Dễ cùng thuyền, khó cùng hội
15:05, ngày 17-05-2013
TCCSĐT - Đối với Mỹ, sự nhất trí đạt được với Nga về tổ chức một Hội nghị quốc tế mới về Xy-ri là kết quả đáng kể nhất mà Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Giôn Ke-ry (John Kerry) đạt được trong chuyến thăm Nga mới rồi.
Đối với bên ngoài, điều được quan tâm nhiều nhất không phải là hội nghị sắp tới, mà là việc ngoại giao của Nga lại chủ động trong vấn đề Xy-ri và việc Mỹ và Nga nhất trí cách tiếp cận chung về giải pháp chính trị cho vấn đề này. Những diễn biến ấy đã tác động mạnh mẽ tới chuyến thăm sau đó của Thủ tướng Anh Đa-vít Ca-mê-rôn (David Cameron) và tới đây là chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Đức Guy-đô Oét-tơ-ven-lơ (Guido Westerwelle) tới Nga.
Sự đồng thuận quan điểm giữa các đối tác này trong vấn đề Xy-ri tập trung chủ yếu vào việc thành lập chính phủ chuyển tiếp cho thời kỳ quá độ ở nước này giữa các bên hiện đang đối đầu nhau ở Xy-ri. Hoạt động của chính phủ này chỉ có thể được bảo đảm có hiệu quả, đúng mục tiêu và theo lộ trình thời gian đề ra khi có sự bảo lãnh của các đối tác bên ngoài liên quan trực tiếp cũng như gián tiếp. Hay nói cách khác, việc thành lập một chính phủ như thế ở Xy-ri phải là kết quả của một Hội nghị quốc tế về Xy-ri.
Thỏa thuận mới rồi giữa Nga và Mỹ về việc tổ chức hội nghị quốc tế nhằm tìm kiếm giải pháp chính trị cho vấn đề Xy-ri còn phát đi thông điệp tới tất cả các địa chỉ liên quan rằng, Mỹ và Nga không chỉ chủ trương mà còn thúc đẩy quá trình tìm kiếm giải pháp chính trị cho tình hình Xy-ri hiện nay. Đó cũng là cách Nga thể hiện sự phản đối mọi dự định của bên ngoài can thiệp quân sự vào tình hình Xy-ri và cảnh báo Mỹ cũng như các đồng minh của quốc gia này chớ có đơn phương trang bị vũ khí cho lực lượng chống chính phủ ở Xy-ri.
Không phải ngẫu nhiên mà Nga vẫn khẳng định sẽ bán những hệ thống phòng không hiện đại cho Chính phủ Xy-ri. Đi cùng với Nga như thế sẽ giúp Chính phủ của tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma có thêm thời gian để tìm lối thoát ra khỏi tình thế khó xử khi không muốn can thiệp quân sự vào Xy-ri, cũng như chưa sẵn sàng vũ trang cho lực lượng chống chính phủ ở Xy-ri. Mỹ đang phải đối phó với áp lực ngày càng thêm gia tăng từ phía các đồng minh ở châu Âu lẫn khu vực Trung Đông khi cho rằng, Mỹ quá rụt dè và ngần ngại, thậm chí không có định hướng chiến lược rõ ràng về diễn biến tình hình ở Xy-ri.
Như vậy, có thể nói là Mỹ và Nga ít nhất đã "cùng thuyền" trên phương diện tiếp cận giải pháp chính trị cho vấn đề Xy-ri. Chỉ có điều cùng thuyền dễ hơn cùng hội. Để có thể tổ chức được hội nghị nói trên và đặc biệt là để hội nghị đó đạt được kết quả cụ thể, thiết thực và khả thi thì phải thuyết phục và vận động tất cả các bên liên quan trực tiếp cũng như gián tiếp tham gia. Cả phe Chính phủ Xy-ri lẫn phía chống chính phủ đều đã không tham gia hội nghị quốc tế trước đây về Xy-ri tổ chức tại Giơ-ne-vơ (Thụy Sỹ). Sau câu hỏi về các phe ở Xy-ri tham dự hội nghị là câu hỏi các đối tác bên ngoài nào sẽ có mặt tại hội nghị lần này. Mỹ, Nga, Liên hợp quốc và một số đối tác khác ở châu Âu nằm trong diện không thể thiếu và cũng tương tự vậy với các đối tác quan trọng nhất trong khu vực như I-ran, Thổ Nhĩ Kỳ, A-rập Xê út, Ca-ta. Một câu hỏi lớn nữa là đương kim Tổng thống Xy-ri Ba-xa An Át-sát (Bashar al-Assad) sẽ đóng vai trò gì hoặc sẽ được dành cho vai trò gì trong chính phủ chuyển tiếp nói riêng cũng như trong tương lai của Xy-ri nói chung.
Thực chất ở đây là việc xác định rõ bản chất và phạm vi của khía cạnh nội bộ cũng như khía cạnh quốc tế của giải pháp chính trị cho vấn đề Xy-ri cùng với sự hài hòa giữa hai khía cạnh này. Trong tất cả những chuyện ấy, lợi ích giữa các bên hiện vẫn còn tạo nên sự khác biệt nhau rất cơ bản, nếu như không nói là đối kháng nhau. Cho nên Mỹ và Nga còn phải đồng hành trên con đường dài để tổ chức được hội nghị quốc tế mới về Xy-ri và còn phải vượt qua không ít trắc trở để hội nghị này thực sự đạt kết quả cụ thể tạo ra bước chuyển cơ bản hướng tới giải pháp chính trị cho Xy-ri./.
Sự đồng thuận quan điểm giữa các đối tác này trong vấn đề Xy-ri tập trung chủ yếu vào việc thành lập chính phủ chuyển tiếp cho thời kỳ quá độ ở nước này giữa các bên hiện đang đối đầu nhau ở Xy-ri. Hoạt động của chính phủ này chỉ có thể được bảo đảm có hiệu quả, đúng mục tiêu và theo lộ trình thời gian đề ra khi có sự bảo lãnh của các đối tác bên ngoài liên quan trực tiếp cũng như gián tiếp. Hay nói cách khác, việc thành lập một chính phủ như thế ở Xy-ri phải là kết quả của một Hội nghị quốc tế về Xy-ri.
Thỏa thuận mới rồi giữa Nga và Mỹ về việc tổ chức hội nghị quốc tế nhằm tìm kiếm giải pháp chính trị cho vấn đề Xy-ri còn phát đi thông điệp tới tất cả các địa chỉ liên quan rằng, Mỹ và Nga không chỉ chủ trương mà còn thúc đẩy quá trình tìm kiếm giải pháp chính trị cho tình hình Xy-ri hiện nay. Đó cũng là cách Nga thể hiện sự phản đối mọi dự định của bên ngoài can thiệp quân sự vào tình hình Xy-ri và cảnh báo Mỹ cũng như các đồng minh của quốc gia này chớ có đơn phương trang bị vũ khí cho lực lượng chống chính phủ ở Xy-ri.
Không phải ngẫu nhiên mà Nga vẫn khẳng định sẽ bán những hệ thống phòng không hiện đại cho Chính phủ Xy-ri. Đi cùng với Nga như thế sẽ giúp Chính phủ của tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma có thêm thời gian để tìm lối thoát ra khỏi tình thế khó xử khi không muốn can thiệp quân sự vào Xy-ri, cũng như chưa sẵn sàng vũ trang cho lực lượng chống chính phủ ở Xy-ri. Mỹ đang phải đối phó với áp lực ngày càng thêm gia tăng từ phía các đồng minh ở châu Âu lẫn khu vực Trung Đông khi cho rằng, Mỹ quá rụt dè và ngần ngại, thậm chí không có định hướng chiến lược rõ ràng về diễn biến tình hình ở Xy-ri.
Như vậy, có thể nói là Mỹ và Nga ít nhất đã "cùng thuyền" trên phương diện tiếp cận giải pháp chính trị cho vấn đề Xy-ri. Chỉ có điều cùng thuyền dễ hơn cùng hội. Để có thể tổ chức được hội nghị nói trên và đặc biệt là để hội nghị đó đạt được kết quả cụ thể, thiết thực và khả thi thì phải thuyết phục và vận động tất cả các bên liên quan trực tiếp cũng như gián tiếp tham gia. Cả phe Chính phủ Xy-ri lẫn phía chống chính phủ đều đã không tham gia hội nghị quốc tế trước đây về Xy-ri tổ chức tại Giơ-ne-vơ (Thụy Sỹ). Sau câu hỏi về các phe ở Xy-ri tham dự hội nghị là câu hỏi các đối tác bên ngoài nào sẽ có mặt tại hội nghị lần này. Mỹ, Nga, Liên hợp quốc và một số đối tác khác ở châu Âu nằm trong diện không thể thiếu và cũng tương tự vậy với các đối tác quan trọng nhất trong khu vực như I-ran, Thổ Nhĩ Kỳ, A-rập Xê út, Ca-ta. Một câu hỏi lớn nữa là đương kim Tổng thống Xy-ri Ba-xa An Át-sát (Bashar al-Assad) sẽ đóng vai trò gì hoặc sẽ được dành cho vai trò gì trong chính phủ chuyển tiếp nói riêng cũng như trong tương lai của Xy-ri nói chung.
Thực chất ở đây là việc xác định rõ bản chất và phạm vi của khía cạnh nội bộ cũng như khía cạnh quốc tế của giải pháp chính trị cho vấn đề Xy-ri cùng với sự hài hòa giữa hai khía cạnh này. Trong tất cả những chuyện ấy, lợi ích giữa các bên hiện vẫn còn tạo nên sự khác biệt nhau rất cơ bản, nếu như không nói là đối kháng nhau. Cho nên Mỹ và Nga còn phải đồng hành trên con đường dài để tổ chức được hội nghị quốc tế mới về Xy-ri và còn phải vượt qua không ít trắc trở để hội nghị này thực sự đạt kết quả cụ thể tạo ra bước chuyển cơ bản hướng tới giải pháp chính trị cho Xy-ri./.
Hội nghị tập huấn công tác xây dựng gia đình  (17/05/2013)
Thuế “lưu kho” bất động sản - giải pháp cần quan tâm  (17/05/2013)
Gặp mặt công nhân, lao động tiêu biểu xuất sắc được nhận giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh lần II-2013  (17/05/2013)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên