Hãy cảnh giác với luận điệu “phi chính trị hóa" quân đội hiện nay
Cần khẳng định bản chất của Quân đội nhân dân Việt Nam
Luận điệu “phi chính trị hóa quân đội” là muốn tách Quân đội ta ra khỏi hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, tước bỏ quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với quân đội, “phi vô sản hóa” quân đội cách mạng, làm cho bộ đội nhận thức không rõ về lý tưởng và mục tiêu chiến đấu, không còn là công cụ bạo lực bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân. “Phi chính trị hóa quân đội” là một thủ đoạn thâm độc trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch nhằm chống phá cách mạng xã hội chủ nghĩa của nước ta. Các thế lực thù địch, các nhà tư sản kêu gọi, hò hét “dân chủ hóa xã hội”; họ cho rằng quân đội “đứng ngoài chính trị”. Tất nhiên, đối với một quân đội có bề dày truyền thống như Quân đội nhân dân Việt Nam và mang bản chất giai cấp công nhân theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, thì kẻ thù không thể thực hiện được âm mưu của chúng.
Cốt lõi của việc xây dựng quân đội về chính trị là xây dựng bản chất cách mạng của quân đội. Quân đội ta là quân đội kiểu mới, mang bản chất giai cấp công nhân, cụ thể hóa đường lối chính trị, tư tưởng và tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam trong một tổ chức đặc thù, tổ chức quân sự.
Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân
Muốn xây dựng quân đội về chính trị, chúng ta phải nâng cao hiệu quả tuyên truyền giáo dục chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Vấn đề cơ bản là phải nâng cao chất lượng, đổi mới nội dung, phương thức truyền bá. Cần phải bảo vệ vững chắc chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhưng muốn bảo vệ thì nhất thiết phải phát triển, phải giải thích một cách có sức thuyết phục những thực tiễn mới mẻ, làm cho lý luận trở thành công cụ nhận thức cải tạo thực tiễn có hiệu quả. Vì vậy, theo chúng tôi, cần làm tốt một số nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, Quân đội ta phải kiên định chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Hạt nhân làm nên tính khoa học và bản chất cách mạng của học thuyết Mác chính là thế giới quan duy vật biện chứng của các nhà kinh điển mác-xít.
Các chức năng, nhiệm vụ của Quân đội ta có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu rộng. Trong chiến đấu, Quân đội ta thực hiện xuất sắc vai trò nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc, hỗ trợ tích cực cho đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang của quần chúng, chiến đấu ngoan cường và dũng cảm để giải phóng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân. Trong lao động sản xuất, Quân đội ta tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường quốc phòng - an ninh, xung kích đến những vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn gian khổ để xây dựng những khu kinh tế - quốc phòng, những công trình có ý nghĩa chiến lược của đất nước. |
Vì thế Quân đội ta cần tiếp tục tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lê-nin bằng một cuộc tiến công của nhiều binh chủng có sự phối hợp chặt chẽ trên mặt trận tư tưởng văn hóa. Cần phải đi từ những vấn đề chính trị thực tiễn, sinh động, hấp dẫn đang thu hút mối quan tâm của quần chúng, qua đối thoại trao đổi dân chủ đi đến kết luận có tính lý luận, được cán bộ, chiến sĩ chấp nhận và trở thành niềm tin của chính họ. Sự giác ngộ giai cấp sâu sắc của cán bộ, chiến sĩ có tác dụng trực tiếp ngăn chặn sự xâm nhập, lây lan của tư tưởng thù địch, phản động, làm thất bại âm mưu “phi chính trị hóa quân đội”. Những ngày này, nhất là thời gian toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang tích cực đóng góp Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, chỉ cần theo dõi thường xuyên giọng điệu của các đài phương Tây, sẽ thấy họ thổi phồng sự tụt hậu, sự giảm sút tăng trưởng kinh tế và đầu tư hòng truyền bá trong xã hội ta tư tưởng cho rằng, trở ngại cho phát triển kinh tế, cải thiện đời sống là đường lối cứng rắn của “phái bảo thủ cộng sản”, họ “đề xuất” lối thoát duy nhất cho đất nước ta là phải tư nhân hóa kinh tế và tự do hóa chính trị. Điều này đòi hỏi chúng ta phải: “Xem xét, đánh giá âm mưu, thủ đoạn của đối phương một cách sâu sắc, toàn diện hơn; đồng thời phát triển tư duy mới và phương thức bảo vệ Tổ quốc đồng thời bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân; cụ thể phải là bảo vệ con đường làm giàu của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khắc phục sự tụt hậu theo đường lối, Cương lĩnh của Đảng chứ không phải theo đường lối khác”(1). Hơn nữa cần phải hết sức có trách nhiệm chính trị khi tham gia đóng góp ý kiến xây dựng đường lối, nghị quyết của Đảng và lựa chọn những người lãnh đạo đất nước mà tiêu chuẩn quan trọng nhất là lập trường kiên định đường lối đúng đắn của Đảng, tránh để đất nước rơi vào tình thế hiểm nghèo và bi kịch như điều đã xảy ra ở các nước xã hội chủ nghĩa khác. Đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, nghiêm khắc với những hành vi tham nhũng, trừng trị một cách triệt để những kẻ tham nhũng.
Thứ hai, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội. Như Điều 70 của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã khẳng định: “Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế”(2).
Tính chính trị, tính cách mạng, yêu cầu trung thành của lực lượng vũ trang với Đảng Cộng sản Việt Nam, với chế độ Xã hội chủ nghĩa; đồng thời lực lượng vũ trang chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng là vấn đề đặc biệt quan trọng để bảo đảm sức mạnh, bảo đảm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ cao cả của lực lượng vũ trang trong mọi hoàn cảnh. Việc Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 quy định rõ về bản chất chính trị, vai trò, nhiệm vụ trọng tâm của lực lượng vũ trang trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc là phù hợp. Quy định này là cơ sở pháp lý cao nhất để xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, từng bước hiện đại đáp ứng tốt mọi yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm an ninh quốc gia trước mắt và lâu dài. |
Thứ ba, đấu tranh có hiệu quả trên lĩnh vực chính trị - tư tưởng, lý luận và văn hóa.
Cuộc đấu tranh tư tưởng hiện nay đang diễn ra trên quy mô toàn cầu, song địa bàn quan trọng của nó lại nằm trong các nước xã hội chủ nghĩa còn lại trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Cuộc đấu tranh này được các thế lực thù địch kết hợp giữa đấu tranh hệ tư tưởng lý luận với chiến tranh tâm lý, kết hợp với các thủ đoạn gây sức ép, khống chế về kinh tế với răn đe về quân sự và bạo lực, khai thác triệt để các nhân tố nội bộ trong đảng cộng sản, trong nội bộ các quốc gia, kết hợp cả những nhân tố “mưa dầm” với gây đột biến, bạo loạn mất ổn định chính trị, kết hợp cả việc tác động làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường với việc khai thác các yếu tố dân chủ, tự do, nhân quyền nhằm mục đích kích động tâm lý ly khai chống đối. Đặc biệt sự tác động của quá trình toàn cầu hóa trong vài thập niên gần đây, làn sóng đầu tư đã lan rộng đến Việt Nam. Các quá trình hội nhập kinh tế thế giới đã đưa nền kinh tế Việt Nam vào mạng lưới sản xuất công nghiệp, tri thức và công nghệ của khu vực và thế giới. Các khu công nghiệp được hình thành khắp nơi trên đất nước. Các nhà cao tầng, các trung tâm ngân hàng địa ốc, các sở giao dịch khoáng sản, sự khai thác lâm sản... trở nên vô cùng sôi động. Sự tác động của quá trình toàn cầu hóa làm cho đời sống tinh thần, đạo đức, văn hóa, tâm lý, tư tưởng bị ảnh hưởng không nhỏ, cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, lý luận gặp không ít khó khăn. Vì vậy đổi mới và chỉnh đốn Đảng vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa là nhiệm vụ lâu dài, là quy luật tồn tại và phát triển của Đảng. Để có đủ khả năng và điều kiện lãnh đạo cách mạng, Đảng phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu về mọi mặt. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng. Để khôi phục hình tượng trung thực và trong sáng của người đảng viên cộng sản, để cho Đảng thật sự trở thành lương tâm, vinh dự và tự hào của quần chúng, phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch”. “Muốn thế phải xử trí kịp thời và nghiêm khắc những cán bộ, đảng viên đã thoái hóa, biến chất, đục khoét, tham nhũng, lợi dụng chức quyền, ức hiếp quần chúng. Đó là những ung nhọt, có khả năng gây hoại thư trên cơ thể của Đảng, phải kiên quyết cắt bỏ chúng”(3)./.
----------------------------------------------
(1) Trung tướng, GS, NGND Trần Xuân Trường: Về định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam - lý luận và thực tiễn, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, tr. 633
(2) Điều 70, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
(3) Nguyễn Văn Linh: Xây dựng Đảng rèn luyện đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Quân đội nhân dân Hà Nội, 2003, tr. 223
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 01 đến ngày 07-7-2013  (08/07/2013)
Bán đảo Cà Mau trước nguy cơ sụt lún đất, xói lở bờ biển  (08/07/2013)
Khe Sanh 1968 - Sức mạnh Việt Nam  (07/07/2013)
Thu hút vốn FDI  (07/07/2013)
Kỷ niệm 45 năm chiến thắng Khe Sanh giải phóng Hướng Hóa  (07/07/2013)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay