Giảm lãi suất cho vay thêm nhiều lĩnh vực khác
22:22, ngày 07-06-2012
Từ ngày 7-6-2012, mức lãi suất huy động cao nhất tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) đã giảm xuống còn 10,5%/năm, áp duy nhất tại một kỳ hạn là 1 tháng. Mức 10%/năm chỉ được áp ở hai kỳ hạn 2 và 3 tháng; các kỳ hạn 6 - 24 tháng chỉ còn 9,5%/năm; các kỳ hạn 36, 48 và 60 tháng chỉ còn 8%/năm. Trước đó, Vietcombank áp đồng loạt mức lãi suất 11%/năm cho các kỳ hạn từ 1 - 12 tháng; các kỳ hạn dài hơn là 10%/năm.
Như vậy, trong tuần qua, sau khi Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 17/2012/TT-NHNN ngày 25-5-2012 điều chỉnh giảm 1%/năm mức lãi suất tiền gửi tối đa bằng VND của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, các tổ chức tín dụng đã điều chỉnh giảm lãi suất huy động khoảng 1-2,5%/năm; trong đó, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn dài (trên 12 tháng) giảm mạnh hơn so với lãi suất tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng.
Hiện nay, lãi suất tiền gửi không kỳ hạn hiện ở mức từ 2,4 đến 3%/năm, ổn định so với trước khi điều chỉnh giảm lãi suất; lãi suất tiền gửi dưới 01 tháng phổ biến từ 2,8 đến 3%/năm; lãi suất tiền gửi trên 01 tháng đến 12 tháng ở mức từ 10,5 đến 11%/năm, lãi suất tiền gửi trên 12 tháng ở mức từ 9 đến 11%/năm, trong đó lãi suất của một số ngân hàng thương mại như Công Thương, Đại Dương, Đông Á… ở mức thấp hơn là từ 8 đến 8,5%/năm đối với kỳ hạn từ 18 tháng trở lên.
Cùng với việc giảm trần lãi suất huy động, trần lãi suất cho vay đối với 4 lĩnh vực ưu tiên là nông nghiệp nông thôn, công nghiệp hỗ trợ, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa được điều chỉnh giảm xuống 14%/năm.
Theo đó, các tổ chức tín dụng đã điều chỉnh các mức lãi suất cho vay đối với 4 lĩnh vực ưu tiên xuống bằng hoặc thấp hơn trần lãi suất cho vay là 12-14%/năm. Ngoài ra, một số tổ chức tín dụng cũng giảm lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực khác như: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam giảm lãi suất cho vay ngắn hạn thông thường dành cho các khách hàng đủ điều kiện vay vốn, có định hạng tín nhiệm cao xuống mức từ 12 đến 13%/năm.
Ngân hàng Á Châu giảm lãi suất cho vay dành cho khách hàng cá nhân, hộ gia đình vay vốn để sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, mua bất động sản với lãi suất cho vay thấp nhất là 15,5%/năm. Ngân hàng Bưu điện Liên Việt triển khai gói tín dụng ưu đãi 500 tỉ đồng dành cho khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa và có quan hệ tín dụng lần đầu tiên với Ngân hàng với mức lãi suất cho vay thấp nhất là 13,5%/năm, cho vay tiêu dùng thấp nhất là 14%/năm.
Đối với khách hàng cá nhân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, ngân hàng này áp dụng lãi suất cho vay ngắn hạn thấp nhất là 12%/năm và lãi suất cho vay trung, dài hạn là 12,5%/năm. Ngân hàng Quốc tế triển khai gói tín dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay mua, xây dựng, sửa chữa nhà với quy mô 1.000 tỉ đồng với lãi suất thấp nhất là 14,2%.
Do vậy, lãi suất cho vay nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ đang phổ biến ở mức từ 12 đến 14%/năm, cho vay đối với sản xuất kinh doanh khác từ 14 đến 17,5%/năm, cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất từ 16,5 đến 20%/năm.
Cũng trong tuần qua, các tổ chức tín dụng tiếp tục mua ròng từ khách hàng. Thanh khoản ngoại tệ toàn hệ thống tốt, hoạt động mua bán diễn ra thông suốt. Trạng thái ngoại tệ toàn hệ thống tiếp tục đạt mức dương trong cả tuần. Tỷ giá niêm yết mua, bán VND/USD của các ngân hàng thương mại phổ biến quanh khoảng 20.850/20.890 đ/USD./.
Hiện nay, lãi suất tiền gửi không kỳ hạn hiện ở mức từ 2,4 đến 3%/năm, ổn định so với trước khi điều chỉnh giảm lãi suất; lãi suất tiền gửi dưới 01 tháng phổ biến từ 2,8 đến 3%/năm; lãi suất tiền gửi trên 01 tháng đến 12 tháng ở mức từ 10,5 đến 11%/năm, lãi suất tiền gửi trên 12 tháng ở mức từ 9 đến 11%/năm, trong đó lãi suất của một số ngân hàng thương mại như Công Thương, Đại Dương, Đông Á… ở mức thấp hơn là từ 8 đến 8,5%/năm đối với kỳ hạn từ 18 tháng trở lên.
Cùng với việc giảm trần lãi suất huy động, trần lãi suất cho vay đối với 4 lĩnh vực ưu tiên là nông nghiệp nông thôn, công nghiệp hỗ trợ, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa được điều chỉnh giảm xuống 14%/năm.
Theo đó, các tổ chức tín dụng đã điều chỉnh các mức lãi suất cho vay đối với 4 lĩnh vực ưu tiên xuống bằng hoặc thấp hơn trần lãi suất cho vay là 12-14%/năm. Ngoài ra, một số tổ chức tín dụng cũng giảm lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực khác như: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam giảm lãi suất cho vay ngắn hạn thông thường dành cho các khách hàng đủ điều kiện vay vốn, có định hạng tín nhiệm cao xuống mức từ 12 đến 13%/năm.
Ngân hàng Á Châu giảm lãi suất cho vay dành cho khách hàng cá nhân, hộ gia đình vay vốn để sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, mua bất động sản với lãi suất cho vay thấp nhất là 15,5%/năm. Ngân hàng Bưu điện Liên Việt triển khai gói tín dụng ưu đãi 500 tỉ đồng dành cho khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa và có quan hệ tín dụng lần đầu tiên với Ngân hàng với mức lãi suất cho vay thấp nhất là 13,5%/năm, cho vay tiêu dùng thấp nhất là 14%/năm.
Đối với khách hàng cá nhân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, ngân hàng này áp dụng lãi suất cho vay ngắn hạn thấp nhất là 12%/năm và lãi suất cho vay trung, dài hạn là 12,5%/năm. Ngân hàng Quốc tế triển khai gói tín dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay mua, xây dựng, sửa chữa nhà với quy mô 1.000 tỉ đồng với lãi suất thấp nhất là 14,2%.
Do vậy, lãi suất cho vay nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ đang phổ biến ở mức từ 12 đến 14%/năm, cho vay đối với sản xuất kinh doanh khác từ 14 đến 17,5%/năm, cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất từ 16,5 đến 20%/năm.
Cũng trong tuần qua, các tổ chức tín dụng tiếp tục mua ròng từ khách hàng. Thanh khoản ngoại tệ toàn hệ thống tốt, hoạt động mua bán diễn ra thông suốt. Trạng thái ngoại tệ toàn hệ thống tiếp tục đạt mức dương trong cả tuần. Tỷ giá niêm yết mua, bán VND/USD của các ngân hàng thương mại phổ biến quanh khoảng 20.850/20.890 đ/USD./.
Khai mạc Hội thảo lý luận lần thứ 8 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc (07/06/2012)
Tạo sức lan tỏa trong thế hệ trẻ về truyền thống hữu nghị, hợp tác giữa hai nước Việt Nam – Lào (07/06/2012)
Hội nghị Ngân hàng và Đầu tư Việt Nam 2012 (07/06/2012)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên