Cán bộ làm gì hay không làm gì?
Câu hỏi: cán bộ làm gì hay không làm gì?.., có lẽ cũng có "ngữ cảnh" tương tự. Khi đặt vấn đề giảm biên chế hay định phân công thêm cho ai nhiệm vụ mới, rõ ràng trong rất nhiều trường hợp, cán bộ sẽ đều kêu lên: Tôi đang làm giở việc nọ, việc kia, công việc của tôi đang quá tải... Bởi vậy, chọn người để giảm thì có thể làm được, vì nếu không cùng cánh, không "con ông - cháu cha" thì "cắt phạch" một cái là mai gút-bai (goodbye) nghỉ việc. Nhưng để giao được nhiệm vụ mới cho người còn ở lại... e ra không dễ. Trong trường hợp này xác định cán bộ làm gì hay không làm gì?... có lẽ không đơn giản! Đó là ngữ cảnh thứ nhất.
Mới đây, trên internet (http://www6.vnmedia.vn) lại có tin, theo số liệu điều tra của phòng tư pháp huyện Quốc Oai, trên tổng số 1,2 vạn người đã mất trong vòng 50 năm qua có tới 4.383 trường hợp chết mà không khai báo, làm giấy chứng tử. Vậy, tất cả số người đã chết này vẫn nằm trong hộ khẩu, là vẫn còn sống, nhưng quyền lợi và nghĩa vụ của họ gần như nằm ngoài vòng quản lý của luật pháp... Chuyện cứ như đùa, nhưng lại là có thật ở ngay sát nách Hà Nội.
Trước phát hiện trên, một ông cán bộ cơ sở giải thích ngon lành: "Về khai sinh thì không ai "quên" cả vì khai sinh muộn sẽ bị phạt, còn khai tử thì nhiều người dân cho rằng họ chẳng được quyền lợi gì, đi đăng ký mất công mất buổi nên không ai để ý". Tôi chợt nghĩ, có lẽ luật về vấn đề này nên bổ sung: "ai cũng phải đăng ký khai tử trước khi chết"... may ra mới giải được vấn đề chăng!. Trong ngữ cảnh này, có lẽ cán bộ đã không làm gì, cho dù không loại trừ cả chuyện có trường hợp chính cán bộ cũng đã tham gia vào đoàn người đưa ma những người đã chết mà người nhà không khai báo đó.
Lại chuyện nữa, ngay trong một quận nội thành hẳn hoi, ông bạn tôi có cậu con trai sinh năm 1997, đầu năm 2010 bố con nhận được giấy triệu tập khám sức khỏe để làm nghĩa vụ quân sự. Dấu son đỏ của Ban Chỉ huy quân sự quận hẳn hoi. Nhận được giấy báo đó, cả nhà được một phen lăn ra cười "thằng cu con đi bộ đội". Nhưng ông bố, vì hiểu chút pháp luật hơn nên nghĩ sâu xa. Nếu không đi khám là chống lệnh nghĩa vụ quân sự. Chống lệnh nghĩa vụ quân sự là vi phạm pháp luật. Vi phạm pháp luật là có thể bị tước quyền công dân... như chơi. Đừng để có quyết định của tòa án rồi mới kiện thì có mà "kiện củ... khoai", có thắng được thì cũng rất tốn kém. Thôi đành lo trước khi "nước đến trôn" vậy!
Ông đành đi kêu. Gọi lên Ban Chỉ huy quân sự quận thì được trả lời rằng, chúng cháu viết giấy gọi là theo báo cáo từ tổ dân phố về số nam thanh niên đến tuổi. Ông bạn tôi "ngoặc" lại, nhưng con tôi chưa đến tuổi, chính quyền lại quản lưu khai sinh của từng con người theo hộ khẩu tại sao lại sai lệch như vậy. Trả lời rằng, số liệu khai sinh bên công an nắm, Ban Chỉ huy quân sự quận không nắm bác ạ!. Ông bạn tôi về hỏi Tổ trưởng dân phố. Câu trả lời là: Đúng rồi! Con bác làm gì đã đến tuổi, - một cách thản nhiên. Nhưng câu sau mới là câu chốt: Việc này cô tổ phó làm, tôi không nắm được.
Ông bạn tôi lại sang gặp cô Tổ phó tổ dân phố. Sau một hồi trình bày của ông bố đương sự, thì câu trả lời là: à thế à, tao tưởng (nói rất chân tình) con nhà mày đến tuổi rồi, vì thấy nó lớn lớn!". Trong ngữ cảnh này, có lẽ bạn đọc cũng như chính tác giả bài này, thiết nghĩ cán bộ không làm gì..., có khi lại còn tốt hơn!
Hệ thống quản lý đã được xây dựng quy mô từ Trung ương đến thôn, bản, làng và tổ dân phố. Ngõ nào cũng có tổ dân phố quản, xóm nào cũng có trưởng thôn quản, đảng viên thì đều có khắp cả các đầu làng - cuối phố. Thế mà khâu quản lý con người lại để xảy ra những chuyện đáng tiếc như vậy.
Cơ sở mà như vậy, thử hỏi, có công minh? Chúng ta hoàn toàn có thể làm một phép suy diễn, đại loại như câu chuyện đến tuổi rồi mà bà tổ dân phố lại "cảm thấy" còn nhỏ chưa đủ để thực hiện nghĩa vụ quân sự thì sao đây!?. Chưa nói rất có thể còn có nhiều chuyện "lắt léo" khác! Không chừng.../.
Phải chăng cũng là “tứ chứng nan y”?  (09/05/2011)
Uể oải như công sở "ngái... nghỉ” sau ngày Tết  (09/05/2011)
Quà Tết hay “nịnh” Tết?  (09/05/2011)
Vạ lây  (09/05/2011)
Xi-ri – Chính biến trong cục diện khác  (09/05/2011)
“Dòng chảy Phương Bắc” đã lan tỏa tới châu Âu  (09/05/2011)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay