Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 30-9 đến ngày 6-10-2013
Theo đó, ngoài các nhiệm vụ đã phân công tại Quyết định số 1476/QĐ-TTg ngày 25-8-2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phân công công tác của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giúp Thủ tướng Chính phủ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực: Công tác cải cách hành chính và Công tác phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại.
Các thành viên Chính phủ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành và phối hợp công tác.
Cục Thuế Ninh Bình: Cải cách hành chính là một trong những giải pháp trọng tâm
Trong 9 tháng đầu năm 2013, Cục Thuế Ninh Bình đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận: thu ngân sách đạt trên 1.266 tỷ đồng, đáp ứng 62% dự toán, tăng 14% so với cùng kỳ; có 9/14 khoản thu đạt mức tăng trưởng từ 8% đến 130% so với cùng kỳ. Hầu hết các đơn vị thu đều có tiến độ thu đạt khá và tăng trưởng cao so với cùng kỳ...
Một trong các nguyên nhân đạt được những kết quả đó là do Cục rất chú trọng công tác cải cách hành chính. Theo lãnh đạo Cục Thuế Ninh Bình, cải cách thủ tục hành chính không chỉ tạo động lực thúc đẩy hoạt động của ngành Thuế trở nên chuyên nghiệp, minh bạch mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho chính đối tượng nộp thuế. Vì thế, giải pháp về cải cách hành chính phải được coi là một trong những giải pháp quan trọng nhất cần đẩy mạnh triển khai nhằm giúp ngành Thuế hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách trong bối cảnh khó khăn hiện nay.
Trên thực tế, Cục Thuế Ninh Bình đã nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó chú trọng đến công tác cải cách thủ tục hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế, cụ thể:
- Giải quyết các thủ tục hành chính của người nộp thuế theo cơ chế "Một cửa"; thực hiện giảm số lần kê khai, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục, đơn giản hồ sơ đề nghị xóa nợ... theo Luật Quản lý thuế.
- Nêu cao tinh thần “đồng hành cùng doanh nghiệp” nhằm hỗ trợ, chia sẻ những khó khăn, tháo gỡ vướng mắc cho cộng đồng doanh nghiệp; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật nói chung, đặc biệt là pháp luật thuế nói riêng, phản ánh, trao đổi những khó khăn, vướng mắc với cơ quan thuế bằng văn bản hoặc điện thoại... để được tư vấn, hỗ trợ. Bên cạnh đó, Cục Thuế Ninh Bình cũng đã đẩy mạnh công tác đối thoại với doanh nghiệp định kỳ và theo yêu cầu thực tế nhằm giải đáp trực tiếp các câu hỏi, ý kiến phản ánh, vướng mắc của các tổ chức, cá nhân người nộp thuế về chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế; tiếp thu các ý kiến đóng góp của các tổ chức, cá nhân người nộp thuế, trên cơ sở đó nghiên cứu và trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, kịp thời các văn bản, chế độ chính sách thuế cho phù hợp với thực tiễn.
- Triển khai có chất lượng các ứng dụng về công nghệ thông tin, chương trình tin học quản lý giúp cơ quan thuế rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ hành chính thuế như: hoàn thuế, đăng ký thuế, miễn giảm thuế; hỗ trợ, mở rộng số lượng doanh nghiệp khai thuế điện tử.
- Tích cực phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện tốt quy chế "Một cửa liên thông" trong việc đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký mẫu dấu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế thuận lợi, theo đó thời gian cấp mã số thuế cho doanh nghiệp ngày càng được rút ngắn.
- Thường xuyên quán triệt với cán bộ thuế về ý thức làm việc và đạo đức nghề nghiệp, không để xảy ra việc cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan và các đơn vị trực thuộc có hành vi vi phạm, gây nhũng nhiễu, phiền hà về thủ tục hành chính trong giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp.
Hải quan Đà Nẵng: Đẩy mạnh cải cách hành chính bằng hình thức thông quan điện tử, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát sau thông quan…
Ông Nguyễn Tiến Thọ, Cục trưởng Cục Hải quan Đà Nẵng cho biết trong 9 tháng đầu năm 2013, ngành Hải quan Đà Nẵng đã nộp ngân sách 1.581 tỷ đồng, đạt 54,7% kế hoạch được giao. Thực hiện chủ trương của Tổng cục Hải quan về đẩy mạnh nguồn thu từ nay đến cuối năm, Cục Hải quan Đà Nẵng tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu, nhất là đưa việc thông quan điện tử hàng hóa vượt qua con số 96%.
Bên cạnh đó, Cục Hải quan Đà Nẵng sẽ tăng cường giám sát, kiểm tra sau thông quan để phát hiện xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm pháp luật Hải quan, đặc biệt trong những tháng cuối năm hàng hóa nhiều, dễ xảy ra tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại.
Hà Nội: Siết chặt kỷ cương hành chính để nâng cao năng lực cạnh tranh
Năm 2013 được UBND TP. Hà Nội chọn là "Năm kỷ cương hành chính", thể hiện sự quyết tâm của lãnh đạo Thành phố trong việc đẩy mạnh cải cách hành chính, siết chặt kỷ cương hành chính, nhằm mang lại lợi ích chính đáng cho người dân, doanh nghiệp. Đây cũng là đòi hỏi cấp bách của thực tiễn phát triển đất nước trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
Năm 2012, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Hà Nội đạt 53,4 điểm (giảm 4,9 điểm so với năm 2011), đứng thứ 51/63 tỉnh, thành phố (giảm 15 bậc xếp hạng so với năm 2011). Qua xếp hạng, Hà Nội đã nhìn nhận những nguyên nhân khiến chỉ số liên tục giảm là những bất cập trong công tác cải cách hành chính. Công tác quản lý đầu tư, xây dựng, đất đai, đăng ký, cấp phép kinh doanh… còn những hạn chế về thủ tục hành chính, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành còn chồng chéo, dẫn đến tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm; việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung, công khai thủ tục hành chính tuy đã có cố gắng, nhưng chưa đạt yêu cầu… Những hạn chế này đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc thu hút đầu tư, xây dựng dự án, sản xuất, kinh doanh… của thành phố, gây bức xúc và làm giảm lòng tin của các tổ chức, doanh nghiệp. Ngoài ra, ý thức thực thi công vụ của một bộ phận cán bộ, công chức còn thấp.
Năm 2013, nhằm bảo đảm tính công khai, minh bạch, thuận lợi cho tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp, Thành phố tiếp tục nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế một cửa, ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng ISO 9001:9008 trong giải quyết thủ tục hành chính; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức để tạo bước chuyển biến mạnh về kỷ luật, ý thức, trách nhiệm phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Đối với chỉ số "chi phí không chính thức", cùng với việc nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức trong công việc, việc thanh tra công vụ cũng sẽ được tăng cường nhằm xử lý nghiêm những cá nhân, đơn vị và địa phương vi phạm, đặc biệt là đối với những hành vi kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ, gây phiền hà, nhũng nhiễu người dân, doanh nghiệp.
Bình Phước đẩy mạnh triển khai một cửa điện tử
Theo thông tin từ UBND tỉnh Bình Phước, thời gian tới, tỉnh sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước. Đặc biệt, trong năm 2014, Bình Phước sẽ ưu tiên triển khai một cửa điện tử ở tất cả các huyện, thị.
Hiện toàn tỉnh Bình Phước có khoảng 98% cán bộ, công chức cấp tỉnh, 87% cấp huyện, 45% cấp xã, phường được trang bị máy tính. Hầu hết các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND huyện, thị xã được đầu tư xây dựng mạng LAN và kết nối internet bảo đảm triển khai các ứng dụng phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và chuyên môn nghiệp vụ.
Đến nay Bình Phước có 14 đơn vị, địa phương sử dụng tường lửa, 28 phần mềm bảo mật vi rút, 100% máy vi tính trong cơ quan nhà nước cài đặt phần mềm diệt và phòng chống vi rút... Hệ thống hội nghị truyền hình trực tiếp được đầu tư năm 2009 có 9 điểm (Văn phòng UBND tỉnh, 8 huyện, thị xã), năm 2012 đã bổ sung thêm 3 điểm mới (Sở Thông tin - Truyền thông, huyện Hớn Quản và Bù Gia Mập).
Bình Phước hiện có 2 đơn vị triển khai một cửa điện tử (thị xã Đồng Xoài, UBND huyện Chơn Thành); 2 đơn vị đang triển khai (Ban Quản lý khu kinh tế, Sở Kế hoạch và Đầu tư); 11 đơn vị, địa phương triển khai cài đặt phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc; 45 đơn vị, địa phương sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động hành chính nhà nước; 53 đơn vị, địa phương sử dụng văn bản điện tử kèm theo văn bản giấy trong hoạt động hành chính với các đơn vị, địa phương và với Chính phủ.
Theo kế hoạch, năm 2014 Bình Phước sẽ triển khai một cửa điện tử ở tất cả các huyện, thị.
Đà Nẵng: Xây dựng mô hình một cửa điện tử
Đà Nẵng sẽ triển khai mô hình một cửa điện tử tập trung vào cuối năm nay khi Trung tâm hành chính Thành phố đi vào hoạt động.
Sở Nội vụ Đà Nẵng cho biết đến nay có 9/21 sở, ban, ngành trên địa bàn Thành phố đã sử dụng phần mềm một cửa điện tử trong công tác tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả hồ sơ thủ tục hành chính. Trung bình mỗi ngày, các cơ quan tiếp nhận 957 thủ tục hành chính với 62 lĩnh vực. Tập trung đông nhất vào thứ Hai với 960 hồ sơ/ngày, thứ Sáu với 640 hồ sơ. Trong đó 50% là của công dân, 22% là doanh nghiệp và cơ quan nhà nước chiếm 15%.
Dự kiến Thành phố sẽ đưa vào vận hành sử dụng Trung tâm hành chính vào cuối năm 2013. Việc xây dựng cơ chế một cửa liên thông của các sở, ngành theo hướng tập trung, hiện đại, hiệu quả, khoa học nhằm giảm tải một cách tốt nhất cách thủ tục hành chính.
Quy trình vận hành mô hình tổ chức và hoạt động của Trung tâm giao dịch thủ tục hành chính của TP. Đà Nẵng được chia thành 2 giai đoạn:
Từ năm 2014: Giai đoạn bắt đầu vận hành mô hình tổ chức và hoạt động của Trung tâm; bảo đảm đạt được những mục tiêu trước mắt khi bước đầu ổn định hoạt động của bộ phận một cửa tập trung tại Trung tâm hành chính Thành phố.
Từ năm 2015 trở đi: Giai đoạn phát triển mô hình tổ chức và hoạt động của Trung tâm thành một đơn vị cung ứng dịch vụ hành chính công chuyên nghiệp theo hướng tổ chức mô hình chính quyền đô thị; mở rộng các loại hình giải quyết thủ tục hành chính liên thông - liên kết và trọn gói.
Theo đó mô hình sẽ hoạt động theo nguyên tắc “một đầu mối”, “liên thông - liên kết” và “trọn gói” đầy đủ các tính năng, tương thích với cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
Mô hình cũng hướng đến việc xây dựng đội ngũ công chức, viên chức tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính theo hướng chuyên nghiệp, bảo đảm nguyên tắc một người đảm nhận nhiều ngành, lĩnh vực./.
Hà Nội: Lựa chọn tuyến đường tên Võ Nguyên Giáp  (07/10/2013)
Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp họp toàn thể  (07/10/2013)
Điện chia buồn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào  (07/10/2013)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu tại APEC 21  (07/10/2013)
Các hoạt động của Chủ tịch nước tại Hội nghị APEC 21  (07/10/2013)
Hội thảo Liên ngành An ninh biển năm 2013  (07/10/2013)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay