Thất bại được báo trước
09:35, ngày 30-11-2012
TCCSĐT - Tại Hội nghị cấp cao mới rồi ở Brúc-xen (Brussel - Bỉ), 27 thành viên EU đã không đạt được sự nhất trí về ngân sách cho thời gian từ 2014 đến 2020. Sự nhất trí duy nhất đạt được ở Hội nghị này là EU sẽ nối lại các cuộc thương thảo về chủ đề trên vào đầu năm tới.
Thất bại của Hội nghị cấp cao này không ngoài dự đoán chung của dư luận. Nó đã được báo từ trước bởi Thủ tướng Anh Đa-vít Ca-mê-rôn (David Cameron) đã thẳng thừng tuyên bố sẽ sử dụng quyền phủ quyết nếu như những yêu cầu của Anh không được đáp ứng. Đáp ứng yêu cầu của Anh có nghĩa là EU phải tiết kiệm chi tiêu nhiều hơn nữa, có nghĩa là phải cắt giảm ngân sách mà nếu cắt giảm ngân sách thì sẽ có nhiều thành viên EU nữa không chấp nhận.
Thất bại của Hội nghị này được báo trước và không thể tránh khỏi vì mọi dự toán ngân sách được đưa ra làm cơ sở để bàn thảo đều không dung hòa được lợi ích riêng của các nhóm thành viên. Thực chất ở đây là sự xung khắc lợi ích giữa những thành viên đóng góp vào ngân sách chung cho EU nhiều hơn nhận về từ đó, với những thành viên góp ít mà nhận về nhiều. Chỉ khoảng 6% ngân sách của EU được sử dụng để bộ máy EU hoạt động, 94% còn lại được phân bổ cho các chương trình, dự án và quỹ tài chính khác nhau để hỗ trợ các thành viên, nhưng không phải ai cũng được lợi như ai. Các thành viên đóng góp khác nhau vào tài chính chung và nhận lại được mức độ khác nhau từ đó. Sự không công bằng này sẽ là chuyện tất yếu nếu EU coi đó là biểu hiện của "tình đoàn kết và gắn bó trong nội bộ EU" và cần thiết nếu EU muốn thu hẹp và xóa bỏ khoảng cách về phát triển, thu nhập và thịnh vượng giữa các thành viên. Tuy nhiên, nó lại là chuyện chính trị nội bộ rất nhạy cảm ở nhiều thành viên EU mà Anh là trường hợp điển hình. Chính phủ rất khó giải thích cho người dân hiểu và thuyết phục để họ chấp nhận việc đóng góp tài chính nhiều hơn nhận về.
Anh, Đức, Hà Lan và Thụy Điển muốn EU phải tiết kiệm chi tiêu nhiều hơn nữa bởi họ đều thuộc diện thành viên "góp nhiều, nhận ít". Các thành viên EU ở Nam và Trung Âu thì không muốn thế bởi ngân sách chung cho EU càng lớn thì họ càng được lợi. Cho nên họ phản đối cắt giảm ngân sách hoặc chỉ chấp nhận cắt giảm ngân sách ở những chương mục không ảnh hưởng đến lợi ích của họ. Pháp và I-ta-li-a tuy cũng thuộc diện "góp nhiều nhận ít" nhưng lại không muốn ngân sách của EU bị cắt giảm bởi nếu cắt giảm ngân sách của EU cho nông nghiệp thì rất bất lợi cho Pháp và nếu cắt giảm ngân sách cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và cải cách kinh tế thì lại rất bất lợi cho I-ta-li-a. Cái khó đối với EU trong việc lập và thông qua dự toán ngân sách này là phải giảm bao nhiêu thì mới được các thành viên chấp nhận và sau đó giảm bao nhiêu ở chương mục ngân sách nào thì mới làm vừa lòng tất cả để không bị phủ quyết. Thủ tướng Anh Đa-vít Ca-mê-rôn bị coi là thủ phạm chính khiến Hội nghị cấp cao này thất bại. Trong thực chất còn có không ít thành viên khác góp phần không kém gì ông D.Ca-mê-rôn vào thất bại này.
Thất bại của Hội nghị này không đồng nghĩa với việc EU không còn có tiền ngân sách để hoạt động, nhưng phơi bày thực trạng hiện tại thật chẳng hay ho gì trong EU. Đó là cuộc khủng hoảng tài chính và tăng trưởng kinh tế khó khăn đã khiến EU càng ngày càng khó khăn thêm trong việc tìm kiếm tiếng nói chung trong những vấn đề liên quan đến lợi ích chung. Sự gắn kết nội bộ ngày càng thêm lỏng lẻo và chiều hướng ly tâm cứ ngày càng gia tăng. Nó làm cho EU chưa bao giờ bị thách thức và yếu thế như hiện tại. Nó làm cho sự khác biệt giữa EU mà các chính trị gia chủ ý duy trì với EU mà người dân trong EU mong muốn ngày càng thêm sâu sắc. Nếu như EU coi đây là một lần vấp ngã để rút ra từ đó những bài học cần thiết cho tương lai thì ít ra hội nghị cấp cao này cũng còn có được chút tác động tích cực./.
Thất bại của Hội nghị này được báo trước và không thể tránh khỏi vì mọi dự toán ngân sách được đưa ra làm cơ sở để bàn thảo đều không dung hòa được lợi ích riêng của các nhóm thành viên. Thực chất ở đây là sự xung khắc lợi ích giữa những thành viên đóng góp vào ngân sách chung cho EU nhiều hơn nhận về từ đó, với những thành viên góp ít mà nhận về nhiều. Chỉ khoảng 6% ngân sách của EU được sử dụng để bộ máy EU hoạt động, 94% còn lại được phân bổ cho các chương trình, dự án và quỹ tài chính khác nhau để hỗ trợ các thành viên, nhưng không phải ai cũng được lợi như ai. Các thành viên đóng góp khác nhau vào tài chính chung và nhận lại được mức độ khác nhau từ đó. Sự không công bằng này sẽ là chuyện tất yếu nếu EU coi đó là biểu hiện của "tình đoàn kết và gắn bó trong nội bộ EU" và cần thiết nếu EU muốn thu hẹp và xóa bỏ khoảng cách về phát triển, thu nhập và thịnh vượng giữa các thành viên. Tuy nhiên, nó lại là chuyện chính trị nội bộ rất nhạy cảm ở nhiều thành viên EU mà Anh là trường hợp điển hình. Chính phủ rất khó giải thích cho người dân hiểu và thuyết phục để họ chấp nhận việc đóng góp tài chính nhiều hơn nhận về.
Anh, Đức, Hà Lan và Thụy Điển muốn EU phải tiết kiệm chi tiêu nhiều hơn nữa bởi họ đều thuộc diện thành viên "góp nhiều, nhận ít". Các thành viên EU ở Nam và Trung Âu thì không muốn thế bởi ngân sách chung cho EU càng lớn thì họ càng được lợi. Cho nên họ phản đối cắt giảm ngân sách hoặc chỉ chấp nhận cắt giảm ngân sách ở những chương mục không ảnh hưởng đến lợi ích của họ. Pháp và I-ta-li-a tuy cũng thuộc diện "góp nhiều nhận ít" nhưng lại không muốn ngân sách của EU bị cắt giảm bởi nếu cắt giảm ngân sách của EU cho nông nghiệp thì rất bất lợi cho Pháp và nếu cắt giảm ngân sách cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và cải cách kinh tế thì lại rất bất lợi cho I-ta-li-a. Cái khó đối với EU trong việc lập và thông qua dự toán ngân sách này là phải giảm bao nhiêu thì mới được các thành viên chấp nhận và sau đó giảm bao nhiêu ở chương mục ngân sách nào thì mới làm vừa lòng tất cả để không bị phủ quyết. Thủ tướng Anh Đa-vít Ca-mê-rôn bị coi là thủ phạm chính khiến Hội nghị cấp cao này thất bại. Trong thực chất còn có không ít thành viên khác góp phần không kém gì ông D.Ca-mê-rôn vào thất bại này.
Thất bại của Hội nghị này không đồng nghĩa với việc EU không còn có tiền ngân sách để hoạt động, nhưng phơi bày thực trạng hiện tại thật chẳng hay ho gì trong EU. Đó là cuộc khủng hoảng tài chính và tăng trưởng kinh tế khó khăn đã khiến EU càng ngày càng khó khăn thêm trong việc tìm kiếm tiếng nói chung trong những vấn đề liên quan đến lợi ích chung. Sự gắn kết nội bộ ngày càng thêm lỏng lẻo và chiều hướng ly tâm cứ ngày càng gia tăng. Nó làm cho EU chưa bao giờ bị thách thức và yếu thế như hiện tại. Nó làm cho sự khác biệt giữa EU mà các chính trị gia chủ ý duy trì với EU mà người dân trong EU mong muốn ngày càng thêm sâu sắc. Nếu như EU coi đây là một lần vấp ngã để rút ra từ đó những bài học cần thiết cho tương lai thì ít ra hội nghị cấp cao này cũng còn có được chút tác động tích cực./.
Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh báo cáo kết quả kiểm điểm  (29/11/2012)
Chính phủ giải đáp về "xe chính chủ" và thủy điện  (29/11/2012)
“Ngành thuế sẽ liên tục cải cách thủ tục hành chính”  (29/11/2012)
Việt Nam dự đại hội của đảng cầm quyền Malaysia  (29/11/2012)
Thực hiện việc kiềm chế lạm phát của cả năm 2013  (29/11/2012)
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên