Để tăng cường công tác chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện chương trình can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV từ trung ương đến địa phương theo quy định của Luật Phòng, Chống vi rút gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) và Nghị định số 108/NĐ-CP ngày 26-6-2007 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật. Ngày 11-10-2007, tại Hà Nội, Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm quốc gia, đã tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai công tác can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV. Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng dự và chủ trì Hội Nghị. Tham dự Hội Nghị có lãnh đạo các bộ, ban, ngành ở trung ương, lãnh đạo các tỉnh, thành phố trong cả nước; đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, các cơ quan thông tấn, báo chí trong và ngoài nước đến đưa tin tuyên truyền cho Hội nghị.

Phát biểu trong phiên khai mạc Hội nghị, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng nhấn mạnh, đại dịch HIV/AIDS gây hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế-xã hội, an ninh, chính trị của toàn thế giới..., nếu không kịp thời phòng chống sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng nhất là đối với những nước nghèo như nước ta. Phó Thủ tướng yêu cầu cần phải nhìn thẳng vào thực trạng để đánh giá cho đúng và sát thực tình hình thực tiễn. Cần tập trung vào 4 nhóm giải pháp cơ bản, đó là: Thực hiện chính sách xã hội; tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị phòng chống HIV/AIDS; giải pháp về tăng cường nguồn nhân lực; tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống HIV/AIDS. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các đại biểu thẳng thắn trao đổi để tìm ra những giải pháp hiệu quả nhất, sát thực tế nhất để đóng nhanh chóng triển khai tinh thần Hội nghị này trong thực tiễn. Đồng thời mong muốn, các vị khách quốc tế, bằng kinh nghiệm hoạt động thực tiễn và tâm huyết của mình, đóng góp ý kiến giúp Việt Nam học hỏi những kinh nghiệm tốt của thế giới trong công tác can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV.

Báo cáo của Bộ Trưởng Bộ Y tế cho biết: đến thời điểm 30-8-2007, cả nước có 128.367 người nhiễm HIV, trong đó có 25.219 trường hợp đã chuyển thành bệnh nhân AIDS và 14.042 bệnh nhân đã tử vong do AIDS. Ước tính năm 2007, tại Việt Nam có khoảng 280.000 trường hợp nhiễm HIV, 110.000 bệnh nhân AIDS và gần 90.000 bệnh nhân đã tử vong do AIDS. Nhiễm HIV ở nước ta tập trung ở nhóm tuổi từ 20-39 (chiếm 78,9%), nam giới chiếm 85%; Quảng Ninh (698,52/100.000 dân), và Thành phố Hồ Chí Minh là 2 địa phương có tỷ lệ người nhiễm HIV cao. nhất.

Tham luận tại Hội nghị, các đại biểu đã nhìn nhận đánh giá một cách toàn diện công tác can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV ở Việt Nam trong thời gian qua, qua những kết quả quan trọng đã đạt được :

- Sự ra đời của Luật Phòng, Chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); việc triển khai chương trình hành động tăng cường năng lực và hợp tác quốc tế trong phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010; Nghị định số 108/2007/NĐ-CP, ngày 26-6-2007 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, Chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễm dịch mắc phải ở người.

- Các các cấp ủy, chính quyền, và nhân dân địa phương đã rất nỗ lực trong công tác can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV (giai đoạn 2006-2007), thể hiện qua các chương trình, hoạt động :

1- Hoạt động giáo dục đồng đẳng, tiếp cận cộng đồng với sự tham gia của 2.682 đồng đẳng viên và 2.775 cộng tác viên, đội ngũ đồng đẳng viên đã đã tiếp cận và tư vấn cho 894.432 đối tượng trong nhóm nguy cơ cao.

 
Tặng quà cho bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng . Ảnh: Duy Khánh
2- Chương trình phân phát và trao đổi bơm kim tiêm: số lượng bơm kim tiêm được phân phát trong năm 2006 và 6 tháng đầu năm 2007 là 5.197.656 chiếc ( chủ yếu từ hai nguồn dự án của Ngân hàng thế giới và của Bộ Phát triển quốc tế Anh, Bộ Ngoại gia Na-uy); đến 6-2007 đã thu gom, xử lý 3.901.787 bơm, kim tiêm đã sử dụng, tuy vậy chưa đáp ứng yêu cầu của chương trình.

3- Chương trình phân phát bao cao su triển khai trên 58 tỉnh, thành phố; 314/639 (49%) quận, huyện; 3.227/9.899 (32,5%) xã, phường; phát miễn phí 12.874.493 bao cao su, bán qua tiếp thị xã hội 31.627.872 bao, hầu hết số bao cao su được cung ứng từ các dự án quốc tế.

4- Phối hợp liên ngành giữa các bộ Y tế, Công an, Lao động-Thương binh và Xã hội ngày một chặt chẽ. trong can thiệp giảm tác hại.

5- Truyền thông thay đổi hành vi cho nhóm nguy cơ cao và vận động triển khai chương trình: gần ¼ tổng số lần tuyên truyền về HIV/AIDS (24,39%); hình thức truyền thông đa dạng như: truyền thông trên báo chí, truyền hình, phát thanh từ bản làng, thôn xóm đến thành phố, thị xã hoạt, tổ chức các cuộc thi, giao lưu văn nghệ, hội thảo... tạo sự đồng thuận cho việc triển khai các chương trình can thiệp giảm tác hại.

6- Hoạt động can thiệp tại Trung tâm chữa bệnh, giáo dục lao động xã hội (Trung tâm 05-06), một tháng đã có 373 lượt truyền thông trên hệ thống loa, 103 buổi sinh hoạt nhóm và 338 lần tư vấn cá nhân cho học viên về HIV/AIDS và chương trình can thiệp giảm tác hại, thu hút 49.654 học viên tham dự.

7- Thực hiện các hoạt động can thiệp khác như: khám, điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục cho 165.954 lượt đối tượng có nguy cơ cao, trong đó có 72.662 mắc bệnh và 68.997 lượt người được điều trị; điều trị thay thế bằng thuốc Methadone thí điểm tại 6 điểm là 1.500 người.

Chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam, các vị đại biểu đại diện cho Hiệp hội Giảm thiểu tác hại quốc tế và Giám đốc UNAIDS tại Việt Nam đã trao đổi nhiều kinh nghiệm quý báu.

Các báo cáo tham luận và ý kiến phát biểu, thảo luận tại Hội trường đều bày tỏ mối lo ngại và đề xuất nhiều giải pháp, kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình chỉ đạo thực hiện ở địa phương, thể hiện sự quyết tâm cao trong thực hiện chương trình can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV giai đoạn 2007-2010.

Mục tiêu cụ thể của chương trình hành động quốc gia can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV

- 100% các tỉnh, thành phố xây dựng được mạng lưới cán bộ thực hiện chương trình can thiệp giảm tác hại

- Tăng tỷ lệ sử dụng bao cao su trong nhóm người bán dâm lên 90% và tỷ lệ người bán dâm được khám và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục theo đúng quy định lên 80%.

- Tăng tỷ lệ sử dụng bơm kim tiêm sạch trong nhóm nghiện chích ma túy lên 90%, giảm tỷ lệ dùng chung bơm kim tiêm trong nhóm nghiện chích ma túy xuống dưới 10% và trong nhóm nghiện chích ma túy nhiễm HIV là 5%, tỷ lệ bơm kim tiêm đã sử dụng được thu gom đạt 90% số bơm kim tiêm được phân phát.

-Triển khai điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế tại ít nhất 10 tỉnh.

Mối lo ngại lớn nhất hiện nay là, có 18/60 sở Y tế tỉnh báo cáo rất khó khăn trong việc triển khai các hoạt động can thiệp giảm tác hại như Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ... và một số địa phương không thể triển khai được chương trình trao đổi bơm kim tiêm. Độ bao phủ chương trình can thiệp giảm tác hại vẫn còn rất thấp, có những tỉnh có tỷ lệ nhiễm HIV cao như Quảng Ninh nhưng độ bao phủ chương trình chỉ khoảng 10%. 60/64 tỉnh, thành phố chỉ có 19% xã, phường triển khai chương trình bơm kim tiêm và 32% xã, phường triển khai chương trình bao cao su. Lựơng bơm kim tiêm phát ra chỉ bao phủ khoảng 10-15% nhu cầu thực tế, do đó, không thể khống chế được lây nhiễm HIV trong các đối tượng nguy cơ cao. Việc phối hợp liên ngành trong hoạt động can thiệp giảm tác hại chưa thật sự mạnh mẽ, thiếu sự đồng thuận, phối hợp giữa y tế, công an, lao động thương binh và xã hội. Nhiều địa phương vẫn còn tồn tại hiện tượng giáo dục viên đồng đẳng đi phát bơm kim tiêm bị công an bắt giữ hoặc theo sát giáo dục đồng đẳng viên để bắt các đối tượng nghiện, chích ma túy, vì vậy, rất khó tiếp cận các đối tượng nghiện chích ma túy. Chưa có các hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật về công tác can thiệp giảm tác hại; chưa có chính sách về an ninh, an toàn bao cao su, các chính sách trợ giá bơm, kim tiêm. Không xác định được chính xác con số người nghiện chích ma túy và người bán dâm nên rất khó khăn trong công tác can thiệp cũng như quản lý, giúp đỡ các đối tượng ở cộng đồng. Chưa có bất cứ nghiên cứu, điều tra nào đánh giá thực trạng lây nhiễm HIV cho các nhóm đối tượng là người nghiện chích ma túy và gái mại dâm hiện đang được quản lý tại các trung tâm chữa bệnh-giáo dục lao động xã hội và cũng chưa có chương trình can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV toàn diện cho các trung tâm. Đội ngũ làm công tác can thiệp giảm tác hại thường xuyên có sự biến động, thay đổi nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức triển khai các hoạt động can thiệp giảm tác hại.

Các đại biểu kiến nghị với Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội: đưa vào chương trình xây dựng luật, xây dựng pháp lệnh việc sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh Phòng chống tệ nạn mại dâm; sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy nhằm nâng cao tính thống nhất, đồng bộ và tính hiệu lực, hiệu quả của hệ thống pháp luật phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm. Tăng cường đầu tư kinh phí cho công tác phòng chống HIV/AIDS và chương trình can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV. Đề nghị các bộ, ngành thành viên của Ủy ban Quốc gia Phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm xây dựng các kế hoạch thực hiện luật và nghị định về phòng chống HIV/AIDS. Tập trung chỉ đạo theo hệ thống ngành dọc công tác này...

Đại dịch HIV/AIDS là một nguy cơ to lớn, gây tác hại về nhiều mặt cho nhân loại, vì thế, ngăn chăn và đẩy lùi, can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV là một trong những Mục tiêu Thiên niên kỷ quan trọng của toàn cầu. Để thực hiện thành công Chiến lược Quốc gia phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, mục tiêu đặt ra là: Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy xuống dưới 20% và nhóm người bán dâm dưới 3%, làm giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm có hành vi nguy cơ cao và từ nhóm có hành vi nguy cơ cao ra cộng đồng, góp phần