nối mạnh mẽ trong khu vực này. Thời gian tới, tăng cường hàng hải và kết nối hàng không sẽ là những lĩnh vực trọng tâm.
Trong quan hệ hợp tác văn hóa, sáng tạo và giao lưu nhân dân, Ấn Độ đã thành lập phái bộ về ASEAN tại Jakarta và một Trung tâm ASEAN - Ấn Độ đặt tại New Delhi. Bên cạnh đó, xây dựng năng lực, hợp tác phát triển là những khía cạnh quan trọng cần đẩy mạnh hợp tác giữa Ấn Độ - ASEAN.
Ấn Độ đã chia sẻ kinh nghiệm trong các dự án xây dựng năng lực ở các nước Đông Nam Á thông qua ba quỹ, gồm Quỹ hợp tác ASEAN - Ấn Độ 50 triệu USD; Quỹ xanh ASEAN - Ấn Độ 5 triệu USD và Quỹ Khoa học Công nghệ ASEAN - Ấn Độ.
Ấn Độ có kế hoạch thành lập 4 trung tâm công nghệ thông tin tại Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam. Ấn Độ cũng đề nghị xây dựng một Trung tâm tiếp nhận và theo dõi dữ liệu viễn thám phục vụ quản lý thiên tai và thăm dò khoáng sản cho các nước ASEAN ở Thành phố Hồ Chí Minh./.
Thành lập Hội hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam  (12/11/2014)
Hungary sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm lĩnh vực tư pháp với Việt Nam  (12/11/2014)
Thủ tướng Medvedev: “Việt Nam là đối tác chiến lược của Nga”  (12/11/2014)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Tổng Thư ký Liên hợp quốc  (12/11/2014)
Tăng mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01-1-2015  (12/11/2014)
Chủ tịch nước gặp các nhà lãnh đạo Nga, Hàn Quốc và New Zealand  (12/11/2014)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên