Đột phá từ chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp chế biến, chế tạo
TCCS - Ngày 30-11-2022, tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản đã phối hợp cùng Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức Tọa đàm khoa học với chủ đề: “Đột phá từ chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp chế biến, chế tạo”.
Chủ trì và điều hành Tọa đàm có PGS, TS. Nguyễn Ngọc Hà, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; đồng chí Ngô Hoàng Ngân, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh; đồng chí Nguyễn Hồng Dương, Tỉnh ủy viên, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ninh. Tham gia tọa đàm còn có hơn 100 đại biểu là các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, chuyên gia đến từ các viện nghiên cứu, trường đại học kinh tế đầu ngành trong cả nước, đại diện cán bộ, lãnh đạo Tạp chí Cộng sản, đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương của tỉnh Quảng Ninh.
Phát biểu đề dẫn tọa đàm, đồng chí Ngô Hoàng Ngân, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy nhấn mạnh, nghị quyết đầu tiên của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh khóa XV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã lựa chọn phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo làm mũi đột phá trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và là một trong ba trụ cột chính trong ngành công nghiệp của tỉnh. Nghị quyết đã tạo ra sự bứt phá, mở ra hướng phát triển toàn diện cho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của tỉnh.
Trong khuôn khổ buổi tọa đàm, các ý kiến phát biểu, thảo luận của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý của Trung ương và địa phương đã phân tích chiều sâu sự phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng dưới nhiều góc độ khác nhau, tập trung vào một số nội dung chủ yếu:
Một là, khẳng định vai trò của công nghiệp chế biến, chế tạo đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nước nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Trong các phân ngành công nghiệp, công nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trò chủ đạo, tạo ra giá trị gia tăng lớn nhất cho khu vực công nghiệp và tác động lan tỏa tổng thể đến chất lượng tăng trưởng, phát triển kinh tế. Công nghiệp chế biến, chế tạo cung cấp việc làm, thu hút nhân công, giải quyết được nhiều vấn đề xã hội. Hoạt động công nghiệp chế biến, chế tạo làm tăng khả năng kết nối liên ngành, liên vùng trong nước và mở rộng hơn là tăng cường liên kết quốc gia, liên khu vực và quốc tế.
Hai là, các ý kiến tập trung đánh giá những thành công, hạn chế và những vấn đề đặt ra trong phát triển, chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại Quảng Ninh thời gian qua. Giai đoạn từ năm 2011 - 2020, công nghiệp chế biến, chế tạo của tinhe có tốc độ tăng trưởng khá cao, đạt khoảng 13,7%/năm. Sau 2 năm thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU, ngày 16-11-2020, của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh, “Về phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030”, tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong cơ cấu GRDP toàn tỉnh tăng lên rõ rệt. Bình quân 2 năm, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt xấp xỉ 19% (cao hơn so với mức bình quân đề ra theo Nghị quyết số 01-NQ/TU là 17%/năm).
Ba là, các ý kiến của các đại diện các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh, từ các góc độ quản lý nhà nước, thực tiễn doanh nghiệp, đã nêu bật các thành tựu, hạn chế, cùng nguyên nhân và những vấn đề đặt ra trong chuyển dịch cơ cấu, phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo thời gian qua, nhất là về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ; quy hoạch phát triển; xúc tiến thương mại; thúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; hỗ trợ, tận dụng tối đa các lợi thế của hội nhập quốc tế; công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh cho phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo tại các địa phương...
Bốn là, trên cơ sở thực trạng phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo ở Quảng Ninh thời gian qua, dự báo xu hướng và tác động của bối cảnh thế giới và trong nước, các ý kiến đề xuất một số định hướng, giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu, phát triển mạnh mẽ và hiệu quả công nghiệp chế biến, chế tạo tại Quảng Ninh trong thời gian tới. Một số giải pháp chủ yếu được đề cập: Làm tốt công tác quy hoạch để thuận tiện cho quá trình sản xuất, lưu thông và trao đổi hàng hóa; định hướng phát triển nguồn lao động với trình độ chuyên môn kỹ thuật và khả năng tiếp thu khoa học, kỹ thuật mới; đẩy mạnh áp dụng tiến bộ của khoa học - công nghệ; hoàn thiện đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công nghiệp.
Phát biểu kết luận tọa đàm, PGS, TS. Nguyễn Ngọc Hà khẳng định, những ý kiến tham luận tại tọa đàm đã đưa ra những luận cứ khoa học, thực tiễn quan trọng để góp phần định hướng sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của tỉnh Quảng Ninh, cũng như trong phạm vi cả nước. Sự quyết liệt, hiệu quả, cũng như những khó khăn, thách thức đang đặt ra trong quá trình triển khai Nghị quyết số 01-NQ/TU của Quảng Ninh, sẽ là kinh nghiệm, bài học quý để định hướng cho sự phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của tỉnh giai đoạn tới, đồng thời là sự tham khảo hữu ích với các địa phương khác trong cả nước.
Những kết quả của tọa đàm sẽ được Ban Tổ chức chọn lọc, hoàn chỉnh để xã hội hóa dưới dạng các bài viết đăng trên các phương tiện truyền thông đại chúng, trong đó có các sản phẩm báo chí của Tạp chí Cộng sản, đồng thời sẽ được chắt lọc thành báo cáo kiến nghị gửi đến các cơ quan chức năng./.
Đột phá từ chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp chế biến, chế tạo  (26/11/2022)
Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa thăm và làm việc tại Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản  (24/11/2022)
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển