Đưa Nghị quyết Đại hội X của Đảng vào cuộc sống

Phạm Gia Khiêm: Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới

Công tác thông tin đối ngoại là một bộ phận quan trọng trong hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Cùng với sự đi lên của đất nước, công tác thông tin đối ngoại đã có bước phát triển mạnh mẽ góp phần quan trọng chuyển tải đến thế giới thông tin và hình ảnh một Việt Nam đổi mới, hội nhập thành công và giàu tiềm năng hợp tác. Tuy nhiên, so với yêu cầu của tình hình mới, công tác thông tin đối ngoại đứng trước những cơ hội và thách thức mới, đòi hỏi phải có những biện pháp nhằm tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả của công tác này.

Nguyễn Thị Bình: Sứ mạng giáo dục - đào tạo trước yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng

Trong nhiều nghị quyết của Đảng, văn bản của Nhà nước, đều đề cập đến vai trò, sứ mệnh và mục tiêu giáo dục trong giai đoạn mới. Đặc biệt quan trọng là quan điểm chỉ đạo đã được nêu lên từ Hội nghị Trung ương 4 (khóa VII), cách đây tròn 15 năm: "Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Đó là một động lực thúc đẩy và là một điều kiện cơ bản bảo đảm việc thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước". Đây là cách đặt vấn đề hoàn toàn chính xác và đúng đắn, nhưng chưa được cụ thể hóa, quán triệt và trở thành những chủ trương hành động có hệ thống.

Đàm Hữu Đắc: Đổi mới đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đất nước

Mười năm qua, sự nghiệp đào tạo nghề ở nước ta có nhiều chuyển biến, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Hệ thống trường nghề, cơ sở dạy nghề ở các cấp các ngành, các doanh nghiệp không ngừng gia tăng. Trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế, sự nghiệp đào tạo nghề nước ta đã bộc lộ những tồn tại, bất cập. Đổi mới đồng bộ, phát triển toàn diện sự nghiệp dạy nghề ở nước ta là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể, xã hội và của toàn dân. Bởi đầu tư cho dạy nghề là đầu tư cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Nhân kỷ niệm 118 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2008)

Thào Xuân Sùng: Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh mãi soi sáng sự nghiệp cách mạng của nhân dân

Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 7-11-2006 của Bộ Chính trị về thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" như một khâu đột phá mạnh mẽ trong toàn Đảng, nhằm tiếp tục tự đổi mới, chỉnh đốn. Đối với Sơn La, cuộc vận động này đã có tác động không nhỏ đến việc thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII đề ra. Nó không chỉ tạo ra động lực tinh thần to lớn thúc đẩy cán bộ, đảng viên và nhân dân toàn tỉnh hăng hái thi đua, đưa nghị quyết đại hội Đảng các cấp vào cuộc sống mà còn thực hiện tốt nhất nhiệm vụ di dân tái định cư xây dựng thủy điện Sơn La.

Huỳnh Minh Đoàn: Đảng bộ và nhân dân Đồng Tháp nguyện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” chính là động lực nhằm phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Kết quả cuộc vận động bước đầu đã tạo ra những chuyển biến đáng kể từ nhận thức đến hành động. Quán triệt, học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác, chính là động lực giúp Đảng bộ và nhân dân Đồng Tháp vượt qua mọi khó khăn thách thức, cùng cả nước vững bước trên con đường đổi mới, tiếp tục phát huy những mặt tích cực đạt được, khắc phục những điểm hạn chế, nguyện suốt đời học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ.

Nguyễn Viết Nên: Quảng Trị “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

Đối với tỉnh Quảng Trị, việc triển khai thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" không những góp phần tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ đảng viên; đẩy lùi suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống và các quan hệ xã hội, mà còn là một trong những giải pháp cơ bản nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng và Nghị quyết Đại hội XIV của Đảng bộ tỉnh. Sau hơn một năm triển khai thực hiện, Cuộc vận động trên địa bàn tỉnh thực sự trở thành đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn.

Lê Quý Đức: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với việc nâng cao văn hóa trong Đảng

Sự bất cập về văn hóa trong Đảng hiện nay được thể hiện khá rõ ở sự suy thoái, xuống cấp về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức trong bộ máy đảng và Nhà nước. Nhìn ở góc độ văn hóa, thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" chính là một biểu hiện cụ thể của tinh thần tích cực xây dựng, gìn giữ và phát triển văn hóa Đảng. Những tồn tại trong quá trình thực hiện, triển khai cuộc vận động, cũng như hạn chế trong đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên… đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi sự chung sức đồng lòng của toàn xã hội trong cuộc chiến với các nhân tố xấu, phản phát triển.

Hội thảo khoa học - thực tiễn

Phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất khu vực đồng bằng sông Cửu Long - triển vọng và thách thức

Tạ Ngọc Tấn: Báo cáo đề dẫn

Ngày 28-3-2008, tại thị xã Tân An, tỉnh Long An, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản phối hợp cùng Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh Long An và Viện Khoa học và Công nghệ Phương Nam tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất khu vực đồng bằng sông Cửu Long - triển vọng và thách thức”. Tham dự hội thảo có hàng trăm cán bộ lãnh đạo, quản lý, các nhà khoa học của trung ương, nhiều địa phương và các ban, ngành. Xin giới thiệu với bạn đọc Báo cáo đề dẫn của PGS, TS Tạ Ngọc Tấn, ủy viên Trung ương Đảng Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản và một số bài tham luận của Hội thảo.

Nguyễn Hữu Nguyên: Quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đạo hóa và cơ cấu kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long trong tầm nhìn thị trường toàn cầu

Công nghiệp hóa là phương tiện để tăng trưởng kinh tế, nhưng không phải là phương tiện duy nhất cho tất cả các khu vực. Đối với đồng bằng sông Cửu Long, một vùng sinh thái cận nhiệt đới đặc sắc với hàng chục nhánh sông lớn đổ ra biển, một hệ thống kênh rạch chằng chịt; một bán đảo có 3 mặt giáp biển, có hệ động - thực vật đa dạng, phong phú, có đất phù sa, có rừng ngập mặn, có thời tiết, khí hậu ấm áp và ôn hòa là điều kiện tốt cho phát triển nông nghiệp trồng lúa nước và nuôi trồng thủy sản, nếu muốn phát triển công nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long chỉ nên có các ngành chế biến nông sản, thủy sản.

Bùi Khắc Hiền: Quy hoạch phát triển đô thị tập trung ven biển thay thế khu công nghiệp - giải pháp phát triển cho vùng đồng bằng sông Cửu Long

Có rất ít vùng sản xuất nông nghiệp trên thế giới có lợi thế mạnh như đồng bằng sông Cửu Long. Với diện tích tự nhiên gần 4 triệu ha, cùng vùng đặc quyền kinh tế biển khoảng 360 ngàn km2, hằng năm đồng bằng sông Cửu Long có mức đóng góp khoảng 18% GDP của cả nước, 50% sản lượng lúa (18,5 triệu tấn), 70% sản lượng trái cây (300 ngàn tấn), 52% sản lượng thủy sản (trên 2 triệu tấn), 90% sản lượng gạo xuất khẩu và chiếm gần 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước... Để phát huy tốt các tiềm năng và lợi thế của khu vực này, rất cần những hướng đi thực sự khoa học và có tầm nhìn chiến lược.

Huỳnh Ngọc Phiên: Mô hình khu công nghiệp thời hội nhập cho đồng bằng sông Cửu Long

Tỉnh thành nào thực hiện tốt việc xây dựng các khu công nghiệp thì nơi ấy, công cuộc công nghiệp hóa được tiến hành tốt, mang lại công ăn việc làm cho nhiều người, và thu nhập của địa phương cũng tăng nhanh. Trong những năm qua, xây dựng khu công nghiệp đã là ước muốn của nhiều tỉnh thành, dẫn đến tình trạng "trăm hoa đua nở". Đối với một số địa phương, sự đua nở này cũng đã đưa đến những thất bại tất yếu, không mang lại những kết quả mong muốn khi quy hoạch. Hướng đi nào thích ứng với yêu cầu của thời hội nhập là một câu hỏi lớn. Chủ đề này đang rất cần sự tiếp cận từ nhiều phía.

Nghiên cứu - trao đổi

Trần Ngọc Hiên: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự nước ta

Sự ra đời Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự là kết quả tất yếu do nghiên cứu phát triển của kinh tế thị trường. Ở đâu có kinh tế thị trường thì ở đó phải có Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự. Đó là ba bộ phận cấu thành hệ thống của một thể chế kinh tế chính trị, cũng là quá trình phát triển chế độ dân chủ. Không hình thành hệ thống với ba bộ phận và không có quy chế liên hệ tương tác thì thể chế kinh tế chính trị chỉ dừng lại ở mong muốn chủ quan, kinh tế thị trường sẽ trở nên hoang dại. Thể chế Nhà nước sẽ sa vào quan liêu, tham nhũng nặng nề.

Đào Thế Tuấn: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn - những vấn đề không thể thiếu trong phát triển bền vững

Ở nước ta, phát triển nông nghiệp có liên quan mật thiết đến tính bền vững của sự phát triển. Nếu khoảng cách giữa thành thị và nông thôn ngày càng tăng, phân hóa xã hội quá mức thì dù có đạt được sự tăng trưởng cao chưa thể coi là đã có phát triển. Hơn thế nữa, nông nghiệp, nông dân và nông thôn là ba vấn đề tuy khác nhau, nhưng nếu không cùng được giải quyết một cách đồng bộ thì không thể công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước một cách thành công được. Hiện nay, có ý kiến cho rằng, nông nghiệp nước ta đã phát triển tương đối tốt. Thực tế không hẳn là như vậy, vẫn còn nhiều bất cập khiến chúng ta phải quan tâm

Nguyễn Cúc: Chính sách nhà nước đối với nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế

Nông nghiệp - nông thôn - nông dân trong đó nông dân là chủ thể, là vấn đề lớn có tính chiến lược đối với kinh tế - xã hội nước ta. Hơn 20 năm đổi mới, nông nghiệp, nông thôn phát triển, đời sống nông dân được cải thiện, nhưng vẫn là khu vực còn nhiều khó khăn thiệt thòi nhất; trong khi sự đóng góp của nông dân trong sự nghiệp đổi mới vô cùng to lớn. Đã đến lúc phải điều chỉnh chiến lược, chính sách; chấm dứt tình trạng để nông dân tự phát. Muốn nông nghiệp, nông thôn, nông dân phát triển cần sớm chấm dứt tình trạng buông lỏng sự chỉ đạo địa phương để cho nhà nông tự phát. Muốn thoát nghèo, làm giàu, cạnh tranh thắng lợi ngoài nỗ lực của nông dân rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước, cần nỗ lực từ hai phía, Nhà nước và nông dân, đặc biệt là vai trò của Nhà nước.

Tạ Minh Tuấn: An ninh con người và những mối đe dọa toàn cầu

Kể từ sau khi “Chiến tranh lạnh” kết thúc, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và những biến đổi nhanh chóng về chính trị cũng như quan hệ quốc tế, nhiều vấn đề an ninh mới đã nổi lên trên phạm vi toàn cầu, đặt ra những thách thức không nhỏ đối với con người. Vậy thực chất của vấn đề an ninh con người hiện nay là gì, những yếu tố nào đang và sẽ ảnh hưởng đến việc bảo đảm an ninh con người trên phạm vi toàn cầu, nhân loại phải làm gì để vượt qua những thách thức, bảo đảm cho sự phát triển tự do và bền vững của mình?

Phạm Minh Chính - Vương Quân Hoàng: Bảy dấu hiệu cảnh báo cần lưu ý để ổn định nền tài chính quốc gia

Nếu nền kinh tế quốc gia là một cơ thể sống, thì hệ thống tài chính là cơ chế tạo, cung cấp và lưu thông máu tới từng tế bào, bộ phận. Thiếu hay thừa đều phát sinh các vấn đề cần giải quyết. Với quá trình chuyển đổi kinh tế và hội nhập quốc tế mạnh mẽ, liên tục giám sát, kịp thời dự đoán sát thực các dấu hiệu và biến động của thị trường để từ đó xây dựng chính sách điều tiết thị trường tài chính và toàn bộ nền kinh tế một cách hợp lý là việc làm cần thiết bảo đảm tăng trưởng kinh tế bền vững, đúng định hướng. Đối với nền tài chính của Việt Nam, hiện đang tồn tại bảy dấu hiệu cảnh báo cần được các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách quan tâm.

Mai Ngọc: Nâng cao năng lực cạnh tranh của thương mại nội địa Việt Nam

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, không chỉ hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam phải chịu những tác động trực tiếp của thị trường thế giới mà thương mại nội địa cũng bị những tác động nhất định. Thông qua những dự án liên doanh với nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam được tiếp cận không chỉ công nghệ và phương thức kinh doanh hiện đại mà cả những kinh nghiệm quản lý hiện đại, tiên tiến, qua đó góp phần đào tạo một đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ kinh doanh năng động, sáng tạo, mang lại cơ hội mới cho đội ngũ thương nhân Việt Nam hoạt động trong một môi trường cạnh tranh và cởi mở hơn.

Thực tiễn - Kinh nghiệm

Nguyễn Phong Quang: Hậu Giang xóa đói, giảm nghèo

Khi Hậu Giang được thành lập và đi vào hoạt động, một trong những khó khăn, thách thức lớn nhất của tỉnh là, phải giảm và tiến tới xóa bỏ tình trạng hộ nghèo đang chiếm tỷ lệ cao, từng bước vực dậy nền kinh tế có 80% diện tích nông nghiệp, lại có địa hình vùng sâu, vùng xa, từng chịu sự tàn phá ác liệt của chiến tranh. Quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về Chương trình mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, vận dụng sáng tạo các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào điều kiện thực tế ở tỉnh, hơn bốn năm qua, đời sống của các hộ nghèo ở tỉnh đang từng bước được cải thiện.

Hoàng Minh Nhất: Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh - yếu tố quyết định phát triển kinh tế - xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn của Hà Giang

Xây dựng địa bàn cơ sở vững mạnh là yếu tố quyết định để xây dựng hệ thống chính trị của Hà Giang, gồm tổ chức đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể; đồng thời là điều kiện để xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở. Đây cũng là nhiệm vụ quan trọng trong sự lãnh đạo toàn diện của Đảng bộ Hà Giang ở 34 xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh. Nhận thức rõ hoàn cảnh đặc thù của mình có ảnh hưởng không thuận lợi tới công tác phát triển đội ngũ cán bộ, xây dựng hệ thống chính trị, Tỉnh ủy Hà Giang đã thực hiện chương trình xây dựng hệ thống cơ sở chính trị vững mạnh.

Nguyễn Hữu Duyệt: Hòa Bình: đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững

Chủ trương của Hòa Bình coi chuyển dịch cơ cấu kinh tế là khâu đột phá, song phải bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững. Vì vậy, phát triển kinh tế phải gắn với giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, phát triển văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường... Qua 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã đạt được những thành tựu quan trọng và khá toàn diện, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.

Trần Văn Minh: Đà Nẵng chủ động hội nhập và tăng tốc phát triển

Nằm ở trung độ cả nước, với diện tích trên 1.256 km2, có bờ biển dài hơn 700 km; đầu mối giao thông quan trọng cả về đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không; là cửa ngõ chính ra biển Đông của các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên và các nước Tiểu vùng sông Mê Công… Đà Nẵng có vị trí khá quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của khu vực cũng như của cả nước. Quán triệt và thực hiện đường lối đổi mới và chủ trương của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân thành phố Đà Nẵng đã phát huy tính năng động, tập trung khai thác các tiềm năng, lợi thế; huy động mọi nguồn lực, tạo đà cho thành phố chủ động hội nhập kinh tế quốc tế

Võ Thành Tiên: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bình Định

Bình Định là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, nằm sườn đông dãy Trường Sơn, địa hình hẹp và dốc; đất nông nghiệp phân tán, kém màu mỡ, thời tiết khắc nghiệt, mùa khô kéo dài, gây ra hạn hán; lại thường xuất hiện bão, lũ gây ra tình trạng sa bồi, thủy phá nghiêm trọng… Nhận thức được những khó khăn, thách thức, Bình định đã có nhiều chủ trương, chương trình, dự án về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng, với mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa đa dạng, phù hợp với thực tiễn tình hình của địa phương.

Trần Hữu Phước: Lịch sử và huyền thoại từ căn cức Trung ương Cục đến 30-4 toàn thắng

Căn cứ Bắc Tây Ninh đã kiến tạo nên địa bàn đứng chân vững chắc cho Trung ương Cục chỉ đạo cách mạng miền Nam qua các giai đoạn - từ chống "chiến tranh đặc biệt", "chiến tranh cục bộ", "chiến tranh phi Mỹ hóa và Việt Nam hóa" đến lúc hoàn toàn đánh bại kẻ thù trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. Trải qua hơn 30 năm tiến hành hai cuộc kháng chiến cứu nước thần thánh của dân tộc, Bác Hồ và Trung ương Đảng ta đặc biệt quan tâm đến vấn đề xây dựng căn cứ địa, coi đó là một trong những nhân tố hàng đầu quyết định sự thành bại của cách mạng.

Sinh hoạt tư tưởng

Trần Trung: Cán bộ ... “chạy nền”

Thư gửi Bộ Biên tập

Trương Kim Sơn: Vì sao tự phê bình và phê bình vẫn còn nặng về hình thức

Tự phê bình và phê bình là một nguyên tắc trong sinh hoạt của các tổ chức đảng, là vũ khí sắc bén để làm cho Đảng ta trong sạch, vững mạnh. Thông qua tự phê bình và phê bình giúp cho cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng thấy rõ ưu điểm để phát huy và thiếu sót, khuyết điểm để khắc phục, sửa chữa. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, tự phê bình và phê bình của tổ chức đảng và đảng viên nhiều nơi đã bị tha hóa chỉ còn là hình thức... Tình trạng chung là ngại đấu tranh, né tránh, sợ ảnh hưởng đến sinh mạng chính trị, sợ mất phiếu bầu. Vậy có những nguyên nhân nào làm cho tự phê bình và phê bình trở thành hình thức như trên.

Thế giới: Vấn đề, sự kiện

Trần Thị Lan Hương: Châu Phi chuyển mình

Một tín hiệu lạc quan khác là số nước đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao ngày càng nhiều. Nếu năm 2007, có 21 nước châu Phi đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế dưới 5%, năm 2008 sẽ chỉ còn khoảng 18 nước. Số nước đạt tốc độ tăng trưởng cực thấp từ 1% - 3% năm 2008 sẽ chỉ còn 6 nước trong khi năm 2007 là 13 nước. Theo các chuyên gia kinh tế, lạm phát ở châu Phi trong năm 2008 được kìm chế là do tác động của nhiều yếu tố khác nhau như môi trường phát triển ổn định, các chính sách thắt chặt tiền tệ được áp dụng hiệu quả... Thêm vào đó, môi trường ngày càng hấp dẫn của châu Phi đang là một nhân tố tích cực khiến dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào châu lục này nhiều hơn.

Nguyễn Văn Lịch: Năng lượng nguyên tử của Ấn Độ và khả năng hợp tác với Việt Nam

Trong ba thập kỷ tới, năng lượng hạt nhân sẽ là nguồn năng lượng chủ yếu của thế giới, đặc biệt trong bối cảnh gia tăng những lo ngại về biến đổi khí hậu và an ninh năng lượng. Theo Tổ chức Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), lượng tiêu thụ dầu mỏ trên thế giới sẽ tăng gần 40% vào năm 2030, và nếu lượng tiêu thụ tiếp tục tăng như hiện nay, lượng khí thải CO2 sẽ tăng 50% so với năm 2004. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh, Ấn Độ đang phải đối mặt với việc tiêu thụ năng lượng, nhiên liệu ngày càng lớn. Giải pháp sử dụng năng lượng nguyên tử đang được Chính phủ Ấn Độ áp dụng như biện pháp tối ưu nhằm bảo đảm an ninh năng lượng của quốc gia Nam Á này.

Nguyễn Văn Lan: Triển vọng của phong trào công nhân ở các nước tư bản phát triển hiện nay

Trong điều kiện quốc tế mới hiện nay, nhất là sau sự đổ vỡ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã ảnh hưởng tiêu cực đến phong trào cộng sản và công nhân các nước tư bản. Mặc dù các lực lượng cộng sản, cánh tả đã có một số hình thức tập hợp mới, song nhìn chung, sự thống nhất về tư tưởng của phong trào đã giảm sút đáng kể. Xu hướng vận động của phong trào công nhân ở các nước tư bản phát triển được quyết định trước hết bởi tình hình của những nước đó, nhưng đồng thời cũng chịu sự chi phối của tính chất, đặc điểm cơ bản của thời đại ngày nay./.