Đòn gió và lo ngại thật
19:13, ngày 29-08-2013
TCCSĐT - Nếu nhìn vào việc Mỹ và một số nước phương Tây đóng cửa hàng loạt đại sứ quán và lãnh sự quán ở các nước Hồi giáo châu Phi, Trung Đông và cả châu Á thời gian vừa qua mới thấy, chưa bao giờ chuyện khủng bố và chống khủng bố lại trở nên rất thời sự và cũng chưa khi nào kể từ trước đến nay có nhiều quốc gia phương Tây phải áp dụng biện pháp an ninh này ở nhiều nơi trên thế giới đến như vậy.
Quyết định của họ đưa ra dựa trên tin tức tình báo về dự định tiến hành nhiều vụ khủng bố quy mô lớn của các lực lượng và tổ chức khủng bố Hồi giáo, đặc biệt là mạng lưới khủng bố Al-Qeada. Có thể những thông tin tình báo nói trên là sự thật, nhưng cũng không thể loại trừ khả năng đó chỉ là cú đòn gió của các lực lượng và tổ chức khủng bố Hồi giáo.
Cho dù Chính phủ Mỹ lợi dụng việc đề cao nguy cơ bị tấn công khủng bố để biện minh cho việc thực hiện từ nhiều năm nay những chương trình nghe trộm, thu lén dữ liệu của cả đồng minh lẫn đối tác trên thế giới, hay chỉ nhằm xoa dịu phản ứng và đánh lạc hướng sự quan tâm của dư luận, thì những lo ngại của Mỹ và các nước khác về nguy cơ bị tấn công khủng bố là có cơ sở thực tế. Nguy cơ ấy vẫn luôn tiềm ẩn đối với họ ở cả trong nước lẫn bên ngoài.
Chỉ riêng việc các nước phương Tây báo động về nguy cơ bị khủng bố ở mức độ như vậy cũng đủ để thấy, kết quả chống khủng bố của họ cho tới nay không được như họ vẫn “rùm beng”. Không nghịch lý sao được khi Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma từng tuyên bố lực lượng khủng bố đã bị suy yếu đáng kể mà nay lại phải đóng cửa nhiều đại sứ quán và lãnh sự quán ở nhiều nơi trên thế giới đến như vậy?! Điều đó có thể thấy, Mỹ và phương Tây chưa có đối sách thích hợp đối phó với lực lượng khủng bố quốc tế trong bối cảnh tình hình thế giới đã chuyển biến rất cơ bản về chính trị, kinh tế, an ninh và xã hội ngoài những biện pháp đã trở thành lối mòn lâu nay.
I-rắc và Y-ê-men hiện đã trở thành thánh địa mới của các lực lượng và tổ chức khủng bố Hồi giáo như Áp-ga-ni-xtan dưới thời Ta-li-ban trị vì. Ở hai nơi này hội tụ đầy đủ bốn tiền đề quyết định nhất đối với sự tồn tại, trỗi dậy và hoạt động của các lực lượng cũng như tổ chức khủng bố Hồi giáo. Đó là sự đối đầu về ý thức hệ, vị trí địa chiến lược, nguồn tài chính và khả năng chiêu mộ phần tử khủng bố.
Ở những nơi này đang diễn ra thầm lặng và bộc lộ công khai sự đối đầu về ý thức hệ giữa Hồi giáo và phương Tây. Sự đối đầu ấy được tiến hành cả về chính trị lẫn quân sự, cả trên dư luận lẫn thực địa. Thể chế nhà nước hiện hành ở đó không kiểm soát được tình hình chính trị xã hội và an ninh cũng như không có biện pháp hữu hiệu chống khủng bố. Cuộc đối đầu này và môi trường chính trị, kinh tế, an ninh và xã hội như thế đã giúp cho các lực lượng và tổ chức khủng bố Hồi giáo ở đây dễ dàng thu nạp và chiêu mộ được thành viên mới.
Ở những nơi ổn định chính trị thì hỗn loạn bạo lực thường không xảy ra và kinh tế xã hội có điều kiện phát triển. Nơi nào có ổn định chính trị và phát triển kinh tế thì thường có được khả năng và điều kiện để giải quyết ổn thoả các vấn đề xã hội. I-rắc, Y-ê-men và một số nước Hồi giáo khác hiện không được như vậy nên dần trở thành mảnh đất màu mỡ cho những lực lượng, tổ chức Hồi giáo khủng bố, cực đoan và ly khai. Chừng nào chưa đủ khả năng và chưa có cơ hội, chừng đó các lực lượng và tổ chức khủng bố còn tiến hành hoạt động khủng bố lẻ tẻ với quy mô nhỏ hoặc còn chơi đòn gió để khuếch trương thanh thế. Nhưng chúng sẽ không ngần ngại hành động thật khi thấy có thể làm được.
Cho nên những biện pháp phòng ngừa khủng bố của Mỹ và một số nước phương Tây tuy có phần “thần hồn nát thần tính”, nhưng trong thực chất không hẳn là hoàn toàn thừa. Chúng sẽ trở nên thừa nếu mục đích chỉ là đối phó tình thế và sao nhãng nhu cầu ngày càng thêm cấp thiết về đối phó với xu hướng các lực lượng, tổ chức và mạng lưới khủng bố, cực đoan Hồi giáo thích nghi với bối cảnh tình hình mới, trỗi dậy và tăng cường hoạt động./.
Cho dù Chính phủ Mỹ lợi dụng việc đề cao nguy cơ bị tấn công khủng bố để biện minh cho việc thực hiện từ nhiều năm nay những chương trình nghe trộm, thu lén dữ liệu của cả đồng minh lẫn đối tác trên thế giới, hay chỉ nhằm xoa dịu phản ứng và đánh lạc hướng sự quan tâm của dư luận, thì những lo ngại của Mỹ và các nước khác về nguy cơ bị tấn công khủng bố là có cơ sở thực tế. Nguy cơ ấy vẫn luôn tiềm ẩn đối với họ ở cả trong nước lẫn bên ngoài.
Chỉ riêng việc các nước phương Tây báo động về nguy cơ bị khủng bố ở mức độ như vậy cũng đủ để thấy, kết quả chống khủng bố của họ cho tới nay không được như họ vẫn “rùm beng”. Không nghịch lý sao được khi Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma từng tuyên bố lực lượng khủng bố đã bị suy yếu đáng kể mà nay lại phải đóng cửa nhiều đại sứ quán và lãnh sự quán ở nhiều nơi trên thế giới đến như vậy?! Điều đó có thể thấy, Mỹ và phương Tây chưa có đối sách thích hợp đối phó với lực lượng khủng bố quốc tế trong bối cảnh tình hình thế giới đã chuyển biến rất cơ bản về chính trị, kinh tế, an ninh và xã hội ngoài những biện pháp đã trở thành lối mòn lâu nay.
I-rắc và Y-ê-men hiện đã trở thành thánh địa mới của các lực lượng và tổ chức khủng bố Hồi giáo như Áp-ga-ni-xtan dưới thời Ta-li-ban trị vì. Ở hai nơi này hội tụ đầy đủ bốn tiền đề quyết định nhất đối với sự tồn tại, trỗi dậy và hoạt động của các lực lượng cũng như tổ chức khủng bố Hồi giáo. Đó là sự đối đầu về ý thức hệ, vị trí địa chiến lược, nguồn tài chính và khả năng chiêu mộ phần tử khủng bố.
Ở những nơi này đang diễn ra thầm lặng và bộc lộ công khai sự đối đầu về ý thức hệ giữa Hồi giáo và phương Tây. Sự đối đầu ấy được tiến hành cả về chính trị lẫn quân sự, cả trên dư luận lẫn thực địa. Thể chế nhà nước hiện hành ở đó không kiểm soát được tình hình chính trị xã hội và an ninh cũng như không có biện pháp hữu hiệu chống khủng bố. Cuộc đối đầu này và môi trường chính trị, kinh tế, an ninh và xã hội như thế đã giúp cho các lực lượng và tổ chức khủng bố Hồi giáo ở đây dễ dàng thu nạp và chiêu mộ được thành viên mới.
Ở những nơi ổn định chính trị thì hỗn loạn bạo lực thường không xảy ra và kinh tế xã hội có điều kiện phát triển. Nơi nào có ổn định chính trị và phát triển kinh tế thì thường có được khả năng và điều kiện để giải quyết ổn thoả các vấn đề xã hội. I-rắc, Y-ê-men và một số nước Hồi giáo khác hiện không được như vậy nên dần trở thành mảnh đất màu mỡ cho những lực lượng, tổ chức Hồi giáo khủng bố, cực đoan và ly khai. Chừng nào chưa đủ khả năng và chưa có cơ hội, chừng đó các lực lượng và tổ chức khủng bố còn tiến hành hoạt động khủng bố lẻ tẻ với quy mô nhỏ hoặc còn chơi đòn gió để khuếch trương thanh thế. Nhưng chúng sẽ không ngần ngại hành động thật khi thấy có thể làm được.
Cho nên những biện pháp phòng ngừa khủng bố của Mỹ và một số nước phương Tây tuy có phần “thần hồn nát thần tính”, nhưng trong thực chất không hẳn là hoàn toàn thừa. Chúng sẽ trở nên thừa nếu mục đích chỉ là đối phó tình thế và sao nhãng nhu cầu ngày càng thêm cấp thiết về đối phó với xu hướng các lực lượng, tổ chức và mạng lưới khủng bố, cực đoan Hồi giáo thích nghi với bối cảnh tình hình mới, trỗi dậy và tăng cường hoạt động./.
Hoạt động giám sát của quốc hội các nước Anh, Mỹ  (29/08/2013)
Luận cứ quy định về lực lượng vũ trang nhân dân trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992  (29/08/2013)
Đồng Tháp tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới  (29/08/2013)
Về công tác giám sát của Quốc hội  (29/08/2013)
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8-2013  (28/08/2013)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay