Muộn còn hơn không bao giờ
21:00, ngày 27-09-2012
TCCSĐT - Ngày 19-9-2012, Chính phủ Liên bang Nga chính thức quyết định chấm dứt hoạt động của Cơ quan phát triển quốc tế của Mỹ trên lãnh thổ Nga. Quyết định này thể hiện quan điểm rõ ràng của Mát-xcơ-va về vai trò của cơ quan này cũng như một số tổ chức phi chính phủ nhận tài trợ từ nước ngoài trong việc “xúc tiến dân chủ” ở Nga.
Cơ quan phát triển quốc tế của Mỹ - USAID (United States Agency for International Development) là một tổ chức độc lập của Chính phủ Mỹ được giao nhiệm vụ viện trợ phi quân sự cho các nước khác như phát triển thương mại, kinh tế, nông nghiệp, y tế, viện trợ nhân đạo khẩn cấp, hỗ trợ ngăn ngừa xung đột và xúc tiến dân chủ ở hơn 100 quốc gia.
Tổng thống Mỹ Giôn Ken-nơ-đi (John Kennedy) đã ký quyết định thành lập USAID vào tháng 10-1961. Hằng năm, Chính phủ Mỹ chi gần 1% ngân sách liên bang cho USAID. Hiện nay, USAID có đại diện ở đa số các nước trên thế giới. Tuy nhiên, USAID cũng giống như tấm huân chương có hai mặt. Mặt phải là một số hoạt động tích cực không thể phủ nhận của tổ chức này trong các hoạt động viện trợ nhân đạo cho một số nước. Còn mặt trái là thông qua hoạt động này, USAID đã can thiệp vào tiến trình chính trị của các nước nhận viện trợ.
Ở Liên bang Nga, USAID hoạt động từ năm 1992 đến năm 2012. USAID đã hợp tác với nhiều cơ quan nhà nước và các tổ chức phi chính phủ ở Nga. Theo số liệu của Bộ Ngoại giao Mỹ, USAID đã chi khoảng 2,7 tỷ USD cho các hoạt động tại Nga. Riêng trong năm 2012, ngân sách của USAID chi cho các hoạt động ở Nga vào khoảng 50 triệu USD. Theo thống kê của phía Nga, khoảng 40 % ngân sách của USAID được chi trực tiếp cho các tổ chức phi chính phủ ở Nga. Mặt trái của “tấm huân chương USAID” ở Nga là hơn một nửa số tiền viện trợ của USAID tại Nga được chi cho những hoạt động được gọi là “bảo vệ nhân quyền” và “thúc đẩy dân chủ”, nhưng thực chất là vận động nước Nga đi theo “mô hình dân chủ” của phương Tây. Tác động này thể hiện ở những mức độ khác nhau trong 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1 từ năm 1992 tới năm 2000 dưới thời Tổng thống Nga Bô-rít En-xin, USAID sử dụng viện trợ thông qua các tổ chức phi chính phủ nhằm định hướng nước Nga đi theo “mô hình dân chủ phương Tây”, nhưng trên thực tế đã đẩy nước Nga tiếp tục lún sâu vào cuộc khủng hoảng toàn diện về chính trị và kinh tế - xã hội.
Giai đoạn 2 từ năm 2000 tới năm 2008, trong giai đoạn này, Tổng thống Nga V.Pu-tin đã quyết định đoạn tuyệt với “mô hình dân chủ phương Tây” và đưa nước Nga đi theo mô hình “dân chủ có chủ quyền” nhằm xây dựng và phát triển một nước Nga mới. Do đó trong thời kỳ này, một số tổ chức phi chính phủ của nước ngoài nhận tiền tài trợ của USAID tham gia các hoạt động nhằm loại bỏ ông V.Pu-tin ra khỏi chính trưởng nước Nga mà đỉnh điểm là chiến dịch cổ súy cho nhà tỷ phú Nga Mi-kha-in Khô-đô-cốp-xki (Mikhail Khodorcovski) ra tranh cử tổng thống Nga vào năm 2004. Chiến dịch này đã thất bại sau quyết định của Chính phủ Nga bắt giam nhân vật này vào năm 2003 do vi phạm pháp luật Nga trong hoạt động kinh doanh.
Giai đoạn 3 từ năm 2008 đến năm 2012, trùng với nhiệm kỳ cầm quyền của Tổng thống Nga Đ. Mét-vê-đép. Đây là thời gian các tổ chức phi chính phủ mọc lên như nấm ở Nga núp dưới chủ trương “cài đặt lại” quan hệ với Mát-xcơ-va để tác động sâu vào các quá trình chính trị ở quốc gia này. Đây cũng là thời kỳ các tổ chức phi chính phủ ở Nga nhận tài trợ nhiều nhất của USAID để tổ chức các hoạt động gây bất ổn chính trị ở Nga mà đỉnh điểm là chiến dịch tẩy chay cuộc bầu cử vào Đu-ma Quốc gia Nga cuối năm 2011 và cuộc bầu cử tổng thống Nga đầu năm 2012.
Để chuẩn bị cho chiến dịch bầu cử ở Nga vào năm 2012, ngay từ năm 2007, Ủy ban quan hệ quốc tế của Hạ viện Mỹ tổ chức các cuộc điều trần để thông qua quyết định xây dựng cơ sở luận chứng cho một chiến dịch quy mô lớn nhằm tác động vào các cuộc bầu cử sắp tới ở Nga, cũng như xác định hình thức và phương pháp gây ảnh hưởng của Mỹ đối với các hoạt động này. Tham gia các cuộc điều trần đó có các chuyên gia phân tích chính trị hàng đầu của Mỹ chuyên nghiên cứu về Nga, trong đó có Mai-cơn Mác-phôn (Michael McFaul), từng là Giám đốc phụ trách Ban Nghiên cứu về Nga và lục địa Á-Âu thuộc Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ, người về sau được Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma bổ nhiệm vào cương vị Đại sứ của Mỹ ở Nga vào cuối năm 2011. Mai-cơn Mác-phôn không chỉ là người đề xuất chủ trương “cài đặt lại” quan hệ Mỹ-Nga, mà còn là một chuyên gia nghiên cứu về Nga. Ông đã từng viết 20 cuốn sách và nhiều bài báo về tình hình chính trị nội bộ ở Nga và có rất nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức các cuộc "cách mạng sắc màu" trong không gian hậu Xô-viết. Trong các cuộc điều trần đó, Mai-cơn Mác-phôn đã đưa ra những đề xuất cụ thể và thực tế để thực hiện chiến dịch phá hoại cuộc bầu cử Tổng thống ở Nga vào năm 2012.
Mục đích của chiến dịch này là làm thất bại ý định của Tổng thống V.Pu-tin quay trở lại Điện Crem-li, hoặc ít nhất cũng giảm thiểu thắng lợi của ông trong cuộc bầu cử tổng thống Nga vào tháng 3-2012. Ngay cả sau khi ông V.Pu-tin giành thắng lợi trong cuộc bầu cử được cộng đồng quốc tế công nhận là minh bạch, công bằng và đúng pháp luật, một số tổ chức phi chính phủ nhận tiền của USAID vẫn tiếp tục kích động và tiến hành các cuộc biểu tình nhằm phá hoại chủ trương của ban lãnh đạo mới ở Nga trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế-xã hội bức xúc và làm mất uy tín của nước Nga trên thế giới.
Kể từ khi nhậm chức nhiệm kỳ 3, Tổng thống Nga V. Pu-tin đã quyết định kiểm soát chặt hơn đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nhận tài trợ của nước ngoài, ban hành quy định áp dụng các biện phát trừng phạt mới đối với những hành động vi phạm khi tham gia mít tinh-biểu tình, hoặc quy trách nhiệm hình sự cho tội vu khống. Những quyết định này thể hiện sự lo ngại sâu sắc về sự can dự của các tổ chức phi chính phủ vào đời sống chính trị của nước Nga trong bối cảnh các lực lượng đối lập không ngừng gia tăng hoạt động chống phá và gây bất ổn chính trị - xã hội ở Nga.
Do đó, lý do chính thức do phía Nga đưa ra khi quyết định ngừng hoạt động của USAID là cơ quan này đã thông qua hoạt động tài trợ cho các tổ chức phi chính phủ để gây ảnh hưởng tiêu cực tới các tiến trình chính trị, các thiết chế xã hội dân sự và các cuộc bầu cử. Gần đây, Chính phủ Nga đã nhiều lần cảnh báo USAID về những hoạt động gây lo ngại của họ tại các khu vực của Nga, trong đó đáng báo động là khu vực Cáp-ca. Trước đó, ngày 13-7-2012, Đu-ma Quốc gia đã ban hành luật về điều chỉnh quản lý một số hoạt động của các tổ chức phi chính phủ. Luật này chỉ liên quan đến các tổ chức xã hội có những hoạt động liên quan tới chính trị như tổ chức “Ký ức” (Memorial), hay “Ngôn luận” (Golos) đã từng có những hoạt động chống phá cuộc bầu cử ở Nga cuối năm 2011 và đầu năm 2012.
Bình luận về quyết định của Chính phủ Nga ngừng hoạt động của USAID, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga khẳng định: “Chúng tôi không thể chấp nhận lập trường chính trị của các tổ chức như vậy. Có rất nhiều tổ chức nước ngoài đã nhận tiền tài trợ và có hoạt động vượt “ranh giới đỏ”. Chúng tôi quan ngại sâu sắc về vấn đề này.”
Bình luận sự kiện Chính phủ Nga chấm dứt hoạt động của USAID, Giáo sư An-na-tô-ni Vô-rô-nin (Anatoly Voronin), Viện nghiên cứu Viễn Đông của Nga, cho biết: “Thời gian gần đây, thông qua việc phân phối các khoản tài trợ cho các tổ chức phi chính phủ, USAID đã tác động tới các tiến trình chính trị của Liên bang Nga, tạo ra định hướng sai lệch trong quá trình hình thành ý thức hệ trong xã hội công dân Nga”.
Hãng thông tấn “Tin Tức” của Nga (“Novosti”) đã đăng tải bài viết của Tổng Biên tập tạp chí “Nước Nga trong chính sách toàn cầu”, Phê-đô Lu-li-a-nôp (Phedor Lukianov), trong đó ông cho biết, 20 năm trước đây, một công ty Mỹ đã từng thực hiện đề án trị giá 12 triệu USD do USAID tài trợ nhằm hỗ trợ tuyên truyền và thông tin cho quá trình tư nhân hóa ở Nga. Chính công ty này đã từng có bề dày kinh nghiệm trong việc gây ra các cuộc bạo động chính trị ở các nước châu Mỹ La-tinh trong những năm 1970 và gần đây đứng đằng sau các cuộc cuộc “cách mạng màu” trong không gian hậu Xô-viết.
Theo kết quả điều tra dư luận của báo “Quan điểm” của Nga về tác động của việc Chính phủ Nga quyết định chấm dứt hoạt động của USAID trên lãnh thổ nước này, có 75,4% ý kiến cho rằng quyết định này có lợi và chỉ có 10,5% nhận xét rằng gây thiệt hại đối với Nga. Do đó, theo giới phân tích chính trị ở Nga, quyết định của Mát-xcơ-va chấm dứt hoạt động của USAID trên lãnh thổ Liên bang Nga là kịp thời và hoàn toàn có cơ sở, mặc dù quyết định đó có hơi muộn. Nhưng như phương ngôn Nga có câu: “Muộn còn hơn không bao giờ”.
Còn ở các nước Mỹ La-tinh, tháng 6-2012, Bộ trưởng Ngoại giao các nước thuộc Liên minh Bô-li-va (gồm Bô-li-vi-a, Cu-ba, E-qua-đo, Đô-mi-ni-ca, Ni-ca-ra-goa và Vê-nê-du-ê-la) thống nhất ký Nghị quyết lên án các hoạt động chính trị phi pháp của USAID. Theo Nghị quyết đó, ở các nước Mỹ La-tinh, USAID đã nhiều lần bị “bắt quả tang” tham gia các hoạt động lật đổ các chính phủ được bầu hợp pháp. Trong tất cả các cuộc đảo chính hoặc âm mưu đảo chính nhà nước ở một số nước Mỹ La-tinh đều có sự tham gia của các nhân viên thuộc Cục Tình báo Trung ương Mỹ hoạt động dưới danh nghĩa USAID. Những nhân viên này tham gia tuyển chọn người lãnh đạo của các lực lượng đối lập, viện trợ tài chính và tiến hành các hoạt động tuyên truyền chống chính quyền sở tại.
Những người ủng hộ Tổng thống Vê-nê-du-ê-la Hu-gô Cha-vét cho biết, mạng lưới điệp viên hoạt động dưới danh nghĩa USAID đã chuẩn bị kế hoạch tẩy chay cuộc bầu cử tổng thống ngày 7-12-2012 ở Vê-nê-du-ê-la, theo đó nếu Tổng thống Hu-gô Cha-vét giành thắng lợi, họ sẽ tuyên bố kết quả bầu cử là “gian lận”. Do đó, sau quyết định của Chính phủ Nga chấm dứt hoạt động của USAID, sắp tới khả năng có nhiều nước Mỹ La-tinh sẽ đưa ra quyết định tương tự./.
Tổng thống Mỹ Giôn Ken-nơ-đi (John Kennedy) đã ký quyết định thành lập USAID vào tháng 10-1961. Hằng năm, Chính phủ Mỹ chi gần 1% ngân sách liên bang cho USAID. Hiện nay, USAID có đại diện ở đa số các nước trên thế giới. Tuy nhiên, USAID cũng giống như tấm huân chương có hai mặt. Mặt phải là một số hoạt động tích cực không thể phủ nhận của tổ chức này trong các hoạt động viện trợ nhân đạo cho một số nước. Còn mặt trái là thông qua hoạt động này, USAID đã can thiệp vào tiến trình chính trị của các nước nhận viện trợ.
Ở Liên bang Nga, USAID hoạt động từ năm 1992 đến năm 2012. USAID đã hợp tác với nhiều cơ quan nhà nước và các tổ chức phi chính phủ ở Nga. Theo số liệu của Bộ Ngoại giao Mỹ, USAID đã chi khoảng 2,7 tỷ USD cho các hoạt động tại Nga. Riêng trong năm 2012, ngân sách của USAID chi cho các hoạt động ở Nga vào khoảng 50 triệu USD. Theo thống kê của phía Nga, khoảng 40 % ngân sách của USAID được chi trực tiếp cho các tổ chức phi chính phủ ở Nga. Mặt trái của “tấm huân chương USAID” ở Nga là hơn một nửa số tiền viện trợ của USAID tại Nga được chi cho những hoạt động được gọi là “bảo vệ nhân quyền” và “thúc đẩy dân chủ”, nhưng thực chất là vận động nước Nga đi theo “mô hình dân chủ” của phương Tây. Tác động này thể hiện ở những mức độ khác nhau trong 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1 từ năm 1992 tới năm 2000 dưới thời Tổng thống Nga Bô-rít En-xin, USAID sử dụng viện trợ thông qua các tổ chức phi chính phủ nhằm định hướng nước Nga đi theo “mô hình dân chủ phương Tây”, nhưng trên thực tế đã đẩy nước Nga tiếp tục lún sâu vào cuộc khủng hoảng toàn diện về chính trị và kinh tế - xã hội.
Giai đoạn 2 từ năm 2000 tới năm 2008, trong giai đoạn này, Tổng thống Nga V.Pu-tin đã quyết định đoạn tuyệt với “mô hình dân chủ phương Tây” và đưa nước Nga đi theo mô hình “dân chủ có chủ quyền” nhằm xây dựng và phát triển một nước Nga mới. Do đó trong thời kỳ này, một số tổ chức phi chính phủ của nước ngoài nhận tiền tài trợ của USAID tham gia các hoạt động nhằm loại bỏ ông V.Pu-tin ra khỏi chính trưởng nước Nga mà đỉnh điểm là chiến dịch cổ súy cho nhà tỷ phú Nga Mi-kha-in Khô-đô-cốp-xki (Mikhail Khodorcovski) ra tranh cử tổng thống Nga vào năm 2004. Chiến dịch này đã thất bại sau quyết định của Chính phủ Nga bắt giam nhân vật này vào năm 2003 do vi phạm pháp luật Nga trong hoạt động kinh doanh.
Giai đoạn 3 từ năm 2008 đến năm 2012, trùng với nhiệm kỳ cầm quyền của Tổng thống Nga Đ. Mét-vê-đép. Đây là thời gian các tổ chức phi chính phủ mọc lên như nấm ở Nga núp dưới chủ trương “cài đặt lại” quan hệ với Mát-xcơ-va để tác động sâu vào các quá trình chính trị ở quốc gia này. Đây cũng là thời kỳ các tổ chức phi chính phủ ở Nga nhận tài trợ nhiều nhất của USAID để tổ chức các hoạt động gây bất ổn chính trị ở Nga mà đỉnh điểm là chiến dịch tẩy chay cuộc bầu cử vào Đu-ma Quốc gia Nga cuối năm 2011 và cuộc bầu cử tổng thống Nga đầu năm 2012.
Để chuẩn bị cho chiến dịch bầu cử ở Nga vào năm 2012, ngay từ năm 2007, Ủy ban quan hệ quốc tế của Hạ viện Mỹ tổ chức các cuộc điều trần để thông qua quyết định xây dựng cơ sở luận chứng cho một chiến dịch quy mô lớn nhằm tác động vào các cuộc bầu cử sắp tới ở Nga, cũng như xác định hình thức và phương pháp gây ảnh hưởng của Mỹ đối với các hoạt động này. Tham gia các cuộc điều trần đó có các chuyên gia phân tích chính trị hàng đầu của Mỹ chuyên nghiên cứu về Nga, trong đó có Mai-cơn Mác-phôn (Michael McFaul), từng là Giám đốc phụ trách Ban Nghiên cứu về Nga và lục địa Á-Âu thuộc Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ, người về sau được Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma bổ nhiệm vào cương vị Đại sứ của Mỹ ở Nga vào cuối năm 2011. Mai-cơn Mác-phôn không chỉ là người đề xuất chủ trương “cài đặt lại” quan hệ Mỹ-Nga, mà còn là một chuyên gia nghiên cứu về Nga. Ông đã từng viết 20 cuốn sách và nhiều bài báo về tình hình chính trị nội bộ ở Nga và có rất nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức các cuộc "cách mạng sắc màu" trong không gian hậu Xô-viết. Trong các cuộc điều trần đó, Mai-cơn Mác-phôn đã đưa ra những đề xuất cụ thể và thực tế để thực hiện chiến dịch phá hoại cuộc bầu cử Tổng thống ở Nga vào năm 2012.
Mục đích của chiến dịch này là làm thất bại ý định của Tổng thống V.Pu-tin quay trở lại Điện Crem-li, hoặc ít nhất cũng giảm thiểu thắng lợi của ông trong cuộc bầu cử tổng thống Nga vào tháng 3-2012. Ngay cả sau khi ông V.Pu-tin giành thắng lợi trong cuộc bầu cử được cộng đồng quốc tế công nhận là minh bạch, công bằng và đúng pháp luật, một số tổ chức phi chính phủ nhận tiền của USAID vẫn tiếp tục kích động và tiến hành các cuộc biểu tình nhằm phá hoại chủ trương của ban lãnh đạo mới ở Nga trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế-xã hội bức xúc và làm mất uy tín của nước Nga trên thế giới.
Kể từ khi nhậm chức nhiệm kỳ 3, Tổng thống Nga V. Pu-tin đã quyết định kiểm soát chặt hơn đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nhận tài trợ của nước ngoài, ban hành quy định áp dụng các biện phát trừng phạt mới đối với những hành động vi phạm khi tham gia mít tinh-biểu tình, hoặc quy trách nhiệm hình sự cho tội vu khống. Những quyết định này thể hiện sự lo ngại sâu sắc về sự can dự của các tổ chức phi chính phủ vào đời sống chính trị của nước Nga trong bối cảnh các lực lượng đối lập không ngừng gia tăng hoạt động chống phá và gây bất ổn chính trị - xã hội ở Nga.
Do đó, lý do chính thức do phía Nga đưa ra khi quyết định ngừng hoạt động của USAID là cơ quan này đã thông qua hoạt động tài trợ cho các tổ chức phi chính phủ để gây ảnh hưởng tiêu cực tới các tiến trình chính trị, các thiết chế xã hội dân sự và các cuộc bầu cử. Gần đây, Chính phủ Nga đã nhiều lần cảnh báo USAID về những hoạt động gây lo ngại của họ tại các khu vực của Nga, trong đó đáng báo động là khu vực Cáp-ca. Trước đó, ngày 13-7-2012, Đu-ma Quốc gia đã ban hành luật về điều chỉnh quản lý một số hoạt động của các tổ chức phi chính phủ. Luật này chỉ liên quan đến các tổ chức xã hội có những hoạt động liên quan tới chính trị như tổ chức “Ký ức” (Memorial), hay “Ngôn luận” (Golos) đã từng có những hoạt động chống phá cuộc bầu cử ở Nga cuối năm 2011 và đầu năm 2012.
Bình luận về quyết định của Chính phủ Nga ngừng hoạt động của USAID, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga khẳng định: “Chúng tôi không thể chấp nhận lập trường chính trị của các tổ chức như vậy. Có rất nhiều tổ chức nước ngoài đã nhận tiền tài trợ và có hoạt động vượt “ranh giới đỏ”. Chúng tôi quan ngại sâu sắc về vấn đề này.”
Bình luận sự kiện Chính phủ Nga chấm dứt hoạt động của USAID, Giáo sư An-na-tô-ni Vô-rô-nin (Anatoly Voronin), Viện nghiên cứu Viễn Đông của Nga, cho biết: “Thời gian gần đây, thông qua việc phân phối các khoản tài trợ cho các tổ chức phi chính phủ, USAID đã tác động tới các tiến trình chính trị của Liên bang Nga, tạo ra định hướng sai lệch trong quá trình hình thành ý thức hệ trong xã hội công dân Nga”.
Hãng thông tấn “Tin Tức” của Nga (“Novosti”) đã đăng tải bài viết của Tổng Biên tập tạp chí “Nước Nga trong chính sách toàn cầu”, Phê-đô Lu-li-a-nôp (Phedor Lukianov), trong đó ông cho biết, 20 năm trước đây, một công ty Mỹ đã từng thực hiện đề án trị giá 12 triệu USD do USAID tài trợ nhằm hỗ trợ tuyên truyền và thông tin cho quá trình tư nhân hóa ở Nga. Chính công ty này đã từng có bề dày kinh nghiệm trong việc gây ra các cuộc bạo động chính trị ở các nước châu Mỹ La-tinh trong những năm 1970 và gần đây đứng đằng sau các cuộc cuộc “cách mạng màu” trong không gian hậu Xô-viết.
Theo kết quả điều tra dư luận của báo “Quan điểm” của Nga về tác động của việc Chính phủ Nga quyết định chấm dứt hoạt động của USAID trên lãnh thổ nước này, có 75,4% ý kiến cho rằng quyết định này có lợi và chỉ có 10,5% nhận xét rằng gây thiệt hại đối với Nga. Do đó, theo giới phân tích chính trị ở Nga, quyết định của Mát-xcơ-va chấm dứt hoạt động của USAID trên lãnh thổ Liên bang Nga là kịp thời và hoàn toàn có cơ sở, mặc dù quyết định đó có hơi muộn. Nhưng như phương ngôn Nga có câu: “Muộn còn hơn không bao giờ”.
Còn ở các nước Mỹ La-tinh, tháng 6-2012, Bộ trưởng Ngoại giao các nước thuộc Liên minh Bô-li-va (gồm Bô-li-vi-a, Cu-ba, E-qua-đo, Đô-mi-ni-ca, Ni-ca-ra-goa và Vê-nê-du-ê-la) thống nhất ký Nghị quyết lên án các hoạt động chính trị phi pháp của USAID. Theo Nghị quyết đó, ở các nước Mỹ La-tinh, USAID đã nhiều lần bị “bắt quả tang” tham gia các hoạt động lật đổ các chính phủ được bầu hợp pháp. Trong tất cả các cuộc đảo chính hoặc âm mưu đảo chính nhà nước ở một số nước Mỹ La-tinh đều có sự tham gia của các nhân viên thuộc Cục Tình báo Trung ương Mỹ hoạt động dưới danh nghĩa USAID. Những nhân viên này tham gia tuyển chọn người lãnh đạo của các lực lượng đối lập, viện trợ tài chính và tiến hành các hoạt động tuyên truyền chống chính quyền sở tại.
Những người ủng hộ Tổng thống Vê-nê-du-ê-la Hu-gô Cha-vét cho biết, mạng lưới điệp viên hoạt động dưới danh nghĩa USAID đã chuẩn bị kế hoạch tẩy chay cuộc bầu cử tổng thống ngày 7-12-2012 ở Vê-nê-du-ê-la, theo đó nếu Tổng thống Hu-gô Cha-vét giành thắng lợi, họ sẽ tuyên bố kết quả bầu cử là “gian lận”. Do đó, sau quyết định của Chính phủ Nga chấm dứt hoạt động của USAID, sắp tới khả năng có nhiều nước Mỹ La-tinh sẽ đưa ra quyết định tương tự./.
Kinh nghiệm của một số quốc gia trong phát triển, quản lý và sử dụng nguồn nhân lực  (27/09/2012)
Tổ máy số 6, Nhà máy Thủy điện Sơn La hòa thành công vào hệ thống lưới điện quốc gia  (27/09/2012)
Khai mạc Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ 2  (27/09/2012)
Phát triển hạ tầng thông tin quốc gia theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI)  (27/09/2012)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển