Liên hợp quốc thông qua nghị quyết văn hóa hòa bình, đối ngoại
Đại hội đồng Liên hợp quốc khẳng định cộng đồng quốc tế cần phát huy những tiềm năng hợp tác hành động để giải quyết các vấn đề hiện đã trở nên quan trọng nhất đối với toàn cầu như biến đổi khí hậu, các bệnh lây nhiễm và không lây nhiễm.
Sáng kiến kết hợp y tế toàn cầu và chính sách đối ngoại được thúc đẩy bởi cam kết sử dụng “thấu kính y tế” để đánh giá các quá trình và hành động chính sách đối ngoại. Thông qua cách nhìn mới này, chính sách đối ngoại của các quốc gia tăng thêm giá trị và hỗ trợ các thành tựu y tế toàn cầu. Mối quan hệ này cần được củng cố nhằm thúc đẩy y tế toàn cầu và phát triển kinh tế xã hội, giảm bất công và đưa lợi ích của toàn cầu hóa đến tất cả mọi người.
Nghị quyết về thúc đẩy Tuyên bố và Chương trình hành động về văn hóa hòa bình khẳng định hòa bình là nền tảng tốt nhất cho phát triển. Trong bối cảnh này, văn hóa hòa bình là tập hợp các giá trị, quan điểm, các mô hình ứng xử và lối sống, bác bỏ bạo lực, thúc đẩy sự khoan dung và đối thoại giữa các cộng đồng khác nhau trong tinh thần tôn trọng sự đa dạng.
Một trật tự thế giới như vậy sẽ thúc đẩy tiến trình thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Vì vậy, tăng cường đối thoại giữa các nền văn minh có vai trò quan trọng và cần thúc đẩy các nỗ lực chuyển các ý tưởng này thành hành động xây dựng thế giới hòa bình.
Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc cũng khẳng định cam kết của Liên hợp quốc tưởng nhớ các nạn nhân của chế độ nô lệ và buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương, một chương bi thảm nhất trong lịch sử nhân loại.
Liên hợp quốc yêu cầu các nước tăng cường giáo dục và thông tin cho các thế hệ hiện nay và trong tương lai về nguyên nhân, hậu quả và bài học từ chế độ nô lệ, đồng thời yêu cầu Tổng Thư ký Liên hợp quốc tiếp tục các hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế tưởng nhớ các nạn nhân của chế độ nô lệ và buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương vào 25-3 hàng năm.
Đại hội đồng Liên hợp quốc quyết định dựng tượng tưởng nhớ các nạn nhân này tại khuôn viên trụ sở Liên hợp quốc tại New York với kinh phí 4,5 triệu USD./.
Nga-EU chuẩn bị hội nghị thượng đỉnh song phương  (14/12/2011)
Đại biểu băn khoăn về phạm vi Luật chống rửa tiền  (14/12/2011)
Nâng trách nhiệm trong hợp nhất văn bản pháp luật  (14/12/2011)
"Xây dựng Chiến lược về hội nhập kinh tế quốc tế"  (14/12/2011)
Đẩy mạnh toàn diện công tác đối ngoại địa phương  (14/12/2011)
COP-17 nỗ lực “giải cứu” Trái Đất  (14/12/2011)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên