Quốc hội cần giám sát tối cao ở lĩnh vực đầu tư công
09:48, ngày 15-10-2011
Sáng 14-10, tại phiên họp thứ ba, Thường vụ Quốc hội đã nghe báo cáo của Chính phủ về lương của ngành Bảo hiểm xã hội và cho ý kiến về dự kiến chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2012.
Về lương của ngành Bảo hiểm xã hội, báo cáo của Chính phủ cho thấy giai đoạn trước khi thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội, nguồn kinh phí hoạt động của toàn hệ thống hàng năm được trích từ tiền sinh lời do thực hiện biện pháp bảo toàn các quỹ, theo tỷ lệ phần trăm trên số thực thu Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế hàng năm.
Mức chi tiền lương bình quân toàn ngành là 2,0 lần so với chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức do Nhà nước quy định.
Thực tế giai đoạn này, ngành Bảo hiểm xã hội đã tiết kiệm chi phí để bổ sung thêm tiền lương cho cán bộ, viên chức từ 1,0-1,5 lần và trích lập các quỹ theo quy định, qua đó góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho cán bộ, viên chức trong toàn ngành.
Từ năm 2007 đến nay, thực hiện quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 41/2007/QĐ-TTg ngày 29/3/2007 và Quyết định số 04/2011/QĐ-TTg ngày 20/1/2011 về quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Trong đó, quy định trong phạm vi dự toán chi quản lý bộ máy được Thủ tướng Chính phủ giao hàng năm, Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện các biện pháp tiết kiệm kinh phí, số kinh phí tiết kiệm được dùng một phần để chi bổ sung thu nhập cho cán bộ, viên chức với mức tăng thêm tối đa không quá 1,0 lần so với mức tiền lương ngạch, bậc, chức vụ do Nhà nước quy định; vận dụng trích lập các quỹ khen thưởng, phúc lợi, dự phòng ổn định thu nhập và quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ.
Mặc dù, việc sử dụng số kinh phí tiết kiệm chi quản lý bộ máy của ngành Bảo hiểm xã hội chủ yếu phục vụ cho mục đích bổ sung thu nhập cho cán bộ, viên chức, nhưng thực tế mức tăng thêm bình quân toàn ngành giai đoạn 2007-2010 chỉ ở mức 0,7 lần so với mức tiền lương do Nhà nước quy định.
Năm 2011, tiền lương bình quân của cán bộ, viên chức ước là 2.782.500 đồng/tháng, thu nhập bình quân ước là 4.869.500 đồng/tháng. Với mức thu nhập hiện nay, việc động viên cán bộ, viên chức yên tâm làm việc, hoàn thành công việc được giao là rất khó khăn (theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, từ năm 2007 đến nay, số cán bộ, viên chức xin ra khỏi ngành là 1.353 người).
Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Ủy ban các vấn đề xã hội đánh giá việc quy định một tổ chức sự nghiệp nhưng thực hiện chi phí như cơ quan hành chính nhà nước tạo nên sự thiếu đồng bộ giữa các quy định pháp luật là một trong những nguyên nhân nảy sinh bất cập trong quá trình thực hiện chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Khối lượng công việc mà ngành Bảo hiểm xã hội đang đảm nhận là khá lớn và phức tạp. Kinh phí chi bảo đảm hoạt động của ngành lấy từ các nguồn khác nhau theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và Luật Bảo hiểm y tế nhưng việc giao biên chế không thể chia tách nên toàn bộ khoản chi hoạt động đều lấy từ lãi đầu tư bảo toàn và tăng trưởng quỹ Bảo hiểm xã hội.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho rằng việc điều chỉnh tăng mức thu nhập cho cán bộ Bảo hiểm xã hội cốt lõi là tăng năng suất lao động và hiệu quả hoạt động, ngăn ngừa tiêu cực và giữ được cán bộ.
Nhiều ý kiến nhìn nhận thang bảng lương thì ổn định nhưng phụ cấp lại rất khác nhau, dẫn đến làm việc như nhau mà thu nhập không giống nhau, gây ra những vấn đề bức xúc. Vì vậy, cần phải cải cách tiền lương triệt để. Trong cải cách tiền lương, phải giải quyết triệt để vấn đề không rõ ràng giữa lương và phụ cấp.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị việc chỉnh sửa lương cho ngành Bảo hiểm xã hội phải đảm bảo tính thống nhất bởi liên quan đến nhiều luật và chính sách khác nhau. Vấn đề quan trọng hơn là Luật Bảo hiểm xã hội phải làm sao để toàn dân được tham gia bảo hiểm, chính sách chi và thu phải đảm bảo ăn khớp, hết sức coi trọng việc bảo toàn quỹ Bảo hiểm xã hội.
Theo dự kiến chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2012 do Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày, có 4 chuyên đề được đưa ra để các ủy viên lựa chọn lấy hai nội dung là việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý và khai thác khoáng sản; việc thực hiện chính sách, pháp luật về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số; việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng quỹ Bảo hiểm xã hội, quỹ Bảo hiểm y tế và việc thực hiện pháp luật tố tụng hình sự của các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Cơ quan thi hành án và cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp.
Chương trình hoạt động giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng được chọn lấy hai trong số các nội dung: thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam; giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân về tranh chấp đất đai; tình hình thực hiện chính sách, pháp luật đối với người lao động trong các doanh nghiệp không có vốn đầu tư của nhà nước và t ình hình thực hiện chính sách, pháp luật hỗ trợ sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Các ý kiến cho rằng chương trình giám sát phải gắn với chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và thực tiễn cuộc sống đặt ra đang là những vấn đề bức xúc. Quốc hội chỉ giám sát những lĩnh vực tầm quốc gia, những lĩnh vực tầm bộ, ngành nên giao cho Thường vụ Quốc hội và các Ủy ban.
Nhiều ý kiến nghiêng về việc chuyển chuyên đề giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số của Quốc hội sang cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Đa số Thường vụ Quốc hội thống nhất cần giám sát tối cao ở lĩnh vực đầu tư công bởi đây là vấn đề đang nổi lên, liên quan đến tình hình lạm phát hiện nay. Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng đầu tư công đang là vấn đề bức xúc, nhưng đầu tư công có phạm vi rất rộng, chỉ nên tập trung một số vấn đề quan trọng nhưng sát thực nhất như đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chẳng hạn.
Đồng tình với ý kiến trên, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng đề nghị giám sát đầu tư công nên tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân xem phần đầu tư cho mặt trận này đã thỏa đáng chưa, tiền ngân sách chi ra để thực hiện các chính sách của Đảng, Nhà nước đã đáp ứng chưa, chính sách đề ra đã phù hợp chưa, rút kinh nghiệm những mặt chưa tốt, kể cả vấn đề phân bổ ngân sách của Quốc hội. Giám sát đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn cùng lúc giải quyết cả vấn đề vĩ mô và cân đối ngân sách.
Một chuyên đề nữa được nhiều ý kiến đề xuất vào chương trình giám sát của Quốc hội là vấn đề thực hiện chính sách pháp luật về đất đai trong đó có nội dung liên quan đến khiếu nại tố cáo về tranh chấp, gắn với pháp luật sửa đổi Luật đất đai.
Một số ý kiến đề nghị Thường vụ Quốc hội năm 2012 giám sát các chuyên đề thực hiện chính sách pháp luật về khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường; về pháp lệnh người có công; về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện pháp luật tố tụng hình sự của các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án, Cơ quan thi hành án và cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp./.
Mức chi tiền lương bình quân toàn ngành là 2,0 lần so với chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức do Nhà nước quy định.
Thực tế giai đoạn này, ngành Bảo hiểm xã hội đã tiết kiệm chi phí để bổ sung thêm tiền lương cho cán bộ, viên chức từ 1,0-1,5 lần và trích lập các quỹ theo quy định, qua đó góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho cán bộ, viên chức trong toàn ngành.
Từ năm 2007 đến nay, thực hiện quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 41/2007/QĐ-TTg ngày 29/3/2007 và Quyết định số 04/2011/QĐ-TTg ngày 20/1/2011 về quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Trong đó, quy định trong phạm vi dự toán chi quản lý bộ máy được Thủ tướng Chính phủ giao hàng năm, Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện các biện pháp tiết kiệm kinh phí, số kinh phí tiết kiệm được dùng một phần để chi bổ sung thu nhập cho cán bộ, viên chức với mức tăng thêm tối đa không quá 1,0 lần so với mức tiền lương ngạch, bậc, chức vụ do Nhà nước quy định; vận dụng trích lập các quỹ khen thưởng, phúc lợi, dự phòng ổn định thu nhập và quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ.
Mặc dù, việc sử dụng số kinh phí tiết kiệm chi quản lý bộ máy của ngành Bảo hiểm xã hội chủ yếu phục vụ cho mục đích bổ sung thu nhập cho cán bộ, viên chức, nhưng thực tế mức tăng thêm bình quân toàn ngành giai đoạn 2007-2010 chỉ ở mức 0,7 lần so với mức tiền lương do Nhà nước quy định.
Năm 2011, tiền lương bình quân của cán bộ, viên chức ước là 2.782.500 đồng/tháng, thu nhập bình quân ước là 4.869.500 đồng/tháng. Với mức thu nhập hiện nay, việc động viên cán bộ, viên chức yên tâm làm việc, hoàn thành công việc được giao là rất khó khăn (theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, từ năm 2007 đến nay, số cán bộ, viên chức xin ra khỏi ngành là 1.353 người).
Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Ủy ban các vấn đề xã hội đánh giá việc quy định một tổ chức sự nghiệp nhưng thực hiện chi phí như cơ quan hành chính nhà nước tạo nên sự thiếu đồng bộ giữa các quy định pháp luật là một trong những nguyên nhân nảy sinh bất cập trong quá trình thực hiện chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Khối lượng công việc mà ngành Bảo hiểm xã hội đang đảm nhận là khá lớn và phức tạp. Kinh phí chi bảo đảm hoạt động của ngành lấy từ các nguồn khác nhau theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và Luật Bảo hiểm y tế nhưng việc giao biên chế không thể chia tách nên toàn bộ khoản chi hoạt động đều lấy từ lãi đầu tư bảo toàn và tăng trưởng quỹ Bảo hiểm xã hội.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho rằng việc điều chỉnh tăng mức thu nhập cho cán bộ Bảo hiểm xã hội cốt lõi là tăng năng suất lao động và hiệu quả hoạt động, ngăn ngừa tiêu cực và giữ được cán bộ.
Nhiều ý kiến nhìn nhận thang bảng lương thì ổn định nhưng phụ cấp lại rất khác nhau, dẫn đến làm việc như nhau mà thu nhập không giống nhau, gây ra những vấn đề bức xúc. Vì vậy, cần phải cải cách tiền lương triệt để. Trong cải cách tiền lương, phải giải quyết triệt để vấn đề không rõ ràng giữa lương và phụ cấp.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị việc chỉnh sửa lương cho ngành Bảo hiểm xã hội phải đảm bảo tính thống nhất bởi liên quan đến nhiều luật và chính sách khác nhau. Vấn đề quan trọng hơn là Luật Bảo hiểm xã hội phải làm sao để toàn dân được tham gia bảo hiểm, chính sách chi và thu phải đảm bảo ăn khớp, hết sức coi trọng việc bảo toàn quỹ Bảo hiểm xã hội.
Theo dự kiến chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2012 do Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày, có 4 chuyên đề được đưa ra để các ủy viên lựa chọn lấy hai nội dung là việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý và khai thác khoáng sản; việc thực hiện chính sách, pháp luật về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số; việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng quỹ Bảo hiểm xã hội, quỹ Bảo hiểm y tế và việc thực hiện pháp luật tố tụng hình sự của các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Cơ quan thi hành án và cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp.
Chương trình hoạt động giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng được chọn lấy hai trong số các nội dung: thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam; giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân về tranh chấp đất đai; tình hình thực hiện chính sách, pháp luật đối với người lao động trong các doanh nghiệp không có vốn đầu tư của nhà nước và t ình hình thực hiện chính sách, pháp luật hỗ trợ sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Các ý kiến cho rằng chương trình giám sát phải gắn với chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và thực tiễn cuộc sống đặt ra đang là những vấn đề bức xúc. Quốc hội chỉ giám sát những lĩnh vực tầm quốc gia, những lĩnh vực tầm bộ, ngành nên giao cho Thường vụ Quốc hội và các Ủy ban.
Nhiều ý kiến nghiêng về việc chuyển chuyên đề giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số của Quốc hội sang cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Đa số Thường vụ Quốc hội thống nhất cần giám sát tối cao ở lĩnh vực đầu tư công bởi đây là vấn đề đang nổi lên, liên quan đến tình hình lạm phát hiện nay. Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng đầu tư công đang là vấn đề bức xúc, nhưng đầu tư công có phạm vi rất rộng, chỉ nên tập trung một số vấn đề quan trọng nhưng sát thực nhất như đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chẳng hạn.
Đồng tình với ý kiến trên, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng đề nghị giám sát đầu tư công nên tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân xem phần đầu tư cho mặt trận này đã thỏa đáng chưa, tiền ngân sách chi ra để thực hiện các chính sách của Đảng, Nhà nước đã đáp ứng chưa, chính sách đề ra đã phù hợp chưa, rút kinh nghiệm những mặt chưa tốt, kể cả vấn đề phân bổ ngân sách của Quốc hội. Giám sát đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn cùng lúc giải quyết cả vấn đề vĩ mô và cân đối ngân sách.
Một chuyên đề nữa được nhiều ý kiến đề xuất vào chương trình giám sát của Quốc hội là vấn đề thực hiện chính sách pháp luật về đất đai trong đó có nội dung liên quan đến khiếu nại tố cáo về tranh chấp, gắn với pháp luật sửa đổi Luật đất đai.
Một số ý kiến đề nghị Thường vụ Quốc hội năm 2012 giám sát các chuyên đề thực hiện chính sách pháp luật về khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường; về pháp lệnh người có công; về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện pháp luật tố tụng hình sự của các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án, Cơ quan thi hành án và cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp./.
Chủ tịch nước hội đàm với Tổng thống Sri Lanka  (14/10/2011)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm thành phố Thâm Quyến  (14/10/2011)
Thủ tướng gửi điện thăm hỏi lũ lụt ở Campuchia  (14/10/2011)
Việt Nam - Đức: Đối tác chiến lược vì tương lai  (14/10/2011)
Liên hợp quốc cảnh báo về nguy cơ khủng hoảng lương thực trên thế giới  (14/10/2011)
Tạp chí Cộng sản số 828 (10 - 2011)  (14/10/2011)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển