Tín hiệu tích cực về chỉ số giá tiêu dùng những tháng cuối năm
Việc chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 chỉ tăng 0,18% so với tháng trước, thấp nhất từ đầu năm đến nay, được xem là tín hiệu khả quan cho diễn biến giá tiêu dùng và tình hình kinh tế vĩ mô từ nay đến cuối năm.
Theo số liệu của Tổng Cục thống kê, xu hướng giảm mức tăng CPI bắt đầu từ tháng 5 và duy trì đến nay với biên độ ngày càng rộng, ngoại trừ tháng 8 có tăng nhẹ do chịu tác động của việc tăng giá xăng, dầu.
Mức tăng CPI thấp trong tháng 9 được nhìn nhận do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Trước hết là tác động tích cực từ xu hướng giảm giá trên thị trường thế giới, cộng với nguồn cung dồi dào đã khiến hầu hết các mặt hàng thiết yếu trong nước như lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng, phân bón, ga, hàng điện tử, điện lạnh đều giảm giá dần.
Bên cạnh đó, việc thực hiện tiết kiệm chi tiêu công cũng như xu thế thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân cũng góp phần đáng kể vào kiềm chế tốc độ gia tăng giá trong tháng 9.
Tiến sĩ Vũ Đình Ánh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Thị trường Giá cả (Bộ Tài chính) nhận định, với xu thế giảm CPI này và việc tiếp tục duy trì các biện pháp thắt chặt tiền tệ, tài khóa thì mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 25% trong cả năm như Chính phủ đề ra là rất khả thi.
Tuy nhiên, ông Ánh cũng cho rằng sức ép của việc tăng giá tiêu dùng những tháng cuối năm vẫn còn khá lớn vì đây là thời gian tập trung sản xuất và đầu tư nên tốc độ giải ngân các nguồn vốn đều tăng và nhu cầu tiêu dùng tăng cao, nhất là thực phẩm, khi nguồn cung lại giảm.
Đồng quan điểm này, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nhận định CPI tăng chậm lại trong những tháng qua mới chỉ là tín hiệu tích cực ban đầu và rất cần thiết duy trì các biện pháp kiểm soát tiền tệ với liều lượng như hiện nay.
Tại buổi tọa đàm giữa Chính phủ với các chuyên gia kinh tế về thực trạng và triển vọng kinh tế Việt Nam diễn ra cuối tuần trước, nhiều chuyên gia quốc tế đã khuyến nghị Việt Nam cần chú ý tới ảnh hưởng vòng hai của lạm phát, đặc biệt là những tác động từ nền kinh tế thế giới đang diễn biến xấu, giá dầu vẫn bất ổn và “lạm phát vẫn đang là câu chuyện toàn cầu”.
Dự báo về chỉ số CPI cả năm nay, các chuyên gia trong nước nghiêng về khả năng sẽ ở mức xấp xỉ 25%. Còn các chuyên gia của Ngân hàng Standard Chartered thì dự báo mức cao hơn chút ít cho năm 2008 là 25,5% và năm 2009 chỉ còn 15%./
179 học sinh tại 9 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung được trao giải thưởng Hoa Trạng Nguyên 2008 (23/09/2008)
Hải Phòng bội thu vốn đầu tư nước ngoài (23/09/2008)
Giá dầu tiếp tục tăng trên thị trường châu Á (23/09/2008)
Xây 500.000 căn nhà cho người nghèo (23/09/2008)
- Thực hành tiết kiệm, phòng, chống lãng phí trong kỷ nguyên mới
- Nâng cao hiệu quả quan hệ phối hợp giữa Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 với các lực lượng khác trong bảo đảm an ninh môi trường khu vực ven biển
- Các giải pháp trọng tâm, đột phá bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 và hai con số những năm tiếp theo
- Thanh tra Chính phủ nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tình hình mới
- Phương hướng và giải pháp trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp - Bước chuẩn bị quan trọng để Quảng Bình cùng đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 - khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam