Hội thảo tổng kết thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông
Dự Hội thảo có Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh, đại diện các sở, ban, ngành Trung ương và địa phương, đại diện Chương trình Hỗ trợ phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) ở Việt Nam và nhiều chuyên gia trong lĩnh vực cải cách hành chính nói chung và việc áp dụng thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông nói riêng.
Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 93/2003/QĐ-TTg ngày 22-6-2007 về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, các địa phương đã tổ chức tốt việc quán triệt, triển khai, bao gồm: tuyên truyền, học tập, xây dựng đề án; chuẩn bị cơ sở vật chất; bố trí nhân lực; rà soát, lựa chọn và ban hành danh mục các công việc, lĩnh vực và thủ tục hành chính; niêm yết công khai các loại thủ tục hành chính; các quy định mức thu phí và lệ phí để thực hiện thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức biết và thực hiện.
Các địa phương đã quan tâm hơn việc bố trí phòng làm việc của Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; đầu tư mua sắm trang thiết bị cần thiết; lựa chọn và bố trí cán bộ, công chức phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, đơn vị theo yêu cầu làm việc tại bộ phận này. Đồng thời, các địa phương cũng đã ban hành Quy chế Tổ chức, hoạt động của Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả; ban hành Quy chế về phối hợp hoạt động của các cơ quan có liên quan với Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả. Trong quá trình triển khai thực hiện, nhiều địa phương đã xây dựng và phê duyệt Đề án thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông của từng cấp, từng ngành; trong đó, quy định rõ trách nhiệm phối hợp giữa các ngành và cơ quan hành chính các cấp, nêu rõ cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp, nơi tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ. Cùng với việc duy trì tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện, một số địa phương đã tiến hành khảo sát, lấy ý kiến người dân và tổ chức về hoạt động của Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả với nhiều phương thức khác nhau nhằm chấn chỉnh và nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động của các bộ phận này. Điển hình của việc tổ chức tốt công tác lấy ý kiến người dân là các tỉnh Gia Lai, Đắc Lắc, Bình Thuận, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh...
Việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã tạo thuận lợi cho người dân và tổ chức trong giao dịch với cơ quan hành chính, góp phần làm thay đổi cơ bản mối quan hệ giữa chính quyền và người dân. Qua tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, sự chỉ đạo của lãnh đạo cơ quan hành chính các cấp cũng như cơ chế phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước đã được tăng cường, cơ quan công quyền vừa bảo đảm chức năng quản lý nhà nước, vừa tạo sự gần gũi, thân thiện với người dân và tổ chức.
Cơ chế một cửa, một cửa liên thông được các địa phương triển khai khá hiệu quả và rộng khắp, bước đầu chuyển dần trọng tâm từ phạm vi thực hiện tới việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, đồng thời, nhân rộng điển hình và mô hình một cửa liên thông, liên thông ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại hoạt động có hiệu quả cao, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Qua khảo sát, việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Tuy nhiên, việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế:
- Chất lượng thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông ở một số địa phương còn thấp, nhiều nơi thực hiện còn mang tính hình thức, chưa thống nhất dẫn đến mô hình tổ chức Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả có sự khác nhau.
- Các lĩnh vực công việc thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông còn ít so với quy định. Tính liên thông trong xử lý công việc cho người dân và tổ chức còn thấp, dẫn đến mặc dù thực hiện liên thông nhưng người dân và tổ chức vẫn phải đến nhiều nơi để giải quyết các thủ tục hành chính.
- Các điều kiện bảo đảm thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo quy định còn nhiều hạn chế. Diện tích phòng làm việc của Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả không bảo đảm, nhất là ở cấp xã...
Từ những kết quả và những tác động tích cực đối với nền hành chính do thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg đem lại, hầu hết các ý kiến của địa phương đều thống nhất: trong thời gian tới cần tiếp tục duy trì thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết các công việc cho người dân và tổ chức tại các cấp hành chính địa phương với những quy định chặt chẽ để chất lượng phục vụ tốt hơn.
Để cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong thời gian tới được thực hiện một cách có hiệu quả thiết thực, đem lại lợi ích lớn hơn cho người dân và tổ chức, góp phần quan trọng đẩy mạnh cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính nói riêng, Bộ Nội vụ và các địa phương đã đề xuất một số vấn đề sau:
Thứ nhất, tại cấp tỉnh, cấp huyện chỉ tổ chức một Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả tập trung tại văn phòng các sở, ngành, văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện. Đặc biệt, cần giải quyết ngay việc tổ chức chưa thống nhất Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả tại cấp huyện hiện nay.
Thứ hai, đề nghị Chính phủ ban hành Nghị định về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, thay thế Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg, nhằm nâng cao hiệu lực pháp lý và tính thống nhất trong thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại địa phương.
Thứ ba, các bộ, ngành Trung ương chỉ đạo các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện trong giải quyết các công việc có liên quan trực tiếp tới người dân và tổ chức phải thực hiện tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả theo đúng quy định của pháp luật.
Thứ tư, chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan hành chính của địa phương kiện toàn tổ chức và hoạt động của Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả, đặc biệt là ở cấp huyện theo quy định của Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg./.
Hội nghị thường niên ADB lần thứ 44 thành công tốt đẹp: Đề cao vai trò tổ chức của nước chủ nhà Việt Nam  (18/05/2011)
Nhiều tiến triển trong phòng, chống tham nhũng về quản lý và sử dụng đất đai Hội thảo bàn tròn trước đối thoại PCTN lần thứ 9  (18/05/2011)
Pháp xuất bản sách về Điện Biên Phủ dưới góc nhìn của người trong cuộc  (18/05/2011)
Đảng Cộng sản cầm quyền nội dung và phương thức cầm quyền của Đảng  (18/05/2011)
Trào lưu xã hội dân chủ ở một số nước phương Tây hiện nay  (18/05/2011)
Nhớ và quên  (18/05/2011)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên