Ngân hàng Thế giới đẩy mạnh quan hệ đối tác với Việt Nam để tiếp tục giảm nghèo
Phát biểu với báo chí, ông Axel van Trotsenburg cho biết, đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của ông với cương vị là Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương. Ông bày tỏ niềm vinh hạnh được gặp mặt đại diện Chính phủ, các bộ, ngành để thảo luận một loạt các vấn đề phát triển và cách giải quyết những thách thức đặt ra đối với Việt Nam trong tương lai.
Trong 3 năm qua, Ngân hàng Thế giới (WB) đã có những chương trình hỗ trợ mạnh nhất đối với Việt Nam. Hiện WB là đối tác lớn nhất phối hợp với Việt Nam trong công tác giảm nghèo. Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Axel van Trotsenburg cho biết, “Việt Nam là quốc gia dẫn đầu thế giới trong việc giảm nghèo trong 2 thập kỷ vừa qua và sử dụng hiệu quả nguồn viện trợ chính thức, trong đó có nguồn hỗ trợ từ Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA). Chúng tôi rất vui mừng vì quan hệ đối tác với Việt Nam đã góp phần vào thành công này. Chúng tôi mong muốn tiếp tục hỗ trợ nỗ lực của Việt Nam tiếp tục giảm nghèo với trọng tâm đặc biệt vào nhóm dân tộc thiểu số”. Những nỗ lực từ phía Việt Nam là minh chứng hùng hồn nhất cho việc Việt Nam tự lực giảm nghèo. Thời gian ở Việt Nam giúp Phó Chủ tịch WB hiểu thêm về sự hợp tác, những quan điểm của Chính phủ Việt Nam. WB cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ, hợp tác với Việt Nam trên các lĩnh vực: cung cấp những kinh nghiệm, thực hiện các nghiên cứu, so sánh trên nhiều lĩnh vực khác nhau…
Trả lời báo chí Việt Nam, ông Alex cho biết, Việt Nam đang chịu ảnh hưởng chung của nền kinh tế thế giới, tỷ lệ tăng trưởng thời gian qua giảm, chỉ đạt 5,2%. Đây là những khó khăn, thách thức mà Việt Nam phải nỗ lực vượt qua. Điều quan trọng về lâu dài, cần phải có kết cấu hạ tầng tốt, gắn với chất lượng giáo dục, tạo việc làm; trang bị những kỹ năng, kiến thức cho thanh niên tham gia thị trường trong tương lai; chú trọng những lĩnh vực, ngành nghề quan trọng. Việc đầu tư cho thanh niên chính là nhân tố quan trọng nhất đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.
Đối với Việt Nam, WB tiếp tục phối hợp, hỗ trợ trên các lĩnh vực có nhiều kinh nghiệm như: quan hệ đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển giáo dục, y tế, an sinh xã hội, nông nghiệp và biến đổi khí hậu. Hiện, có 55 dự án thực hiện ở Việt Nam trên các lĩnh vực này, giải ngân trên 55 triệu USD. WB hỗ trợ công tác giảm nghèo ở Việt Nam thông qua Khoản tín dụng Hỗ trợ giảm nghèo (PRSC). Ở giai đoạn này, Việt Nam có thể nhận được nguồn ưu đãi lớn, những khoản tín dụng có thời hạn 20 năm, lãi suất 1,25%, được huy động từ nhiều nguồn. 52 nhà tài trợ thuộc IDA 16 đã tham gia với tổng vốn lên đến 50 tỷ USD, trong đó Việt Nam được hỗ trợ lên đến 4 tỷ USD. Tháng 3-2013, vòng đàm phán IDA 17 bắt đầu và WB khuyến nghị Việt Nam tiếp tục được hưởng lợi từ nguồn quỹ này với mức lãi suất cạnh tranh.
Liên quan đến vấn đề chi trả nợ của Việt Nam đối với WB, ông Alex nhấn mạnh, Việt Nam luôn bảo đảm mức trả nợ, luôn nghiêm túc trong việc trả nợ cho WB. Đánh giá về hiệu quả của các khoản vay từ WB, Phó Chủ tịch WB khẳng định, hằng năm, WB luôn có những nghiên cứu, phân tích đánh giá về vấn đề này. Trong 20 năm qua, Việt Nam đã đạt được kết quả khá ấn tượng và là nước đi đầu trong việc giảm nghèo, điều đó cho thấy Việt Nam đã sử dụng hiệu quả nguồn hỗ trợ từ WB. Ông mong muốn, WB tiếp tục là đối tác, mang lại lợi ích tối đa giúp Việt Nam có được những dự án tốt hơn trong thời gian tới./.
Phát động Tuần lễ “Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2013”  (08/05/2013)
Đoàn đại biểu Quốc hội các địa phương tiếp tục các hoạt động tiếp xúc cử tri trước kỳ họp Quốc hội  (08/05/2013)
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo hỗ trợ 3.455 tấn gạo cho 4 tỉnh  (08/05/2013)
Khai mạc triển lãm quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 20  (08/05/2013)
Việt Nam đưa ra nhiều đề xuất, sáng kiến ở ADMM-7  (08/05/2013)
Việt Nam luôn coi trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt với Đông Timo  (08/05/2013)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên