Việt Nam - Đức: Đối tác chiến lược vì tương lai
20:47, ngày 14-10-2011
TCCSĐT - Ngày 12-10-2011, Thủ
tướng nước Cộng hòa Liên bang (CHLB) Đức Angela Merkel và Đoàn đại biểu
cấp cao CHLB Đức đã rời Việt Nam, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm hữu nghị
chính thức Việt Nam 2 ngày (từ ngày 11 đến 12-10-2011), theo lời mời
của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn
Tấn Dũng. “Tuyên bố chung Hà Nội: Việt Nam và Đức - Đối tác chiến lược
vì tương lai” được ký kết giữa hai nước đã mở ra trang sử mới
trong quan hệ Việt Nam - Đức.
Việc ký Tuyên bố chung Hà Nội, đưa quan hệ Việt - Đức lên tầm cao mới - quan hệ đối tác chiến lược vì tương lai, đã thể hiện sinh động mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Đức trên tất cả các lĩnh vực. Hai nước nhận thức rõ cần đưa quan hệ đó lên tầm cao mới, cũng chính là “đem lại lợi ích thiết thực cho hai bên, vì sự thịnh vượng của hai nước, đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển ở khu vực và trên thế giới”. Có thể thấy, chuyến thăm chính thức Việt Nam lần này của Thủ tướng Đức Angela Merkel là dịp tốt để hai bên trao đổi các phương hướng hợp tác giữa hai nước đi vào chiều sâu, bền vững, hiệu quả.
Trong chuyến thăm, hai bên đã nhất trí tăng cường trao đổi và tiếp xúc cấp cao cũng như giữa bộ, ngành, địa phương của hai nước, qua đó tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, thúc đẩy hợp tác song phương trên tất cả các lĩnh vực; thành lập Nhóm Điều hành chiến lược Việt Nam - Đức do lãnh đạo Bộ Ngoại giao hai nước đồng chủ trì, để thúc đẩy triển khai các nội dung hợp tác chiến lược một cách hiệu quả. Hai bên cam kết hợp tác chặt chẽ hơn nữa để cùng thực hiện các dự án đã được thỏa thuận, đồng thời xác định những dự án tiếp theo hướng tới tương lai, đặc biệt trong các lĩnh vực: đối thoại chính trị chiến lược; kinh tế, thương mại và đầu tư; tư pháp và pháp luật; hợp tác phát triển và bảo vệ môi trường; giáo dục, khoa học, công nghệ, văn hóa, truyền thông và xã hội. Hai bên cũng khẳng định tăng cường hợp tác, ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn đa phương và quốc tế.
Hai nhà lãnh đạo khẳng định mong muốn duy trì đà phát triển trong những năm qua, tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư hai nước tăng cường hợp tác, đầu tư, kinh doanh tại thị trường của nhau. Hai bên nhất trí thành lập cơ chế Đối thoại chiến lược về kinh tế nhằm trao đổi các biện pháp cụ thể, thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư, cũng như trao đổi kinh nghiệm về chính sách kinh tế vĩ mô và tích cực triển khai các dự án hợp tác kinh tế ưu tiên như việc xây dựng tuyến tàu ngầm số 2 và dự án “Ngôi nhà chung” tại Thành phố Hồ Chí Minh; quyết tâm tăng cường hợp tác trong việc Liên minh châu Âu (EU) công nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Hai Thủ tướng cho rằng, dự án “Ngôi nhà chung” là một phần rất quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược. Dự án hoàn thành không chỉ cải thiện điều kiện hoạt động của Tổng lãnh sự quán Đức mà còn tạo điều kiện hoạt động của các hiệp hội kinh tế Đức, các cơ quan giao lưu văn hóa, các doanh nghiệp Đức tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Angela Merkel đánh giá cao những kết quả tốt đẹp đã đạt được trong đối thoại về nhà nước pháp quyền và nhất trí tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong thời gian tới. Trên cơ sở phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Tư pháp hai nước và sau khi đánh giá kết quả thực hiện Chương trình hợp tác giai đoạn 2009 - 2011, hai bên sẽ xác định những lĩnh vực pháp luật phù hợp để tiếp tục hợp tác và cùng nhau ấn định một Chương trình hợp tác cụ thể cho giai đoạn 2012 - 2014; nhất trí tăng cường hơn nữa hợp tác đào tạo cũng như trao đổi chuyên gia pháp luật.
Hai bên nhận thấy cần tiếp tục mở rộng hợp tác, thông qua các cơ chế đã được thiết lập trong các lĩnh vực hợp tác hiện nay, như: chính sách môi trường, bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên; phát triển kinh tế bền vững và đào tạo nghề; y tế, đồng thời cam kết tăng cường hơn nữa hợp tác giáo dục - đào tạo giữa hai nước, xây dựng hệ thống cáp quang viễn thông, kết cấu hạ tầng giao thông - vận tải... Đức sẽ tiếp tục hỗ trợ việc xây dựng trường Đại học Việt - Đức sớm trở thành cơ sở đào tạo và nghiên cứu hàng đầu trong khu vực; tăng số lượng học bổng và tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam theo học tại Đức; sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam đào tạo nhà báo trong các lĩnh vực nghiên cứu, quản lý, truyền thông và bản quyền; đồng thời ủng hộ Việt Nam tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện với EU, ủng hộ Việt Nam được EU công nhận Quy chế kinh tế thị trường và đàm phán FTA EU - Việt Nam. Việt Nam cũng sẽ tạo điều kiện để đưa tiếng Đức vào giảng dạy tại nhiều trường phổ thông; ủng hộ và sẵn sàng làm cầu nối để Đức tăng cường quan hệ với ASEAN; đồng thời đánh giá cao những dự án bảo tồn di sản văn hóa của Việt Nam được phía Đức tài trợ trong khuôn khổ Chương trình bảo tồn di sản văn hóa.
Bên cạnh đó, hai bên cũng cam kết ngày càng coi trọng hợp tác trong lĩnh vực đào tạo nghề, ứng phó với biến đổi khí hậu, hỗ trợ và tạo tiền đề để khu vực kinh tế tư nhân tham gia các chương trình phát triển; đồng thời, đánh giá cao vai trò cầu nối hữu nghị của khoảng hơn 100.000 người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập ở Đức cũng như đã từng lao động, học tập tại Đức. Thủ tướng Angela Merkel khẳng định, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam tại Đức hội nhập tốt, đóng góp tích cực vào sự phát triển của Đức, cũng như góp phần tăng cường mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Angela Merkel bày tỏ tin tưởng trong thời gian tới, quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Đức sẽ được triển khai tích cực, mạnh mẽ, toàn diện và hiệu quả, theo hướng ổn định, lâu dài vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bày tỏ cảm ơn về sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu của CHLB Đức đối với Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế; đồng thời mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ tích cực của Đức đối với Việt Nam trong việc thúc đẩy và tăng cường quan hệ hợp tác với các nước trong EU, ủng hộ việc EU sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường cũng như tiến trình đàm phán của Việt Nam với EU về việc ký kết Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam - EU...
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã đi thăm nhà máy của Công ty B.Braun; thăm Văn Miếu - Quốc Tử giám và Đại sứ quán Đức tại Việt Nam; có buổi hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng và tham dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt - Đức. Trong buổi hội kiến, các nhà lãnh đạo đã trao đổi với nhau một cách cởi mở về pháp luật bầu cử, tiến trình bầu cử ở Việt Nam và Đức; cơ cấu tổ chức, bộ máy của Quốc hội; tiến trình xây dựng, ban hành pháp luật; nội dung, cách thức tiến hành các kỳ họp Quốc hội cũng như vai trò, địa vị pháp lý của các đại biểu Quốc hội theo pháp luật của mỗi quốc gia.
Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt - Đức, Thủ tướng Đức cam kết tiếp tục hỗ trợ ODA cho Việt Nam trong những năm tới, tập trung vào các lĩnh vực phát triển bền vững, môi trường, y tế và đào tạo nghề. Thủ tướng Angela Merkel cũng khẳng định, Đức và Việt Nam cùng muốn tăng cường hợp tác kinh tế và thúc đẩy thương mại song phương. Đức quan tâm hợp tác nhiều lĩnh vực với Việt Nam, sẵn sàng tham gia các dự án đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở và đào tạo nguồn nhân lực tại Việt Nam. Doanh nghiệp Đức là những doanh nghiệp tin cậy, có uy tín, có công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, mong muốn đầu tư lâu dài tại Việt Nam. Không chỉ chú trọng đến sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp Đức còn quan tâm đào tạo nghề cho công nhân Việt Nam. Thủ tướng Đức nhấn mạnh, Diễn đàn là cơ hội để doanh nghiệp hai nước thiết lập quan hệ đối tác trực tiếp, góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế nói riêng và quan hệ đối tác chiến lược giữa CHLB Đức và Việt Nam nói chung.
Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Angela Merkel, với thời gian không nhiều, lịch trình hoạt động liên tục nhưng đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp, thực chất. Thủ tướng Angela Merkel đã đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, nhất là trong việc xóa đói, giảm nghèo, đạt trước thời hạn các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc, cũng như vị thế ngày càng tăng của Việt Nam trên trường quốc tế.
Châu Á trong nhiều thập kỷ qua, nhất là khi bước vào thế kỷ XXI được coi là khu vực phát triển năng động nhất, trong đó Việt Nam là thành viên tích cực, được đánh giá là nhóm nước đang phát triển thành công, đang hướng tới một cộng đồng gắn kết hơn. Vì thế, khu vực năng động này được đánh giá là có thể thổi luồng sinh khí mới cho “cựu lục địa”.
Đứng trên quan hệ song phương và quan hệ quốc tế, có thể nhận thấy, chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Đức Angela Merkel không chỉ nhằm mục đích thúc đẩy quan hệ giữa hai nước tiếp tục phát triển tích cực và sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, mà còn nhằm tìm kiếm và thắt chặt quan hệ với các đối tác đang nổi lên ở châu Á trong bối cảnh “cựu lục địa” đang lao đao vì nợ công và thâm hụt ngân sách. Nói một cách ngắn gọn, Đức đang hướng tới những thị trường mới, phát triển năng động và ổn định, tìm kiếm một sức sống mới cho “cựu lục địa”./.
Trong chuyến thăm, hai bên đã nhất trí tăng cường trao đổi và tiếp xúc cấp cao cũng như giữa bộ, ngành, địa phương của hai nước, qua đó tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, thúc đẩy hợp tác song phương trên tất cả các lĩnh vực; thành lập Nhóm Điều hành chiến lược Việt Nam - Đức do lãnh đạo Bộ Ngoại giao hai nước đồng chủ trì, để thúc đẩy triển khai các nội dung hợp tác chiến lược một cách hiệu quả. Hai bên cam kết hợp tác chặt chẽ hơn nữa để cùng thực hiện các dự án đã được thỏa thuận, đồng thời xác định những dự án tiếp theo hướng tới tương lai, đặc biệt trong các lĩnh vực: đối thoại chính trị chiến lược; kinh tế, thương mại và đầu tư; tư pháp và pháp luật; hợp tác phát triển và bảo vệ môi trường; giáo dục, khoa học, công nghệ, văn hóa, truyền thông và xã hội. Hai bên cũng khẳng định tăng cường hợp tác, ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn đa phương và quốc tế.
Hai nhà lãnh đạo khẳng định mong muốn duy trì đà phát triển trong những năm qua, tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư hai nước tăng cường hợp tác, đầu tư, kinh doanh tại thị trường của nhau. Hai bên nhất trí thành lập cơ chế Đối thoại chiến lược về kinh tế nhằm trao đổi các biện pháp cụ thể, thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư, cũng như trao đổi kinh nghiệm về chính sách kinh tế vĩ mô và tích cực triển khai các dự án hợp tác kinh tế ưu tiên như việc xây dựng tuyến tàu ngầm số 2 và dự án “Ngôi nhà chung” tại Thành phố Hồ Chí Minh; quyết tâm tăng cường hợp tác trong việc Liên minh châu Âu (EU) công nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Hai Thủ tướng cho rằng, dự án “Ngôi nhà chung” là một phần rất quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược. Dự án hoàn thành không chỉ cải thiện điều kiện hoạt động của Tổng lãnh sự quán Đức mà còn tạo điều kiện hoạt động của các hiệp hội kinh tế Đức, các cơ quan giao lưu văn hóa, các doanh nghiệp Đức tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Angela Merkel đánh giá cao những kết quả tốt đẹp đã đạt được trong đối thoại về nhà nước pháp quyền và nhất trí tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong thời gian tới. Trên cơ sở phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Tư pháp hai nước và sau khi đánh giá kết quả thực hiện Chương trình hợp tác giai đoạn 2009 - 2011, hai bên sẽ xác định những lĩnh vực pháp luật phù hợp để tiếp tục hợp tác và cùng nhau ấn định một Chương trình hợp tác cụ thể cho giai đoạn 2012 - 2014; nhất trí tăng cường hơn nữa hợp tác đào tạo cũng như trao đổi chuyên gia pháp luật.
Một số văn kiện đã được ký kết trong chuyến thăm: Tuyên bố chung Hà Nội: Việt Nam và Đức - Đối tác chiến lược vì tương lai; Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức về các vấn đề pháp lý đối với khu đất tại số 3-5 Lê Văn Hưu, Thành phố Hồ Chí Minh - Hiệp định về “Ngôi nhà Đức” tại Việt Nam; Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức về hợp tác tài chính năm 2010; Ý định thư giữa Bộ Tư pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Tư pháp Liên bang Đức về việc tiếp tục chương trình hợp tác pháp luật và tư pháp; Ý định thư hợp tác giữa Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ Công an nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhà in quốc gia Cộng hòa Liên bang Đức. |
Hai bên nhận thấy cần tiếp tục mở rộng hợp tác, thông qua các cơ chế đã được thiết lập trong các lĩnh vực hợp tác hiện nay, như: chính sách môi trường, bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên; phát triển kinh tế bền vững và đào tạo nghề; y tế, đồng thời cam kết tăng cường hơn nữa hợp tác giáo dục - đào tạo giữa hai nước, xây dựng hệ thống cáp quang viễn thông, kết cấu hạ tầng giao thông - vận tải... Đức sẽ tiếp tục hỗ trợ việc xây dựng trường Đại học Việt - Đức sớm trở thành cơ sở đào tạo và nghiên cứu hàng đầu trong khu vực; tăng số lượng học bổng và tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam theo học tại Đức; sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam đào tạo nhà báo trong các lĩnh vực nghiên cứu, quản lý, truyền thông và bản quyền; đồng thời ủng hộ Việt Nam tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện với EU, ủng hộ Việt Nam được EU công nhận Quy chế kinh tế thị trường và đàm phán FTA EU - Việt Nam. Việt Nam cũng sẽ tạo điều kiện để đưa tiếng Đức vào giảng dạy tại nhiều trường phổ thông; ủng hộ và sẵn sàng làm cầu nối để Đức tăng cường quan hệ với ASEAN; đồng thời đánh giá cao những dự án bảo tồn di sản văn hóa của Việt Nam được phía Đức tài trợ trong khuôn khổ Chương trình bảo tồn di sản văn hóa.
Bên cạnh đó, hai bên cũng cam kết ngày càng coi trọng hợp tác trong lĩnh vực đào tạo nghề, ứng phó với biến đổi khí hậu, hỗ trợ và tạo tiền đề để khu vực kinh tế tư nhân tham gia các chương trình phát triển; đồng thời, đánh giá cao vai trò cầu nối hữu nghị của khoảng hơn 100.000 người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập ở Đức cũng như đã từng lao động, học tập tại Đức. Thủ tướng Angela Merkel khẳng định, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam tại Đức hội nhập tốt, đóng góp tích cực vào sự phát triển của Đức, cũng như góp phần tăng cường mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Angela Merkel bày tỏ tin tưởng trong thời gian tới, quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Đức sẽ được triển khai tích cực, mạnh mẽ, toàn diện và hiệu quả, theo hướng ổn định, lâu dài vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bày tỏ cảm ơn về sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu của CHLB Đức đối với Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế; đồng thời mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ tích cực của Đức đối với Việt Nam trong việc thúc đẩy và tăng cường quan hệ hợp tác với các nước trong EU, ủng hộ việc EU sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường cũng như tiến trình đàm phán của Việt Nam với EU về việc ký kết Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam - EU...
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã đi thăm nhà máy của Công ty B.Braun; thăm Văn Miếu - Quốc Tử giám và Đại sứ quán Đức tại Việt Nam; có buổi hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng và tham dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt - Đức. Trong buổi hội kiến, các nhà lãnh đạo đã trao đổi với nhau một cách cởi mở về pháp luật bầu cử, tiến trình bầu cử ở Việt Nam và Đức; cơ cấu tổ chức, bộ máy của Quốc hội; tiến trình xây dựng, ban hành pháp luật; nội dung, cách thức tiến hành các kỳ họp Quốc hội cũng như vai trò, địa vị pháp lý của các đại biểu Quốc hội theo pháp luật của mỗi quốc gia.
Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt - Đức, Thủ tướng Đức cam kết tiếp tục hỗ trợ ODA cho Việt Nam trong những năm tới, tập trung vào các lĩnh vực phát triển bền vững, môi trường, y tế và đào tạo nghề. Thủ tướng Angela Merkel cũng khẳng định, Đức và Việt Nam cùng muốn tăng cường hợp tác kinh tế và thúc đẩy thương mại song phương. Đức quan tâm hợp tác nhiều lĩnh vực với Việt Nam, sẵn sàng tham gia các dự án đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở và đào tạo nguồn nhân lực tại Việt Nam. Doanh nghiệp Đức là những doanh nghiệp tin cậy, có uy tín, có công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, mong muốn đầu tư lâu dài tại Việt Nam. Không chỉ chú trọng đến sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp Đức còn quan tâm đào tạo nghề cho công nhân Việt Nam. Thủ tướng Đức nhấn mạnh, Diễn đàn là cơ hội để doanh nghiệp hai nước thiết lập quan hệ đối tác trực tiếp, góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế nói riêng và quan hệ đối tác chiến lược giữa CHLB Đức và Việt Nam nói chung.
Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Angela Merkel, với thời gian không nhiều, lịch trình hoạt động liên tục nhưng đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp, thực chất. Thủ tướng Angela Merkel đã đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, nhất là trong việc xóa đói, giảm nghèo, đạt trước thời hạn các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc, cũng như vị thế ngày càng tăng của Việt Nam trên trường quốc tế.
Châu Á trong nhiều thập kỷ qua, nhất là khi bước vào thế kỷ XXI được coi là khu vực phát triển năng động nhất, trong đó Việt Nam là thành viên tích cực, được đánh giá là nhóm nước đang phát triển thành công, đang hướng tới một cộng đồng gắn kết hơn. Vì thế, khu vực năng động này được đánh giá là có thể thổi luồng sinh khí mới cho “cựu lục địa”.
Đứng trên quan hệ song phương và quan hệ quốc tế, có thể nhận thấy, chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Đức Angela Merkel không chỉ nhằm mục đích thúc đẩy quan hệ giữa hai nước tiếp tục phát triển tích cực và sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, mà còn nhằm tìm kiếm và thắt chặt quan hệ với các đối tác đang nổi lên ở châu Á trong bối cảnh “cựu lục địa” đang lao đao vì nợ công và thâm hụt ngân sách. Nói một cách ngắn gọn, Đức đang hướng tới những thị trường mới, phát triển năng động và ổn định, tìm kiếm một sức sống mới cho “cựu lục địa”./.
Các hãng thông tấn, truyền thông, báo chí nước ngoài, như: BBC, DPA, Focus... đã nhận định: Chuyến thăm của bà Angela Merkel tới Việt Nam là một bước thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Đức. Không chỉ bởi chuyến thăm của một vị nguyên thủ quốc gia, hiện đang là đầu tàu kinh tế của châu Âu, có khả năng cứu Khu vực Eurozone, mà còn bởi quốc gia mà bà tới thăm là Việt Nam, một nền kinh tế mới nổi trong khu vực, có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và ổn định. |
Liên hợp quốc cảnh báo về nguy cơ khủng hoảng lương thực trên thế giới  (14/10/2011)
Tạp chí Cộng sản số 828 (10 - 2011)  (14/10/2011)
Một số hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong khuôn khổ chuyến thăm Ấn Độ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang  (14/10/2011)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Xri Lanca  (14/10/2011)
Ngày 20-10, khai mạc Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII  (13/10/2011)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên