Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Quân khu 2
21:25, ngày 03-06-2012
Sáng 3-6, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và đoàn công tác đã đến thăm và làm việc với cán bộ chiến sỹ Bộ Tư lệnh Quân khu 2.
Chủ tịch nước đánh giá cao những nỗ lực của lực lượng vũ trang trên địa bàn Quân khu 2 đã có nhiều đóng góp quan trọng cho việc phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh vùng Tây Bắc như Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc. Đồng thời giúp đỡ đồng bào phòng chống thiên tai, lũ lụt, xây dựng các khu kinh tế - xã hội trên vùng biên giới ngày càng ổn định, phát triển.
Chủ tịch nước nêu rõ Quân khu 2 là địa bàn chiến lược quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước; là căn cứ cách mạng và an toàn khu của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Đây cũng là địa bàn có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, có nhiều hoạt động xâm nhập, vượt biên trái phép, hoạt động ma túy tương đối phức tạp; kinh tế - xã hội của người dân còn gặp khó khăn.
Chủ tịch nước đề nghị Quân khu 2 phối hợp với địa phương xây dựng vùng Tây Bắc phát triển nhanh, toàn diện, bảo đảm ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, ngăn chặn kịp thời mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, xây dựng tuyến biên giới hòa bình, hữu nghị.
Bên cạnh đó, Quân khu 2 cần xây dựng vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, tăng cường học tập, huấn luyện lực lượng dân phòng, củng cố kiến thức quốc phòng toàn dân; tăng cường công tác đối ngoại; phối hợp với địa phương chăm lo đời sống nhân dân, giúp nhân dân xóa đói giảm nghèo, phòng chống thiên tai, lũ lụt, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.
Trung tướng Dương Đức Hòa, Tư lệnh Quân khu cho biết, Quân khu 2 là một địa bàn chiến lược, gồm 9 tỉnh nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc; dân số hơn 7 triệu người, với 34 dân tộc cùng sinh sống; có đường biên giới với Trung Quốc và Lào dài 1.375,5 km.
Trình độ dân trí, đời sống kinh tế, văn hóa của nhân dân trên địa bàn nhìn chung còn thấp; khả năng huy động nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh còn khó khăn. Trong khi đó, các thế lực thù địch vẫn tiếp tục lợi dụng các vấn đề về dân tộc, tôn giáo để thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình,” gây mất ổn định chính trị - xã hội. Các hoạt động cài cắm, móc nối xây dựng lực lượng ngầm, hoạt động truyền đạo trái pháp luật, tuyên truyền mê tín, kích động đồng bào dân tộc thiểu số ly khai, thành lập “Vương quốc Mông tự trị” vẫn ngầm diễn ra phức tạp. Vụ tụ tập đông người hòng gây rối trật tự tại huyện Mường Nhé (Điện Biên) gần đây là một điển hình.
Thời gian tới, các đơn vị, địa phương trên địa bàn Quân khu 2 tiếp tục quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết số 28-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) và Chỉ thị số 07-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương; tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới; xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần của khu vực phòng thủ vững mạnh; đẩy mạnh phát triển kinh tế gắn với tăng cường tiềm lực, tạo cơ sở vật chất cho khu vực phòng thủ…
Trước đó, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến thăm Triển lãm sinh vật cảnh của tỉnh Phú Thọ tổ chức và Lữ đoàn 297 của Quân khu 2./.
“Kinh tế xanh: Có vai trò của bạn”  (03/06/2012)
Kinh tế thế giới vẫn tăng trưởng chậm trong 2012  (03/06/2012)
Sudan-Nam Sudan tìm giải pháp tháo gỡ căng thẳng  (03/06/2012)
Mỹ, Nhật và Australia thúc đẩy hợp tác quốc phòng  (03/06/2012)
Các tỉnh và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc tăng cường hợp tác  (03/06/2012)
Việt Nam có nhiều cuộc tiếp xúc song phương tại Shangri-La  (03/06/2012)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay