Thư ngỏ gửi anh X.
Tôi biết anh đã lâu, không những vì anh quá nổi tiếng trong làng nghiên cứu, mà là vì anh tỏ ra rất "ăn khách" với những bài trả lời phỏng vấn được cho là "sắc ngọt như dao cạo" mỗi khi nền kinh tế có những vấn đề thời sự, nóng hổi. Anh lại còn là nhà nghiên cứu cao cấp của một bộ khá lớn của đất nước.
Nhưng điều tôi muốn viết thư ngỏ này lại không ở chỗ đó, mà là vì vừa qua tại một cuộc hội thảo khá lớn, tôi được trực tiếp nghe anh diễn thuyết. Anh lập luận rất hay, với tư liệu trong và ngoài nước rất có sức thuyết phục về chủ đề an ninh lương thực. Chủ đề rõ ràng là rất thời sự, vì đất nước ta đã xuất khẩu gạo ngót gần 20 năm nay, đã vươn lên đứng thứ hai thế giới về gạo xuất khẩu. Thế mà, đùng một cái, mới đây thôi đã phải đương đầu với "cơn sốt" gạo, oái ăm nữa là "cơn sốt" đó đã khởi đầu ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong lập luận của anh về "cơn sốt" gạo vừa qua, nổi nhất là vấn đề nông dân mất đất, và nhiều diện tích đất canh tác màu mỡ bị mất đi bởi các khu công nghiệp, khu chế xuất và xây dựng sân gôn (golf), đường giao thông, các khu đô thị... Anh cũng rất hùng biện khi nói rằng, quy luật phát triển của các nước là công nghiệp hóa, đô thị hóa, bởi vậy việc mất đất là một tất yếu khách quan, nhưng ta phải biết giữ lại những vùng đất màu mỡ, phì nhiêu để làm nông nghiệp, và giữ cho được an ninh lương thực. Đất tốt đã bị lấy đi để xây dựng là không bao giờ vãn hồi được như cũ v. v và v. v.
Nhưng, điều tôi ngạc nhiên đến sửng sốt về anh là ở câu chuyện đã ghi sâu trong trí nhớ của tôi cách nay ba - bốn năm. Trong xu thế chung của cả nước đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thì cũng tại một cuộc hội thảo lớn lúc đó về phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, anh cũng đã rất hùng hồn không kém bây giờ với lập luận rằng, chúng ta đang rất cần vốn đầu tư và công nghệ tiên tiến, bởi vậy cần thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nhất là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. Vì vậy, khu công nghiệp, khu chế xuất là một lối ra, một giải pháp quan trọng cho nền kinh tế và để chống tụt hậu.
Khi có tranh luận lại ý của anh về quy hoạch, chọn nơi đất không thể làm nông nghiệp mới nên quy hoạch phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, thì anh phản bác thẳng cánh và cho rằng, nhà đầu tư nước ngoài có quyền lựa chọn, vì tiền họ bỏ ra, ta muốn họ vào chỗ này, nhưng họ lại ra điều kiện chỗ khác, vậy "trời không chịu đất, thì đất đành phải chịu trời", anh coi đó như cái giá phải trả của chặng đường đầu công nghiệp hóa. Lúc đó, đám trẻ chúng tôi mấy ai dám phản bác, chỉ có cúi đầu ghi chép từng lời anh nói. Thêm nữa, anh còn phân tích, một héc-ta trồng lúa mỗi năm cao nhất cũng chỉ được mười tấn, mỗi tấn hai triệu rưỡi đồng, vị chi cũng chỉ được hai mươi lăm triệu đồng (thời giá lúc đó), số tiền đó chưa đủ cho 1/2 cái thẻ thành viên câu lạc bộ chơi golf. Nếu làm sân gôn, thì chẳng những đủ tiền đô-la nuôi hàng trăm, hàng ngàn hộ nông dân, mà lao động lại không mấy vất vả... "Nông dân chỉ ngồi đếm tiền". Khi có đô-la trong tay, muốn gạo ngon có gạo ngon, thế giới phải cung cấp cho ta. Theo anh, không nên bảo thủ mãi lối tư duy tự cung, tự cấp cũ kỹ là mỗi địa phương phải bảo đảm an ninh lương thực bằng cách giữ lại đất để trồng lúa...
Tôi trộm nghĩ, cả hai câu chuyện đều có lý, có lẽ đủ đầy, chúng tôi có chút học hành còn chả bác được, huống chi là người nông dân, chỉ biết "một nắng, hai sương", "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" làm ra hạt lúa, mà lúc thế giới thiếu ăn, người nông dân cũng đâu có được hưởng gì mấy từ việc giá lương thực tăng cao. Không phải ngẫu nhiên mà bác nông dân Lê Văn Lam trong bức thư gửi Thủ tướng Chính phủ (ngày 04-05-2008 qua Cổng tin điện tử Chính phủ) có câu rằng, người nông dân trước thực tế đó "... như đứa trẻ đứng trước mâm cỗ mà không được ăn".
Nhưng thực sự tôi không thể hiểu nổi anh X. ạ, vì sao trong con người anh, trong tư duy của anh ở hai thời điểm khác nhau lại có quá nhiều sự khác biệt trong quan điểm về một vấn đề đến như vậy. Điều làm tôi lo ngại nhất là mỗi ý, mỗi lời nói ra của anh là những lời khuyên, những lời tham mưu cho các nhà hoạch định chính sách. Bởi vậy, nếu nghe theo anh, thì chẳng khác nào chạy theo cái "đèn cù", tệ hơn nữa là quy hoạch của các địa phương và của đất nước sẽ khó tránh khỏi tình trạng chắp vá, "nát như tương Bần".
Tôi hoàn toàn không muốn nghĩ về anh như vậy, nhưng số đông quần chúng nhân dân lại thiếu thông tin, trong lúc cuộc sống không thể thiếu niềm tin. Chẳng lẽ vô cớ mà thời gian vừa qua, lúc đất nước chỉ mới rơi vào khó khăn tạm thời thôi mà "tin đồn thổi" có khi còn dẫn dắt hành vi của người dân hơn cả tin chính thống. Nhà nhà đổ xô đi mua vàng, đô-la cất trữ, rồi bán tháo cổ phiếu đến hốt hoảng như vậy. Tệ hơn nữa, nửa tháng trước một tổ chức đánh giá tài chính nước ngoài đã đưa ra dự báo xấu về kinh tế nước ta, nửa tháng sau cũng chính họ lại mua gom tới 10% cổ phiếu của một công ty đại chúng lớn để nâng sở hữu của họ lên trên 13%... Nếu những việc đó cứ tiếp tục thì câu chuyện đã thành cả một vấn đề hệ trọng của niềm tin rồi!
Và nếu anh cứ đưa ra những kết luận kiểu như trên thì không biết niềm tin vào nhà khoa học sẽ đi đến đâu? ./.
Những chuyển động trong thực tiễn và nhận thức về vai trò của giáo dục  (24/09/2008)
Quân khu 4 nâng cao tri thức quân sự nhằm xây dựng sức mạnh nền quốc phòng toàn dân, tiềm lực thế trận chiến tranh nhân dân  (24/09/2008)
Giám sát chặt chẽ việc thực hiện Luật Hàng không dân dụng  (23/09/2008)
Tín hiệu tích cực về chỉ số giá tiêu dùng những tháng cuối năm  (23/09/2008)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên