Iran - bom hẹn giờ đã kích hoạt (?)
23:10, ngày 24-02-2012
TCCSĐT - Trong những ngày đầu tháng 2-2012 cả thế giới phải ngỡ ngàng khi chính quyền Israel cảnh báo sẽ tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran. Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh tình hình khu vực Trung Đông nói chung và Iran nói riêng đang như một chảo lửa.
Để chấn an dư luận, ngay sau đó Tổng thống Mỹ đã lên tiếng tuyên bố có tính nhắc nhở Israel (hay lời cảnh cáo) rằng hậu quả của cuộc chiến giữa Israel và Iran lúc này là rất nguy hiểm, sẽ là tổn thất rất lớn cho khu vực và hậu quả rất khó lường. Nhưng cũng ngay sau đó, giữa tháng 2 năm 2012, tàu sân bay của Mỹ A. Braham Lincoln đã đi qua eo biển Hormuz, nơi mà Iran nhiều lần đe dọa sẽ đóng cửa nếu nước này bị bao vây, cấm vận... Thế là ai cũng cảm thấy chiến tranh giữa Mỹ và Iran như một “quả bom” hẹn giờ đã được kích hoạt chỉ chờ đến giờ là phát nổ... Thật khó lường được hệ lụy của nó nếu như cuộc chiến này xảy ra. Nguyên nhân của cuộc chiến này cũng như cuộc chiến Trung Đông thì ai cũng rõ. Đằng sau “vũ khí hạt nhân” của Iran; “vũ khí hủy diệt” ở Iraq; nhân quyền ở Lybia và “dân chủ” ở các nước khác, mà gần đây là Syria đều thấp thoáng “bóng hình” của trữ lượng dầu mỏ rất lớn và hấp dẫn, hay chẳng qua là ý đồ phân chia lại quyền lợi và năng lượng của các quốc gia lớn.
Đối với Mỹ, sau cuộc chiến Iraq, Afghanistan , thậm chí cả Libya, kinh tế của họ đã gặp muôn vàn khó khăn, tình hình trong nước rất rối ren, sự sụp đổ của hệ thống tài chính vừa qua là chứng cứ rất rõ ràng. Đáng chú ý hơn là các phong trào chống đối chính phủ ở Mỹ ngày càng lan rộng và có sự chuyển biến nhiều mặt, từ phản đối chiến tranh đòi rút quân Mỹ về nước, tiến đến “chiếm phố Wall” hay phong trào chiếm Quốc hội ở Washington. Rõ ràng, người dân Mỹ đã ý thức được về mặt chính trị do hậu quả của đường lối sai lầm của chính phủ dẫn đến đời sống khó khăn của họ. Trong bối cảnh như vậy, liệu Mỹ có định một mình đương đầu với Iran hay lặp lại kịch bản ở Libya với công thức “Mỹ + Nato” hay một kịch bản mới là “Mỹ + Israel”. Hoặc giả các con bài nào khác!
Chúng ta thấy với gần một ngàn tỉ đô la chi vào cuộc chiến ở Iraq, và hàng ngàn lính Mỹ thiệt mạng mà tình hình ở đó chẳng khấm khá hay sáng sủa gì, lại còn hậu quả từ cuộc chiến ở Libya, Afghanistan hay Pakistan và nhiều nước khác nữa.
Công thức “Mỹ + Nato” đã tạo nên “thắng lợi” ở Libya, nhưng tình hình bất an vẫn bao trùm Libya; mặt khác “cơn bão” nợ công của châu Âu đang làm cho EU phải đau đầu đối phó. Vậy lực lượng vũ trang của EU liệu có phiêu lưu lần nữa cùng Mỹ ở Iran?
Kịch bản nữa là “Mỹ + Israel” cùng tấn công Iran, nghe có vẻ hợp lý hơn. Với Mỹ, khó khăn thì đã rõ. Đối với Israel thì vấn đề cũng không đơn giản chút nào. Quan hệ giữa Mỹ và Israel vốn có nhiều căng thẳng khi Israel vốn chỉ muốn nhận viện trợ và sự bảo hộ của Mỹ để “độc lập” trong các vấn đề khu vực: như tự do hành động trong quan hệ với các nước xung quanh kể cả tấn công Palestin và Iran...). Nhưng Mỹ chỉ muốn Israel như quân cờ trong tay mình. Vậy là quan hệ đó chẳng biết sẽ dẫn đến đâu(?).
Mặt khác, khi Israel cùng Mỹ tấn công Iran thì điều gì sẽ xảy ra? Liệu Iran có trả đũa Israel không?; về khoảng cách địa lý thì Mỹ ở xa mà Israel lại ở gần. Hận thù giữa hai quốc gia sẽ đưa tình hình khu vực tới đâu. Nếu Mỹ và Israel bị sa lầy ở Iran thì Israel sẽ thế nào?
Cuối cùng là khi Mỹ tấn công Iran, có lẽ đó là cái cớ tốt nhất để giá dầu thô có dịp “nhảy tăng gô”. Chúng ta đều thấy, trước khi Mỹ tấn công Iraq, giá dầu thô chỉ có 20 đến 30 đô la Mỹ/thùng, sau đó tăng vọt, có lúc leo đến 170 đô la Mỹ/thùng. Người tiêu dùng đã và sẽ hứng chịu hậu họa thật ghê gớm. Lại nữa, Mỹ và Israel đang sở hữu vũ khí hạt nhân, Iran lại có các cơ sở hạt nhân đang hoạt động. Nếu cuộc chiến nổ ra, vũ khí hạt nhân được sử dụng, mà dù không sử dụng vũ khí hạt nhân thì một khi các cơ sở hạt nhân bị phá hủy... có hay không thảm họa hạt nhân ở Iran và khu vực Trung Đông? Cần các bên tháo ngòi nổ của “quả bom hẹn giờ”. Hãy ưu tiên cho hòa bình. Vì sau nhiều cuộc chiến khủng khiếp, nhất là sau cuộc chiến ở Iraq, Libya, nhân dân thế giới đều thấy một điều khá chắc chắn là: vô nghĩa và thảm họa./.
Thủ tướng Nga V.Putin trong chương trình tranh cử Tổng thống năm 2012  (24/02/2012)
Nợ công châu Âu từ góc nhìn quân sự  (24/02/2012)
10 nội dung tập trung thanh tra phòng, chống tham nhũng năm 2012  (24/02/2012)
10 nội dung tập trung thanh tra phòng, chống tham nhũng năm 2012  (24/02/2012)
Lào tặng huân chương cho Bộ Tư lệnh Cảnh vệ Việt Nam  (23/02/2012)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay