Về phân cấp quản lý ở Lào và Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã dự và phát biểu tại Hội thảo. Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathoutou, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đồng chủ trì hội thảo.
Phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng nhấn mạnh, hội thảo được tổ chức thể hiện vai trò, trách nhiệm của Quốc hội hai nước đối với những vấn đề hệ trọng của đất nước trong công tác quản lý nhà nước và là biểu hiện sinh động của quan hệ hợp tác ngày càng thiết thực, hiệu quả giữa Quốc hội và Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào.
Tại Việt Nam, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Chính quyền địa phương được ban hành năm 2015 đã khắc phục những bất cập, tồn tại của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003, tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương nhằm nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền địa phương, tạo điều kiện hơn cho việc phân công, phân cấp quản lý của bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng tin tưởng rằng, tại hội thảo, các đại biểu Quốc hội, lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương, các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Việt Nam và Lào sẽ trao đổi kinh nghiệm thực tiễn, làm sáng tỏ những vấn đề liên quan đến phân cấp quản lý giữa Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố; giữa Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp tỉnh, huyện, xã.
Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathotou chia sẻ, đối với phân cấp quản lý, Lào đã đạt kết quả nhiều mặt nhưng vẫn cần tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi phương thức để quyết định những chính sách để phân cấp quản lý rõ ràng, phù hợp với đặc điểm, tình hình phát triển kinh tế của từng giai đoạn. Chủ tịch Quốc hội Lào bày tỏ hy vọng qua hội thảo, các đại biểu Lào có thể trao đổi kinh nghiệm trong việc phân cấp quản lý đối với các đại biểu Việt Nam, làm căn cứ cho việc nghiên cứu, củng cố, hoàn thiện văn bản chính sách. Các đại biểu Quốc hội, các nhà quản lý hành chính, chuyên gia hai nước cùng trao đổi, làm rõ nội dung thảo luận về vấn đề phân cấp quản lý, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho mỗi nước.
Tại hội thảo, các đại biểu hai nước đã chia sẻ về hệ thống các văn bản pháp luật về hệ thống cơ quan dân cử và cơ quan hành chính của Việt Nam, Lào; hệ thống cơ quan dân cử các cấp; công tác tham mưu phục vụ hoạt động của các cơ quan dân cử ở Trung ương và địa phương; tổ chức bộ máy của Chính phủ - kinh nghiệm và thực tiễn. Đại biểu Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Nghệ An, Thủ đô Viêng-chăn, tỉnh Savanakhet (Lào) tập trung chia sẻ những kinh nghiệm, trao đổi những vấn đề thực tiễn trong phân công, phân cấp quản lý tại địa phương.
Phát biểu bế mạc hội thảo, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, các bài tham luận của các báo cáo viên, các chuyên gia đến từ Quốc hội, Chính phủ và các địa phương của Việt Nam và Lào đã làm rõ, chia sẻ thẳng thắn những thực trạng khó khăn, tồn tại trong công tác phân cấp quản lý. Hội thảo chuyên đề giữa hai Quốc hội tổ chức lần này mang một ý nghĩa hết sức đặc biệt, là một trong những hoạt động chính trị quan trọng mở đầu năm 2017 nhân kỷ niệm 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào và 40 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào.
Hội thảo chuyên đề là hội thảo lần thứ hai trong nhiệm kỳ Quốc hội Việt Nam khóa XIV và Quốc hội Lào khóa VIII. Trong tháng 9-2016, nhân chuyến thăm hữu nghị chính thức Lào của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam, hai Quốc hội Việt Nam - Lào đã phối hợp tổ chức rất thành công hội thảo chuyên đề về quản lý nợ công. Chủ tịch Quốc hội cho rằng, việc hai Quốc hội phối hợp tổ chức các hội thảo chuyên đề đã và đang hướng tới việc hình thành cơ chế thường xuyên, phù hợp với tinh thần chỉ đạo hai Bộ Chính trị, hai Quốc hội về việc nâng cao hiệu quả hợp tác giữa hai nước, nhất là trong công tác xây dựng và pháp luật.
Chia sẻ về công tác nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước hiện nay, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, đẩy mạnh việc hoàn thiện nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước là một việc rất quan trọng. Xác định rõ cơ chế phân công, phối hợp thực thi quyền lực nhà nước, nhất là cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trên cơ sở quyền lực nhà nước là thống nhất; xác định rõ hơn quyền hạn và trách nhiệm của mỗi quyền.
Quốc hội Việt Nam tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động, bảo đảm Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Quốc hội thực hiện tốt chức năng lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao tất cả hoạt động của nhà nước, nhất là đối với việc quản lý, sử dụng các nguồn lực của đất nước. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức Chính phủ, xác định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp. Tiếp tục thực hiện chiến lược cải cách tư pháp, xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở đảm bảo tính thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính quốc gia, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước của mỗi cấp chính quyền địa phương theo quy định của Hiến pháp và pháp luật; hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với đặc điểm ở nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt theo luật định.
Bế mạc hội thảo, hai Chủ tịch Quốc hội Việt Nam và Lào cùng thống nhất giao Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội hai nước tiếp tục làm đầu mối cùng với các cơ quan của Quốc hội đề xuất tiếp tục chọn lựa chuyên đề thiết thực, thực chất đóng góp vào hoạt động hiệu quả của Quốc hội hai nước; đề nghị hai Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội hai nước tiếp tục phối hợp cùng tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề khác trong thời gian tới, nhằm góp phần kế thừa và phát huy những kinh nghiệm, kết quả hợp tác giữa hai Quốc hội từ những khóa trước, tích cực góp phần củng cố, phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam - Lào trong giai đoạn mới./.
Những phong trào, tấm gương phụ nữ tiêu biểu  (07/03/2017)
Đức, Pháp, Italy và các nền kinh tế lớn ủng hộ “châu Âu đa tốc độ”  (07/03/2017)
Cục diện châu Á - Thái Bình Dương năm 2016 và triển vọng năm 2017  (07/03/2017)
Địa phương để tội phạm lộng hành, lãnh đạo phải chịu trách nhiệm  (07/03/2017)
Giải thưởng Kovalevskaia - Niềm tự hào của các nhà khoa học nữ  (07/03/2017)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
- Bảo vệ, phát huy giá trị tài nguyên di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên