Tài chính - ngân hàng tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2008 của Thành phố Hồ Chí Minh
1. Tài chính:
Tổng thu ngân sách trên địa bàn 10 tháng ước thực hiện 107.342,9 tỉ, đạt 108,6% dự toán cả năm, tăng 53% so cùng kỳ năm trước. Thu ngân sách không kể dầu thô đạt 98.271,7 tỉ đạt 110% dự toán và tăng 48,6%. Trong đó thu nội địa đạt: 53.575 tỉ, đạt 107,1% dự toán cả năm, tăng 46,7%, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng 52,6%.
Thu ngân sách trên địa bàn
|
Năm 2008 (Tỉ đồng) |
% thực hiện 10 tháng | ||
|
Dự toán |
Ước TH |
Dự toán |
Cùng kỳ năm 2007 |
TỔNG THU |
98.890,2 |
107.342,9 |
108,6 |
153,0 |
I- Thu nội địa |
50.043,0 |
53.575,0 |
107,1 |
146,7 |
Trong đó: |
|
|
|
|
1. Doanh nghiệp nhà nước |
14.320,0 |
13.786,6 |
96,3 |
145,5 |
2. Khu vực ngoài nhà nước |
13.200,0 |
12.931,0 |
98,0 |
152,9 |
3. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài |
12.115,0 |
11.068,7 |
91,4 |
144,8 |
II- Thu hoạt động xuất nhập khẩu |
37.475,0 |
43.837,2 |
117,0 |
152,6 |
III- Thu từ dầu thô |
9.580,0 |
9.071,2 |
94,7 |
225,3 |
Thu từ doanh nghiệp nhà nước chiếm 25,7% tổng thu nội địa, tăng 45,5% so cùng kỳ; trong đó: Nhà nước trung ương ước thực hiện 7.886,6 tỉ, đạt 89,4% dự toán, tăng 34%; Nhà nước địa phương 5.900,1 tỉ đạt 107,3% dự toán, tăng 64,2%. Khu vực ngoài nhà nước nộp ngân sách 12.931 tỉ, chiếm 24,1% thu nội địa, tăng 52,9%. Thu từ khu vực đầu tư nước ngoài đạt 11.068,7 tỉ, chiếm 20,7% thu nội địa, tăng 44,8%. Thu từ khu vực khác đạt 15.788,8 tỉ đạt 151,7% dự toán, tăng 44,2%; trong đó: thuế thu nhập cá nhân tăng 72,9%, thu thuế chuyển quyền sử dụng đất tăng 21,1%, lệ phí trước bạ tăng 37,6%...
Điều tiết ngân sách địa phương ước đạt 21.357 tỉ, đạt 127% dự toán, tăng 44,3% so cùng kỳ.
Chi ngân sách địa phương
|
Năm 2008 (Tỉ đồng) |
(%) thực hiện 10 tháng so với | ||
|
Dự toán |
Ước TH |
Dự toán |
Cùng kỳ |
Tổng chi |
18.594,7 |
25.775,3 |
138,6 |
148,7 |
Trong đó: |
|
|
|
|
I- Chi đầu tư phát triển |
7.531,7 |
10.331,8 |
137,2 |
144,4 |
Trong đó: trả lãi và vốn vay |
3.755,0 |
3.323,4 |
88,5 |
533,3 |
II- Chi thường xuyên |
8.934,3 |
7.471,4 |
83,6 |
124,9 |
Trong đó: |
|
|
|
|
Sự nghiệp kinh tế |
2.207,8 |
1.584,6 |
71,8 |
143,0 |
Sự nghiệp giáo dục đào tạo |
2.217,5 |
2.004,2 |
90,0 |
130,5 |
Sự nghiệp y tế |
1.202,0 |
1.030,9 |
85,8 |
124,3 |
Quản lý hành chánh |
1.226,2 |
1.030,8 |
84,1 |
120,3 |
Tổng chi ngân sách địa phương 10 tháng ước thực hiện 25.775,3 tỉ, đạt 138,6% dự toán, tăng 48,7% so cùng kỳ. Chi đầu tư phát triển ước thực hiện 10.331,8 tỉ, đạt 137,2% dự toán, tăng 44,4%. Chi thường xuyên 7.471,4 tỉ đạt 83,6% dự toán, tăng 24,9%; trong đó, chi sự nghiệp kinh tế 1.584,6 tỉ, đạt 71,8% dự toán, tăng 43%; chi sự nghiệp giáo dục đào tạo 2.004,2 tỉ, đạt 90% dự toán, tăng 30,5%; chi sự nghiệp y tế 1.030,9 tỉ, tăng 24,3%; chi quản lý hành chánh tăng 20,3%; chi sự nghiệp nghiên cứu khoa học tăng 37,1%…
Tổng chi trừ tạm ứng, ghi thu ghi chi ước thực hiện 17.803,2 tỉ, đạt 95,7% dự toán, tăng 35,5%.
2. Tín dụng ngân hàng:
Trong tháng 10, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vẫn duy trì ổn định tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu; điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc và cho phép các tổ chức tín dụng được cầm cố, chiết khấu tín phiếu bắt buộc do Ngân hàng Nhà nước phát hành. Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay có xu hướng giảm dần: lãi suất thị trường liên ngân hàng giảm từ 1,5-2%/năm; lãi suất cho vay VNĐ giảm 1%/năm so tháng trước, lãi suất cho vay USD giảm từ 0,5-1%/năm. (Lãi suất cho vay VNĐ hiện nay phổ biến ở mức 19,5%/năm). Tình hình huy động và cho vay cụ thể như sau:
Vốn huy động đến đầu tháng 10 đạt 556.958,4 tỉ đồng, tăng 30,7% so cùng kỳ, tăng 14,4% so đầu năm. Ngân hàng quốc doanh đạt 163.862,6 tỉ đồng, chiếm 29,4% tổng vốn huy động; khối ngân hàng thương mại cổ phần 295.879,8 tỉ đồng, chiếm 53,1%, tăng 50,4%. Trong đó, vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm 29,2% tổng vốn huy động, tăng 45,9% so cùng kỳ; VNĐ tăng 25,4%; riêng tiền gửi tiết kiệm và kỳ phiếu đạt 295.254,6 tỉ đồng, tăng 56%, chiếm 53% tổng vốn huy động.
Tổng dư nợ tín dụng đến đầu tháng đạt 484.913,7 tỉ đồng, tăng 45,5% so cùng kỳ, tăng 19,3% so đầu năm. Trong đó, dư nợ của khối ngân hàng cổ phần chiếm 48,1%, tăng 51,2% so cùng kỳ. Dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ đạt 140.467 tỉ đồng, chiếm 29% tổng dư nợ, tăng 40,5% so cùng kỳ; dư nợ tín dụng bằng VND tăng 47,7% so cùng kỳ. Dư nợ tín dụng trung dài hạn chiếm 43% tổng dư nợ, tăng 59,5% so cùng kỳ; dư nợ tín dụng ngắn hạn tăng 36,5% so cùng kỳ.
Thị trường chứng khoán trong tháng 10 biến động cùng xu thế với thị trường chứng khoán thế giới, sau nhiều phiên giao dịch giảm điểm chỉ số Vn-Index ngày 13-10 đạt 371,67 điểm ( mức thấp nhất vào ngày 20-06: 366,02 điểm). Kết thúc phiên giao dịch ngày 17-10, chỉ số Vn-Index có xu hướng nhích lên, đạt 382,51 điểm, giảm 58,5% so đầu năm .
Tính đến ngày 17-10, tổng số chứng khoán được phép giao dịch khớp lệnh là 164, trong đó: 160 cổ phiếu, 4 chứng chỉ quỹ. Tổng giá trị niêm yết toàn thị trường đạt 119.145 tỉ, trong đó: cổ phiếu đạt 48.165 tỉ (40,4%), trái phiếu: 68.460 tỉ (57,5%), chứng chỉ quỷ: 2.521 tỉ (2,1%). Giá trị thị trường của các cổ phiếu niêm yết giảm 51,4% so đầu năm; tại thời điểm ngày 17-10 đạt 177.805 tỉ đồng.
Kết quả giao dịch của 17 ngày đầu tháng 10 đạt 207,9 triệu chứng khoán giảm 16,6% so với cùng kỳ tháng trước. Trong đó, khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 191,1 triệu chứng khoán, chiếm 91,9%, giảm 19,4%; giao dịch thỏa thuận đạt 16,8 triệu chứng khoán, chiếm 8,1%, tăng 38,4%.
Giá trị giao dịch đạt 6.793,1 tỉ đồng, giảm 28,1% so cùng kỳ tháng trước, bình quân 1 ngày đạt 522,5 tỉ đồng. Trong đó, giao dịch khớp lệnh đạt 6.017,7 tỉ đồng, chiếm 88,6%, giảm 31,1%, giao dịch thỏa thuận đạt 775,4 tỉ chiếm 11,4%, tăng 7,4%. Giá trị giao dịch của các cổ phiếu đạt 6.307,9 tỉ chiếm 92,9% giảm 30,2%; giao dịch trái phiếu chiếm 6,4%, tăng 31,5%./.
Xuất nhập khẩu, thương mại giá cả tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2008 của Thành phố Hồ Chí Minh  (30/10/2008)
Kinh tế thế giới đang rơi vào vòng xoáy của sự suy thoái  (30/10/2008)
Số người thất nghiệp trên thế giới có thể tới 210 triệu  (30/10/2008)
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết rời Nga đi thăm Mông Cổ  (30/10/2008)
Tuyên bố chung Việt Nam - Liên bang Nga  (30/10/2008)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên