Mở rộng hợp tác là mục tiêu ASEAN cần theo đuổi
22:21, ngày 03-06-2012
Phát biểu tại Diễn đàn kinh tế thế giới Đông Á 2012, vừa kết thúc ở Bangkok (Thái Lan), Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, ASEAN+3 và các cơ chế khác sẽ mở rộng không gian cho việc thảo luận về các chính sách nhằm hỗ trợ cho tăng trưởng và tạo rào cản tránh các cú sốc bên ngoài.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị có sự hợp tác hơn nữa trong việc triển khai các hành lang kinh tế, cơ sở hạ tầng vật chất, chuẩn bị đối phó với thảm họa thiên tai, sử dụng hiệu quả nguồn nước và giải quyết tranh chấp trên Biển Đông.
Các nhà lãnh đạo ASEAN khác cùng các diễn giả kinh tế cũng nhất trí với việc cần tiếp tục theo đuổi việc kết nối rộng rãi hơn nhằm tạo ra bức tường vững chắc khắc chế các cú sốc hay những tác động xấu từ bên ngoài.
Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra cho rằng, việc kết nối đang ngày càng trở nên quan trọng và cấp thiết khi liên tục xuất hiện những thách thức từ cuộc khủng hoảng khu vực Eurozone hay vấn đề biến đổi khí hậu. Vì vậy, không chỉ ASEAN mà châu Á cần phải tiếp tục đẩy mạnh hợp tác và hội nhập khu vực.
Bà Yingluck cho biết, Thái Lan sẽ tiếp tục dốc sức cho sự kết nối giữa các nước thành viên ASEAN và giữa các nước trên thế giới với khu vực.
Thủ tướng Thái Lan nói: “Năm 2015, ASEAN sẽ xây dựng cộng đồng kinh tế với 600 triệu người tiêu dùng, là trung tâm ngành chế tạo quan trọng trên thế giới, điều này sẽ mang lại sự thúc đẩy mạnh mẽ cho Thái Lan, nước sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ chế liên quan để đạt được mục tiêu này. Ngoài ra, Thái Lan sẽ thúc đẩy sự liên kết với kinh tế Đông Á và kinh tế châu Á-Thái Bình Dương.”
Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong khẳng định, Lào đã nhìn thấy lợi ích của việc kết nối rộng rãi hơn. Còn Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono đánh giá 10 nước ASEAN sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu khi khu vực này hội nhập. Các thành viên nên phối hợp để cải thiện việc kết nối trong các lĩnh vực vận tải, thương mại, năng lượng, công nghệ thông tin, ngân hàng, giáo dục và an ninh lương thực.
ASEAN cần phải dỡ bỏ các trở ngại hiện nay để tạo nên các mối quan hệ nhằm hỗ trợ cho phát triển và tăng trưởng bền vững. Hợp tác giữa các nước ASEAN hiện nay là tốt, nhưng chưa đủ đáp ứng mục tiêu của khu vực.
Trong khi đó, Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Pascal Lamy tham dự Hội nghị cấp cao Diễn đàn Kinh tế thế giới về Đông Á tin rằng, quá trình nhất thể hóa khu vực ASEAN đang được thúc đẩy mạnh mẽ.
Ông Pascal nói: "ASEAN là đại diện của nhất thể hóa khu vực chất lượng cao và đầy sức sống trên toàn cầu, quá trình này đang từng bước được thúc đẩy vững chắc. WTO ủng hộ tiến trình nhất thể hóa khu vực này."./.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới thăm Vịnh Cam Ranh  (03/06/2012)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Quân khu 2  (03/06/2012)
“Kinh tế xanh: Có vai trò của bạn”  (03/06/2012)
Kinh tế thế giới vẫn tăng trưởng chậm trong 2012  (03/06/2012)
Sudan-Nam Sudan tìm giải pháp tháo gỡ căng thẳng  (03/06/2012)
Mỹ, Nhật và Australia thúc đẩy hợp tác quốc phòng  (03/06/2012)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay