Chính sách phát triển nông nghiệp của In-đô-nê-xi-a
Trong nền kinh tế In-đô-nê-xi-a, nông nghiệp là ngành quan trọng nhất vì hơn một nửa dân số phục vụ trong nông nghiệp. Sau hai thập kỷ do nhiều nguyên nhân (thiên tai, khủng hoảng tiền tệ khu vực...), nông nghiệp nước này đã bị ảnh hưởng nặng nề. Chính vì vậy, điều cần thiết nhất là phải có một hệ thống chính sách để tăng trưởng nông nghiệp hiệu quả và bền vững.
Tình hình nông nghiệp In-đô-nê-xi-a
Trong 2 thập kỷ qua, kinh tế In-đô-nê-xi-a đã trải qua một sự thay đổi lớn về mặt cơ cấu. Trước những năm 80 thế kỷ XX, In-đô-nê-xi-a được coi là nước kém phát triển. Để vực dậy nền kinh tế In-đô-nê-xi-a, các tổ chức quốc tế đã giúp nước này bằng các nguồn vay. Ngân hàng thế giới cho vay 6 tỉ USD, Ngân hàng Phát triển châu á (ADB) cho vay 3 tỉ USD với lãi suất ưu đãi. Tổ chức Nông - Lương của Liên hợp quốc (FAO) đã giúp In-đô-nê-xi-a khoảng 150 dự án. Những năm 80 đến nay, kinh tế In-đô-nê-xi-a, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp đã phục hồi và có bước phát triển, sản lượng nông nghiệp tăng với tốc độ 4%/năm. Mặc dù đóng góp của ngành trong GDP đang suy giảm nhưng nông nghiệp một ngành lớn nhất trong nền kinh tế. Năm 1990, nông nghiệp chiếm 24%, năm 1998 chiếm khoảng 19% GDP, đứng thứ 2 sau ngành công nghiệp (chiếm 26% GDP). Hiện nay, nông nghiệp chiếm khoảng 28% GDP. Tuy nhiên, do ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ, tình hình chính trị bất ổn và hạn hán xảy ra nghiêm trọng trong những năm qua, nông nghiệp của In-đô-nê-xi-a không phát triển được, sản lượng lương thực và cây trồng giảm một cách đáng kể; rất nhiều người dân bị rơi vào cảnh đói nghèo thiếu lương thực. Hiện nay, tỉ lệ người nghèo ở In-đô-nê-xi-a vào khoảng 18%. Lực lượng lao động bị thất nghiệp tương đối lớn (tới 38 triệu người trong tổng số khoảng 90 triệu lao động). Các nhà kinh tế In-đô-nê-xi-a dự đoán, phải mất ít nhất 8 năm, kinh tế của nước này mới có thể phục hồi được. Kinh tế In-đô-nê-xi-a tiếp tục tăng trưởng âm đến năm 2000 trước khi được cải thiện dần và tăng trưởng trở lại vào năm 2006.
Một vấn đề nan giải đối với chính sách nông nghiệp của In-đô-nê-xi-a là, để vay được tiền của IMF, In-đô-nê-xi-a phải nới lỏng việc nhập khẩu một số mặt hàng nông sản, chủ yếu là gạo và đường. Ngày 9-4-1998 Chính phủ In-đô-nê-xi-a đã giảm hầu hết mặt hàng nông nghiệp với mức là 5%. Đây cũng là một thách thức đối với sự phát triển của nông nghiệp In-đô-nê-xi-a.
Các chính sách nông nghiệp
In-đô-nê-xi-a đã thực hiện một cuộc cải cách lớn các chính sách nông nghiệp, bao gồm: xóa bỏ sự độc quyền của Cơ quan hậu cần lương thực In-đô-nê-xi-a (BULOG) trong nhập khẩu lúa mì, bột mì, đậu tương, tỏi, và gần đây là gạo; cắt giảm thuế quan đối với tất cả các hàng thực phẩm xuống mức 5%; loại bỏ những cản trở đối với việc buôn bán và vận chuyển đối với một số hàng hóa; các thành phần kinh tế được tự do buôn bán giữa các vùng. Thông qua những chính sách này, In-đô-nê-xi-a hy vọng sẽ đem lại lòng tin cho các nhà đầu tư và tạo điều kiện cho việc đầu tư có hiệu quả hơn. Hơn nữa, những cải cách này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ quy mô nhỏ và giảm tỷ lệ đói nghèo. In-đô-nê-xi-a cũng thực hiện cải cách trong một số lĩnh vực để hỗ trợ giảm tỷ lệ đói nghèo và tăng cường nguồn lực của khu vực nông nghiệp, như bảo đảm lợi ích cho người trồng lúa; cải cách vai trò của Chính phủ trong buôn bán và phân phối hàng thực phẩm, trong đó bao gồm việc mở rộng tự do hơn đối với việc buôn bán thực phẩm (trừ gạo), thay thế cơ chế quản lý hành chính về an ninh lương thực và ổn định giá bằng các công cụ tài chính; tăng cường những chính sách thương mại và chính sách giá tác động vào khu vực nông thôn; tăng hiệu quả của công tác quản lý thủy lợi nhằm nâng cao hiệu quả và năng suất trong nông nghiệp.
Việc cải cách chính sách trong khu vực nông nghiệp đã mang lại những dấu hiệu tích cực. Tuy nhiên, để đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, Chính phủ In-đô-nê-xi-a đã đưa ra một số chính sách cụ thể như:
+ Thực hiện an ninh lương thực một cách hiệu quả, bền vững. Từ tháng 7-1998, Chính phủ In-đô-nê-xi-a đã thực hiện chương trình an ninh lương thực quốc gia được coi là chương trình hoạt động đặc biệt. Nhờ chương trình này, nhiều hộ thoát đói nghèo. Đến cuối năm 1998, chương trình hoạt động đặc biệt được mở rộng cho khoảng 17 triệu gia đình, nhất là những hộ thiếu lương lực trầm trọng ở các vùng nông thôn và các hộ đói ở thành thị không có nơi cư trú.
Thế nhưng, các chương trình an ninh lương thực trợ cấp đói nghèo sẽ ngày càng tạo gánh nặng cho chính phủ, và các hoạt động này không thể kéo dài. Vai trò của Chính phủ trong việc bảo đảm an ninh lương thực có thể thay đổi thông qua việc tăng cường sự cạnh tranh trong buôn bán lương thực, bảo đảm mức cung đầy đủ để các hộ đói nghèo có khả năng mua, phục vụ nhu cầu thiết yếu nhất. Chính phủ In-đô-nê-xi-a đã loại bỏ sự độc quyền của BULOG trong việc buôn bán gạo, khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào thị trường hàng lương thực thiết yếu.
+ Đẩy mạnh hoạt động thị trường một số đầu vào của nông nghiệp. Vào giữa những năm 80, In-đô-nê-xi-a là nước có tiềm năng về sản xuất lương thực và sản lượng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước. Hiện nay, khoảng hơn 10 % lượng lương thực thiết yếu của In-đô-nê-xi-a phải nhập khẩu. Để đạt được mục đích tăng trưởng nông nghiệp hiệu quả và bền vững, tăng sản lượng lương thực đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, Chính phủ In-đô-nê-xi-a đã đẩy mạnh phát triển thị trường các yếu tố đầu vào sản xuất nông nghiệp để giúp người sản xuất có thể tiếp cận với giống cây trồng có năng suất cao, phân bón và các đầu vào chủ yếu khác.
Trước đây, Chính phủ In-đô-nê-xi-a trợ cấp mạnh mẽ nguồn phân bón; khoảng 75% giá phân bón được trợ cấp trực tiếp từ ngân sách nhà nước thông qua một tổ chức kinh doanh độc quyền của Nhà nước gọi là RUSRI (thành lập từ 1979). Năm 1988, Chính phủ In-đô-nê-xi-a quyết định việc lưu thông phân bón thông qua các hợp tác xã (KUD). Giá phân bón được thống nhất trong cả nước: giá bán trong nước thấp hơn giá quốc tế là 50%. Với mức giá cho lợi nhuận rất thấp, các nhà sản xuất phân bón sẽ chuyển sang bán cho khu vực không được nhà nước trợ cấp, xuất khẩu bất hợp pháp và đầu cơ ít. Và kết quả là ngay cả những vùng có lợi thế sản xuất gạo nhất của In-đô-nê-xi-a, năng suất giảm từ 1-2 tấn/ha, do sự chi phối của yếu tố phân bón. Nâng cao hiệu quả của thị trường phân bón, đẩy mạnh tăng trưởng sản xuất nông nghiệp, Chính phủ In-đô-nê-xi-a đã loại bỏ dần dần trợ giá cho phân bón, tiến tới cho phép bất cứ thành phần nào đều có thể tham gia; loại bỏ sự kiểm soát nhập khẩu phânbón. Tuy là nước xuất khẩuphân u-rê nhưng In-đô-nê-xi-a lại nhập khẩu phân phốt pho. Việc bãi bỏ sự kiểm soát nhập khẩu sẽ giữ giá trong nước thấp và tăng khả năng cung cấp phân bón cho cả các vùng xa xôi.
+ Chính phủ đã chủ trương phát triển thị trường giống cây trồng bằng tiến hành các biện pháp như tổ chức mời chuyên gia đến trao đổi kinh nghiệm; nhập nội các giống tốt; dành một khoản tiền lớn để thực hiện chuyển giao công nghệ cho nông dân đến tận đồng ruộng.
Bên cạnh đẩy mạnh công tác nghiên cứu giống, In-đô-nê-xi-a đã phát triển thị trường giống thông qua việc tăng cường sự cạnh tranh trên thị trường. Một mặt, Chính phủ sửa quy định kiểm dịch thực vật giảm cản trở cho các nhà cung cấp giống trên thị trường; mặt khác, chuẩn bị đưa ra kế hoạch loại bỏ bớt các quyền hạn của các công ty giống, mở rộng cơ chế cho các thành phần khác tham gia thị trường này.
+ Đầu tư vào hệ thống hợp tác xã. Hệ thống hợp tác xã đóng vai trò rất quan trọng trong việc phân phối các đầu vào sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân. Hơn hai thập kỷ qua, Chính phủ In-đô-nê-xi-a đã đầu tư rất nhiều vào hệ thống hợp tác xã và coi hợp tác xã là tác nhân của sự phát triển thông qua việc cung cấp đầu vào trợ giúp máy móc để sản xuất, phân phối phân bón, bán gạo. Mặc dù được đầu tư rất mạnh mẽ và được Chính phủ ban cho nhiều đặc quyền (In-đô-nê-xi-a có khoảng 9.000 hợp tác xã), nhưng rất ít hợp tác xã hoạt động có hiệu quả. Hoạt động yếu kém của hệ thống hợp tác xã làm tăng chi phí đầu vào và cản trở việc thiết lập các thành phần kinh doanh khác.
Để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại và bền vững, Chính phủ In-đô-nê-xi-a đã thực hiện chuyển đổi hệ thống hợp tác xã thành các tổ chức kinh doanh hiện đại, có khả năng đem lại lợi ích cao hơn cho người nông dân, và hoạt động trên nguyên tắc cạnh tranh. Những năm gần đây, Luật Hợp tác xã cho phép người nông dân thành lập các hợp tác xã cho các hàng hóa cụ thể. Sự chuyên môn hóa các hàng hóa cụ thể trong buôn bán sẽ đẩy mạnh định hướng thương mại của các hợp tác xã và tăng cường sự thành lập các hiệp hội nông dân trong việc phát triển các sản phẩm khác nhau.
Đồng thời, Chính phủ In-đô-nê-xi-a xóa bỏ sự độc quyền của các hợp tác xã trong các lĩnh vực phân phối máy móc nông nghiệp, phân bón, bán gạo cho BULOG, và tiêu thụ các hàng lương thực chiến lược khác. Thông qua đó, các hợp tác xã sẽ phải cạnh tranh với khu vực tư nhân, các tổ chức phi chính phủ và các hiệp hội nông dân khác, từ đó tăng hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã và của cả thị trường nông nghiệp.
Trong chính sách và chiến lược của mình, Chính phủ In-đô-nê-xi-a vẫn xác định hợp tác xã là trụ cột chính của nền kinh tế và vẫn cần có sự hỗ trợ của Chính phủ cho dù trên thực tế hợp tác xã là một tổ chức độc lập.
Với một số chính sách cấp thiết và hữu hiệu, cùng với sự phát triển theo hướng đồng bộ hệ thống nghiên cứu, khuyến nông, tín dụng nông thôn, xây dụng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn In-đô-nê-xi-a đang hướng tới tạo lập những tiền đề để đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển một ngành nông nghiệptoàn diện, tiên tiến, hiện đại.
Thúc đẩy hợp tác toàn diện Việt Nam - Trung Quốc  (30/05/2008)
Quốc hội thông qua nghị quyết mở rộng địa giới Hà Nội  (30/05/2008)
Phát triển công nghiệp nông thôn và làng nghề ở Thái Bình  (29/05/2008)
Phát triển công nghiệp nông thôn và làng nghề ở Thái Bình  (29/05/2008)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên