Phát triển kinh tế - xã hội theo mô hình sinh thái bền vững ở nước ta hiện nay
21:39, ngày 03-08-2017
TCCSĐT - Nhân loại đang đứng trước những nguy cơ và thách thức lớn trong sự phát triển do những tác động từ chính những hành động thiếu kiểm soát của mình gây ra. Sự phát triển của nhân loại đang đối mặt với những tan vỡ trong cấu trúc sinh thái tự nhiên xã hội không phải chỉ là những dự đoán mà dường như đang trở thành hiện thực cho tất cả các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang chịu sự tác động trực tiếp của hiện tượng biến đổi khí hậu trong đó có Việt Nam.
Mô hình sinh thái bền vững - một xu thế tất yếu gắn với điều kiện cụ thể Việt Nam hiện nay
Mô hình sinh thái bền vững là một thuật ngữ mới trong các thuật ngữ khoa học về sinh thái nhằm mô tả một hệ cấu trúc sinh thái nhân tạo trong đó bao gồm các yếu tố tự nhiên, xã hội và con người tồn tại và tương tác hỗ trợ lẫn nhau trong một mục tiêu phát triển ổn định, lâu dài (bền vững). Xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội theo mô hình sinh thái bền vững cũng là một khái niệm được nhiều quốc gia sử dụng trong những năm gần đây. Khái niệm này đề cập đến việc xây dựng và phát triển đối với một nền kinh tế - xã hội của một quốc gia cụ thể theo mô hình sinh thái bền vững dựa trên ba trụ cột cơ bản gồm: kinh tế xanh, bảo vệ môi trường bền vững và chế độ dân chủ gắn với hoạt động của nhà nước pháp quyền.
Kinh tế xanh được hiểu là một nền kinh tế nhằm cải thiện đời sống con người và tài sản xã hội đồng thời chú trọng giảm thiểu những hiểm họa môi trường và sự khan hiếm tài nguyên (theo Chương trình môi trường Liên hợp quốc năm 2010). Kinh tế xanh là một nền kinh tế phát triển kinh tế dựa trên phát triển bền vững và kiến thức về kinh tế học sinh thái. Mục tiêu căn bản của nền kinh tế này là tạo ra việc làm, bảo đảm tăng trưởng kinh tế bền vững và ngăn chặn ô nhiễm môi trường, nóng lên toàn cầu, cạn kiệt nguồn tài nguyên và suy thoái môi trường.
Bảo vệ môi trường bền vững trước hết là bảo vệ môi trường tự nhiên luôn được trong sạch, bảo đảm cho mọi sinh vật có được một cuộc sống sinh tồn bền vững trong môi trường đó. Môi trường tự nhiên tự nó vốn là một hệ thống sinh thái hoàn hảo nhưng kể từ khi xuất hiện con người và có sự can thiệp thái quá của con người đã làm cho môi trường tự nhiên trở nên mất cân bằng, ô nhiễm đe dọa đến sự tồn vong của mọi sinh vật. Do đó, bảo vệ môi trường (trước hết là môi trường tự nhiên) một cách bền vững là tiền đề hết sức quan trọng của việc xây dựng và phát triển một nền kinh tế - xã hội theo mô hình sinh thái bền vững.
Chế độ dân chủ gắn với hoạt động của nhà nước pháp quyền. Chế độ dân chủ là một thiết chế xã hội nhằm thực hiện quyền lực của nhân dân, coi lợi ích của nhân dân là mục tiêu cao nhất của mọi hoạt động và phát triển xã hội. Nhà nước pháp quyền là một trong những hình thức của nhà nước dân chủ trong đó nhà nước là cơ quan duy nhất xây dựng nên hệ thống pháp luật để quản lý xã hội nhưng cũng đồng thời tự đặt mình dưới sự quản lý, giám sát của hệ thống pháp luật đó. Mọi hoạt động của nhà nước pháp quyền trong thời đại hiện nay được coi là một phần của chế độ dân chủ. Trong một chế độ dân chủ, mọi hoạt động của nhà nước và công dân đều được vận hành theo cơ chế dân chủ, trong đó vai trò làm chủ của người dân được được tôn trọng và bảo đảm bằng hệ thống pháp luật thông qua công cụ chủ yếu là nhà nước pháp quyền. Chế độ dân chủ gắn với hoạt động của nhà nước pháp quyền trong thời đại hiện nay được coi là một trong những trụ cột quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội theo mô hình sinh thái bền vững.
Tại Việt Nam, ngay từ Đại hội VIII (năm 1996), Đảng Cộng sản Việt Nam đã bắt đầu đặt ra mục tiêu cho chiến lược xây dựng và phát triển nền kinh tế - xã hội theo hướng “tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, cải thiện đời sống của nhân dân…” (1). Quan điểm phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững của Việt Nam đã được khẳng định tại các văn kiện Đại hội lần thứ IX, X, XI, đặc biệt trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, đó là “phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược”(2). Tại Đại hội Đảng lần thứ XII, quan điểm xây dựng và phát triển nền kinh tế - xã hội theo mô hình sinh thái bền vững một lẫn nữa được Đảng ta cụ thể hóa bằng chiến lược “đổi mới mô hình tăng trưởng”. Theo đó, “mô hình tăng trưởng trong thời gian tới kết hợp có hiệu quả phát triển chiều rộng với chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh trên cơ sở nâng cao năng suất lao động, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát huy lợi thế so sánh và chủ động hội nhập quốc tế, phát triển nhanh và bền vững; giải quyết hài hoà giữa mục tiêu trước mắt và lâu dài; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, thân thiện với môi trường, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân”(3). Trước đó, đứng trước những cơ hội và thách thức để phát triển nền kinh tế Việt Nam theo hướng bền vững, ngay từ giữa những năm 2000, Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra chiến lược “Phát triển bền vững quốc gia”. Đến năm 2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020 tại Quyết định số 432/QĐ-TTg, ngày 12-4-2012. Chiến lược đã xác định các quan điểm, mục tiêu, định hướng ưu tiên phát triển trong 10 năm tới, các nhóm giải pháp và các chỉ tiêu phát triển bền vững để giám sát, đánh giá quá trình phát triển bền vững của đất nước (4). Những phân tích trên đây cho thấy, việc Đảng và Nhà nước ta lựa chọn mô hình phát triển bền vững đối với nền kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay là tất yếu và hoàn toàn cấp thiết.
Là một quốc gia đang trong quá trình phát triển, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự phát triển của Việt Nam trong những năm qua được ghi nhận như là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh trong khu vực và trên thế giới. Sau hơn 30 năm kể từ sau khi Việt Nam tiến hành sự nghiệp đổi mới, nền kinh tế - xã hội của đất nước nhìn chung có bước phát triển, đời sống vật chất của nhân dân từng bước được cải thiện, bộ mặt đời sống tinh thần xã hội ngày càng phát triển theo hướng tiến bộ.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nên sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam thời gian qua bên cạnh những thành tựu quan trọng nhưng cũng đã và đang đối mặt với nhiều thách thức. Về kinh tế, do những hạn chế về khoa học, công nghệ cùng với chất lượng đội ngũ lao động chưa được cải thiện nên trình độ của nền sản xuất của Việt Nam hiện nay cơ bản vẫn còn lạc hậu, kém bền vững. Có thể thấy rõ điều đó trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, Việt Nam đang là một trong những quốc gia có lợi thế về ngành sản xuất nông nghiệp nhưng về căn bản lại chưa tận dụng được thế mạnh này. Mặc dù lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp tương đối đông (chiếm 41,9% lực lượng lao động cả nước năm 2016) (5), nhưng do trình độ lao động hạn chế, kỹ thuật lạc hậu dẫn đến năng suất lao động thấp nên những đóng góp của lĩnh vực nông nghiệp vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế không nhiều và thiếu bền vững. Năm 2016, mức tăng của ngành nông nghiệp chỉ đạt 1,36%, thấp hơn nhiều so với năm 2011; tỷ trọng đóng góp của ngành nông nghiệp chỉ chiếm 16,32% trong cơ cấu chung của nền kinh tế (6). Các ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ đã tạo ra những đóng góp chính cho nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế tăng trưởng của kinh tế nước ta thời gian qua còn dựa chủ yếu vào khai thác, xuất khẩu tài nguyên thô. Các ngành kinh tế công nghiệp có tính bền vững cao như dịch vụ về tài chính, vận tải, du lịch, công nghệ thông tin… tuy đã có bước phát triển nhưng chưa thật vững chắc.
Vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay đang đối diện với nhiều nguy cơ, thách thức. Do nhận thức về vấn đề bảo vệ môi trường còn hạn chế cùng với hệ thống luật pháp, nhất là luật pháp về môi trường còn nhiều bất cập nên những năm qua chúng ta đã vô tình ưu tiên cho một phương thức sản xuất và lối sống ít thân thiện với môi trường. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng đã làm cho công tác bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, một số chỉ số cơ bản về môi trường xuống thấp quá ngưỡng trung bình so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Theo nghiên cứu mới nhất công bố đầu năm 2016, tính tổng quát năm vấn đề được đánh giá, Việt Nam xếp hạng thứ 131 trên thế giới, thấp hơn Trung Quốc ở vị trí số 109, Syria xếp thứ 101, Mỹ xếp thứ 26, đứng đầu bảng xếp hạng là quốc gia Bắc Âu - Phần Lan. Trong đó, với xử lý nước thải, Việt Nam đạt số điểm 19,8/100, xếp hạng 124/139 quốc gia. Về mật độ che phủ rừng, Việt Nam đạt điểm 23,97/100, xếp hạng 100/116 quốc gia. Khí hậu và Năng lượng, Việt Nam đứng gần đáy 105/113 quốc gia (7). Môi trường tiếp tục bị xuống cấp trong khi các thảm họa do thiên tai và những diễn biến về biến đổi khí hậu toàn cầu đang tăng nhanh, gây nhiều thiệt hại về người và của và đang gây những áp lực cho phát triển bền vững đất nước.
Những năm qua, mặc dù “thể chế về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện, hiệu lực và hiệu quả được nâng lên”. Tuy nhiên, hệ thống cơ chế chính sách và pháp luật còn chưa đầy đủ nên dẫn đến việc thực thi quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội còn gặp nhiều khó khăn. “Quyền làm chủ của nhân dân ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực còn bị vi phạm. Có lúc, có nơi, việc thực hiện dân chủ còn hạn chế hoặc mang tính hình thức; có tình trạng lợi dụng dân chủ gây chia rẽ, làm mất đoàn kết nội bộ, gây rối, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội”(8). Bên cạnh đó, cũng còn nhiều vấn đề xã hội bức xúc tiếp tục diễn ra, như: nạn tái nghèo đói; thiếu việc làm, nhất là đối với thanh niên; tệ nạn xã hội và tội phạm hình sự gia tăng; tệ tham nhũng, quan liêu tăng mạnh và tinh vi hơn... đã và đang góp phần làm xói mòn lòng tin xã hội, cản trở công cuộc đổi mới và phát triển nền kinh tế - xã hội theo hướng bền vững.
Giải pháp cho một mô hình sinh thái bền vững ở Việt Nam
Tất cả những hạn chế, thách thức trên đây cho thấy để đạt được các mục tiêu cơ bản trong chiến lược xây dựng và phát triển nền kinh tế - xã hội theo mô hình sinh thái bền vững ở Việt Nam hiện nay như đã phân tích cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
Một là, tiếp tục đẩy nhanh “Chiến lược tăng trưởng xanh” ở Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế.
Muốn vậy, cần tái cấu trúc nền kinh tế và hoàn thiện thể chế theo hướng khuyến khích các ngành kinh tế sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên với giá trị gia tăng cao, hạn chế tiến tới xóa bỏ những ngành sử dụng lãng phí tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm mô trường. Trước mắt cần hạn chế khai thác và sử dụng sản phẩm được tạo từ tài nguyên thô (như dầu lửa, than đá, các loại quặng hiếm…) nếu như kỹ thuật và công nghệ chưa đáp ứng cho một nền kinh tế xanh. Nghiên cứu ứng dụng và cập nhật rộng rãi công nghệ hiện đại trong nước và trên thế giới nhằm sử dụng có hiệu quả tài nguyên, thân thiện với môi trường. Tăng cường công tác tuyên truyền, khuyến khích vai trò của các thành phần kinh tế và người dân tham gia tích cực vào việc xây dựng nền kinh tế xanh mọi lúc, mọi nơi. Đi đôi với việc hoàn thiện hệ thống chính sách và pháp luật cần tích cực xây dựng bộ máy quản lý nhà nước phù hợp để quản lý và vận hành nền kinh tế xanh trên tất cả các lĩnh vực.
Hai là, đẩy mạnh chiến lược quản lý và bảo vệ môi trường một cách bền vững ở Việt Nam hiện nay.
Để làm được điều này cần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các cơ quan quản lý và doanh nghiệp cả nước thực hiện đúng, đầy đủ các quan điểm, chủ trương, đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về quản lý và bảo vệ môi trường, bảo đảm cho phát triển bền vững. Cần thay đổi nhận thức về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường trong phát triển bền vững, không vì mục tiêu tăng trưởng mà coi nhẹ các biện pháp bảo vệ môi trường hoặc đánh đổi sự ô nhiễm môi trường để đạt được mục tiêu tăng trưởng. Quan tâm đầu tư nghiên cứu ứng dụng các công nghệ bảo vệ môi trường, tăng cường hợp tác quốc tế để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nắm bắt và áp dụng các công nghệ kỹ thuật, bảo vệ môi trường tiên tiến phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp. Đầu tư, đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng hiện đại, thân thiện môi trường và tiết kiệm tài nguyên… Trước mắt, cần tập trung kiểm soát việc xả thải của các dự án phát sinh lượng nước lớn ra môi trường; các loại hình sản xuất ô nhiễm môi trường như luyện thép, khai thác khoáng sản, nhiệt điện, sản xuất giấy, dệt nhuộm…; các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, cơ sở sản xuất có công nghệ lạc hậu. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức cho người dân về vai trò và ý thức bảo vệ môi trường. Về lâu dài, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường để đảm bảo cho việc phát triển một nền kinh tế - xã hội theo mô hình sinh thái bền vững.
Ba là, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nhằm đáp ứng yêu cầu cho phát triển nền kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay theo mô hình sinh thái bền vững.
Giải pháp này cần được coi là giải pháp quan trọng để bảo đảm thành công trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Muốn vậy, trước hết cần đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị theo hướng một mặt vừa tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị nhưng mặt khác cũng phải tạo ra cơ chế dân chủ để đảm bảo cho hệ thống chính trị hoạt động có hiệu quả. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện mô hình nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam như Nghị quyết Đại hội XII đã nhấn mạnh: “Trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước phải thực hiện dân chủ, tuân thủ các nguyên tắc pháp quyền và phải tạo ra chuyển biến tích cực, đạt kết quả cao hơn. Xây dựng Nhà nước pháp quyền phải tiến hành đồng bộ cả lập pháp, hành pháp, tư pháp và được tiến hành đồng bộ với đổi mới hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; gắn với đổi mới kinh tế, văn hóa, xã hội. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp và pháp luật”(9). Ngoài ra, cần tiếp tục đổi mới các hoạt động của các tổ chức đoàn thể trong hệ thống chính trị như Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, các tổ chức hội, đoàn theo hướng dân chủ, bám sát thực tiễn, góp phần tạo ra một môi trường dân chủ để cổ vũ, động viên mọi tầng lớp nhân dân lao động tích cực tham gia xây dựng và phát triển nền kinh tế - xã hội theo mô hình sinh thái bền vững ở Việt Nam hiện nay.
Bốn là, tiếp tục đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa theo hướng đề cao vai trò và địa vị pháp lý của các thành phần kinh tế.
Đổi mới các hoạt động quản lý của nhà nước trong nền kinh thế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo hướng tiết dụng, chuyên nghiệp và dân chủ . Về lâu dài nhà nước cần tạo ra một hệ thống cơ chế, chính sách và pháp luật phù hợp nhằm khai thác và phát huy tối đa hiệu quả sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế cùng hướng đến mục tiêu chung xây dựng và phát triển thành công nền kinh tế - xã hội theo mô hình sinh thái bền vững.
Xây dựng và phát triển nền kinh tế - xã hội theo mô hình sinh thái bền vững ở Việt Nam hiện nay vừa là xu thế mang tính khách quan nhưng cũng là yêu cầu cấp bách trong phát triển nền kinh tế nước nhà. Tuy nhiên, để chiến lược phát triển nền kinh tế - xã hội này đi đến thành công như các các nghị quyết của Đảng và Nhà nước đề ra, ngay từ bây giờ phải đồng bộ tiến hành các giải pháp quan trọng như đã phân tích. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng hàng đầu hiện nay vẫn là thái độ nhận thức đúng đắn và sự quyết tâm thực hiện của các cấp, các ngành và bản thân mỗi người dân trong việc biến chiến lược xây dựng và phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước theo mô hình sinh thái bền vững từ mục tiêu trở thành hiện thực (10)./.
---------------------------
Tài liệu tham khảo
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb CTQG, Hà Nội, năm 1996, tr. 82
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, Hà Nội, năm 2006, tr. 98
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG, Hà Nội, năm 2016, tr. 87
4. Nguyễn Thế Phương: “Chiến lược tăng trưởng xanh ở Việt Nam: Xu hướng và thực tiễn”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, bản điện tử, cập nhật ngày 10-12-2015
5. Tổng cục Thống kê: Thông cáo báo chí về tình hình kinh tế - xã hội năm 2016, bản điện tử, cập nhật ngày 28-12-2016
6. Tạp chí Cộng sản điện tử: Tổng quan tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2016, cập nhật ngày 11-6-2017
7. Số liệu dẫn theo bài của Nguyễn Hoài: Báo động về ô nhiễm bụi ở Việt Nam, báo Tiền phong, bản điện tử, cập nhật ngày 09-8-2016
8. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Sđd, tr 168
9. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Sđd, tr.175
10. Nghiên cứu này được tài trợ bởi Đại học Quốc gia Hà Nội trong Đề tài mã số Quốc gia 17.54
Mô hình sinh thái bền vững là một thuật ngữ mới trong các thuật ngữ khoa học về sinh thái nhằm mô tả một hệ cấu trúc sinh thái nhân tạo trong đó bao gồm các yếu tố tự nhiên, xã hội và con người tồn tại và tương tác hỗ trợ lẫn nhau trong một mục tiêu phát triển ổn định, lâu dài (bền vững). Xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội theo mô hình sinh thái bền vững cũng là một khái niệm được nhiều quốc gia sử dụng trong những năm gần đây. Khái niệm này đề cập đến việc xây dựng và phát triển đối với một nền kinh tế - xã hội của một quốc gia cụ thể theo mô hình sinh thái bền vững dựa trên ba trụ cột cơ bản gồm: kinh tế xanh, bảo vệ môi trường bền vững và chế độ dân chủ gắn với hoạt động của nhà nước pháp quyền.
Kinh tế xanh được hiểu là một nền kinh tế nhằm cải thiện đời sống con người và tài sản xã hội đồng thời chú trọng giảm thiểu những hiểm họa môi trường và sự khan hiếm tài nguyên (theo Chương trình môi trường Liên hợp quốc năm 2010). Kinh tế xanh là một nền kinh tế phát triển kinh tế dựa trên phát triển bền vững và kiến thức về kinh tế học sinh thái. Mục tiêu căn bản của nền kinh tế này là tạo ra việc làm, bảo đảm tăng trưởng kinh tế bền vững và ngăn chặn ô nhiễm môi trường, nóng lên toàn cầu, cạn kiệt nguồn tài nguyên và suy thoái môi trường.
Bảo vệ môi trường bền vững trước hết là bảo vệ môi trường tự nhiên luôn được trong sạch, bảo đảm cho mọi sinh vật có được một cuộc sống sinh tồn bền vững trong môi trường đó. Môi trường tự nhiên tự nó vốn là một hệ thống sinh thái hoàn hảo nhưng kể từ khi xuất hiện con người và có sự can thiệp thái quá của con người đã làm cho môi trường tự nhiên trở nên mất cân bằng, ô nhiễm đe dọa đến sự tồn vong của mọi sinh vật. Do đó, bảo vệ môi trường (trước hết là môi trường tự nhiên) một cách bền vững là tiền đề hết sức quan trọng của việc xây dựng và phát triển một nền kinh tế - xã hội theo mô hình sinh thái bền vững.
Chế độ dân chủ gắn với hoạt động của nhà nước pháp quyền. Chế độ dân chủ là một thiết chế xã hội nhằm thực hiện quyền lực của nhân dân, coi lợi ích của nhân dân là mục tiêu cao nhất của mọi hoạt động và phát triển xã hội. Nhà nước pháp quyền là một trong những hình thức của nhà nước dân chủ trong đó nhà nước là cơ quan duy nhất xây dựng nên hệ thống pháp luật để quản lý xã hội nhưng cũng đồng thời tự đặt mình dưới sự quản lý, giám sát của hệ thống pháp luật đó. Mọi hoạt động của nhà nước pháp quyền trong thời đại hiện nay được coi là một phần của chế độ dân chủ. Trong một chế độ dân chủ, mọi hoạt động của nhà nước và công dân đều được vận hành theo cơ chế dân chủ, trong đó vai trò làm chủ của người dân được được tôn trọng và bảo đảm bằng hệ thống pháp luật thông qua công cụ chủ yếu là nhà nước pháp quyền. Chế độ dân chủ gắn với hoạt động của nhà nước pháp quyền trong thời đại hiện nay được coi là một trong những trụ cột quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội theo mô hình sinh thái bền vững.
Tại Việt Nam, ngay từ Đại hội VIII (năm 1996), Đảng Cộng sản Việt Nam đã bắt đầu đặt ra mục tiêu cho chiến lược xây dựng và phát triển nền kinh tế - xã hội theo hướng “tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, cải thiện đời sống của nhân dân…” (1). Quan điểm phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững của Việt Nam đã được khẳng định tại các văn kiện Đại hội lần thứ IX, X, XI, đặc biệt trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, đó là “phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược”(2). Tại Đại hội Đảng lần thứ XII, quan điểm xây dựng và phát triển nền kinh tế - xã hội theo mô hình sinh thái bền vững một lẫn nữa được Đảng ta cụ thể hóa bằng chiến lược “đổi mới mô hình tăng trưởng”. Theo đó, “mô hình tăng trưởng trong thời gian tới kết hợp có hiệu quả phát triển chiều rộng với chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh trên cơ sở nâng cao năng suất lao động, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát huy lợi thế so sánh và chủ động hội nhập quốc tế, phát triển nhanh và bền vững; giải quyết hài hoà giữa mục tiêu trước mắt và lâu dài; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, thân thiện với môi trường, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân”(3). Trước đó, đứng trước những cơ hội và thách thức để phát triển nền kinh tế Việt Nam theo hướng bền vững, ngay từ giữa những năm 2000, Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra chiến lược “Phát triển bền vững quốc gia”. Đến năm 2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020 tại Quyết định số 432/QĐ-TTg, ngày 12-4-2012. Chiến lược đã xác định các quan điểm, mục tiêu, định hướng ưu tiên phát triển trong 10 năm tới, các nhóm giải pháp và các chỉ tiêu phát triển bền vững để giám sát, đánh giá quá trình phát triển bền vững của đất nước (4). Những phân tích trên đây cho thấy, việc Đảng và Nhà nước ta lựa chọn mô hình phát triển bền vững đối với nền kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay là tất yếu và hoàn toàn cấp thiết.
Là một quốc gia đang trong quá trình phát triển, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự phát triển của Việt Nam trong những năm qua được ghi nhận như là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh trong khu vực và trên thế giới. Sau hơn 30 năm kể từ sau khi Việt Nam tiến hành sự nghiệp đổi mới, nền kinh tế - xã hội của đất nước nhìn chung có bước phát triển, đời sống vật chất của nhân dân từng bước được cải thiện, bộ mặt đời sống tinh thần xã hội ngày càng phát triển theo hướng tiến bộ.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nên sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam thời gian qua bên cạnh những thành tựu quan trọng nhưng cũng đã và đang đối mặt với nhiều thách thức. Về kinh tế, do những hạn chế về khoa học, công nghệ cùng với chất lượng đội ngũ lao động chưa được cải thiện nên trình độ của nền sản xuất của Việt Nam hiện nay cơ bản vẫn còn lạc hậu, kém bền vững. Có thể thấy rõ điều đó trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, Việt Nam đang là một trong những quốc gia có lợi thế về ngành sản xuất nông nghiệp nhưng về căn bản lại chưa tận dụng được thế mạnh này. Mặc dù lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp tương đối đông (chiếm 41,9% lực lượng lao động cả nước năm 2016) (5), nhưng do trình độ lao động hạn chế, kỹ thuật lạc hậu dẫn đến năng suất lao động thấp nên những đóng góp của lĩnh vực nông nghiệp vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế không nhiều và thiếu bền vững. Năm 2016, mức tăng của ngành nông nghiệp chỉ đạt 1,36%, thấp hơn nhiều so với năm 2011; tỷ trọng đóng góp của ngành nông nghiệp chỉ chiếm 16,32% trong cơ cấu chung của nền kinh tế (6). Các ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ đã tạo ra những đóng góp chính cho nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế tăng trưởng của kinh tế nước ta thời gian qua còn dựa chủ yếu vào khai thác, xuất khẩu tài nguyên thô. Các ngành kinh tế công nghiệp có tính bền vững cao như dịch vụ về tài chính, vận tải, du lịch, công nghệ thông tin… tuy đã có bước phát triển nhưng chưa thật vững chắc.
Vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay đang đối diện với nhiều nguy cơ, thách thức. Do nhận thức về vấn đề bảo vệ môi trường còn hạn chế cùng với hệ thống luật pháp, nhất là luật pháp về môi trường còn nhiều bất cập nên những năm qua chúng ta đã vô tình ưu tiên cho một phương thức sản xuất và lối sống ít thân thiện với môi trường. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng đã làm cho công tác bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, một số chỉ số cơ bản về môi trường xuống thấp quá ngưỡng trung bình so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Theo nghiên cứu mới nhất công bố đầu năm 2016, tính tổng quát năm vấn đề được đánh giá, Việt Nam xếp hạng thứ 131 trên thế giới, thấp hơn Trung Quốc ở vị trí số 109, Syria xếp thứ 101, Mỹ xếp thứ 26, đứng đầu bảng xếp hạng là quốc gia Bắc Âu - Phần Lan. Trong đó, với xử lý nước thải, Việt Nam đạt số điểm 19,8/100, xếp hạng 124/139 quốc gia. Về mật độ che phủ rừng, Việt Nam đạt điểm 23,97/100, xếp hạng 100/116 quốc gia. Khí hậu và Năng lượng, Việt Nam đứng gần đáy 105/113 quốc gia (7). Môi trường tiếp tục bị xuống cấp trong khi các thảm họa do thiên tai và những diễn biến về biến đổi khí hậu toàn cầu đang tăng nhanh, gây nhiều thiệt hại về người và của và đang gây những áp lực cho phát triển bền vững đất nước.
Những năm qua, mặc dù “thể chế về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện, hiệu lực và hiệu quả được nâng lên”. Tuy nhiên, hệ thống cơ chế chính sách và pháp luật còn chưa đầy đủ nên dẫn đến việc thực thi quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội còn gặp nhiều khó khăn. “Quyền làm chủ của nhân dân ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực còn bị vi phạm. Có lúc, có nơi, việc thực hiện dân chủ còn hạn chế hoặc mang tính hình thức; có tình trạng lợi dụng dân chủ gây chia rẽ, làm mất đoàn kết nội bộ, gây rối, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội”(8). Bên cạnh đó, cũng còn nhiều vấn đề xã hội bức xúc tiếp tục diễn ra, như: nạn tái nghèo đói; thiếu việc làm, nhất là đối với thanh niên; tệ nạn xã hội và tội phạm hình sự gia tăng; tệ tham nhũng, quan liêu tăng mạnh và tinh vi hơn... đã và đang góp phần làm xói mòn lòng tin xã hội, cản trở công cuộc đổi mới và phát triển nền kinh tế - xã hội theo hướng bền vững.
Giải pháp cho một mô hình sinh thái bền vững ở Việt Nam
Tất cả những hạn chế, thách thức trên đây cho thấy để đạt được các mục tiêu cơ bản trong chiến lược xây dựng và phát triển nền kinh tế - xã hội theo mô hình sinh thái bền vững ở Việt Nam hiện nay như đã phân tích cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
Một là, tiếp tục đẩy nhanh “Chiến lược tăng trưởng xanh” ở Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế.
Muốn vậy, cần tái cấu trúc nền kinh tế và hoàn thiện thể chế theo hướng khuyến khích các ngành kinh tế sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên với giá trị gia tăng cao, hạn chế tiến tới xóa bỏ những ngành sử dụng lãng phí tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm mô trường. Trước mắt cần hạn chế khai thác và sử dụng sản phẩm được tạo từ tài nguyên thô (như dầu lửa, than đá, các loại quặng hiếm…) nếu như kỹ thuật và công nghệ chưa đáp ứng cho một nền kinh tế xanh. Nghiên cứu ứng dụng và cập nhật rộng rãi công nghệ hiện đại trong nước và trên thế giới nhằm sử dụng có hiệu quả tài nguyên, thân thiện với môi trường. Tăng cường công tác tuyên truyền, khuyến khích vai trò của các thành phần kinh tế và người dân tham gia tích cực vào việc xây dựng nền kinh tế xanh mọi lúc, mọi nơi. Đi đôi với việc hoàn thiện hệ thống chính sách và pháp luật cần tích cực xây dựng bộ máy quản lý nhà nước phù hợp để quản lý và vận hành nền kinh tế xanh trên tất cả các lĩnh vực.
Hai là, đẩy mạnh chiến lược quản lý và bảo vệ môi trường một cách bền vững ở Việt Nam hiện nay.
Để làm được điều này cần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các cơ quan quản lý và doanh nghiệp cả nước thực hiện đúng, đầy đủ các quan điểm, chủ trương, đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về quản lý và bảo vệ môi trường, bảo đảm cho phát triển bền vững. Cần thay đổi nhận thức về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường trong phát triển bền vững, không vì mục tiêu tăng trưởng mà coi nhẹ các biện pháp bảo vệ môi trường hoặc đánh đổi sự ô nhiễm môi trường để đạt được mục tiêu tăng trưởng. Quan tâm đầu tư nghiên cứu ứng dụng các công nghệ bảo vệ môi trường, tăng cường hợp tác quốc tế để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nắm bắt và áp dụng các công nghệ kỹ thuật, bảo vệ môi trường tiên tiến phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp. Đầu tư, đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng hiện đại, thân thiện môi trường và tiết kiệm tài nguyên… Trước mắt, cần tập trung kiểm soát việc xả thải của các dự án phát sinh lượng nước lớn ra môi trường; các loại hình sản xuất ô nhiễm môi trường như luyện thép, khai thác khoáng sản, nhiệt điện, sản xuất giấy, dệt nhuộm…; các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, cơ sở sản xuất có công nghệ lạc hậu. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức cho người dân về vai trò và ý thức bảo vệ môi trường. Về lâu dài, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường để đảm bảo cho việc phát triển một nền kinh tế - xã hội theo mô hình sinh thái bền vững.
Ba là, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nhằm đáp ứng yêu cầu cho phát triển nền kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay theo mô hình sinh thái bền vững.
Giải pháp này cần được coi là giải pháp quan trọng để bảo đảm thành công trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Muốn vậy, trước hết cần đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị theo hướng một mặt vừa tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị nhưng mặt khác cũng phải tạo ra cơ chế dân chủ để đảm bảo cho hệ thống chính trị hoạt động có hiệu quả. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện mô hình nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam như Nghị quyết Đại hội XII đã nhấn mạnh: “Trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước phải thực hiện dân chủ, tuân thủ các nguyên tắc pháp quyền và phải tạo ra chuyển biến tích cực, đạt kết quả cao hơn. Xây dựng Nhà nước pháp quyền phải tiến hành đồng bộ cả lập pháp, hành pháp, tư pháp và được tiến hành đồng bộ với đổi mới hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; gắn với đổi mới kinh tế, văn hóa, xã hội. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp và pháp luật”(9). Ngoài ra, cần tiếp tục đổi mới các hoạt động của các tổ chức đoàn thể trong hệ thống chính trị như Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, các tổ chức hội, đoàn theo hướng dân chủ, bám sát thực tiễn, góp phần tạo ra một môi trường dân chủ để cổ vũ, động viên mọi tầng lớp nhân dân lao động tích cực tham gia xây dựng và phát triển nền kinh tế - xã hội theo mô hình sinh thái bền vững ở Việt Nam hiện nay.
Bốn là, tiếp tục đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa theo hướng đề cao vai trò và địa vị pháp lý của các thành phần kinh tế.
Đổi mới các hoạt động quản lý của nhà nước trong nền kinh thế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo hướng tiết dụng, chuyên nghiệp và dân chủ . Về lâu dài nhà nước cần tạo ra một hệ thống cơ chế, chính sách và pháp luật phù hợp nhằm khai thác và phát huy tối đa hiệu quả sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế cùng hướng đến mục tiêu chung xây dựng và phát triển thành công nền kinh tế - xã hội theo mô hình sinh thái bền vững.
Xây dựng và phát triển nền kinh tế - xã hội theo mô hình sinh thái bền vững ở Việt Nam hiện nay vừa là xu thế mang tính khách quan nhưng cũng là yêu cầu cấp bách trong phát triển nền kinh tế nước nhà. Tuy nhiên, để chiến lược phát triển nền kinh tế - xã hội này đi đến thành công như các các nghị quyết của Đảng và Nhà nước đề ra, ngay từ bây giờ phải đồng bộ tiến hành các giải pháp quan trọng như đã phân tích. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng hàng đầu hiện nay vẫn là thái độ nhận thức đúng đắn và sự quyết tâm thực hiện của các cấp, các ngành và bản thân mỗi người dân trong việc biến chiến lược xây dựng và phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước theo mô hình sinh thái bền vững từ mục tiêu trở thành hiện thực (10)./.
---------------------------
Tài liệu tham khảo
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb CTQG, Hà Nội, năm 1996, tr. 82
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, Hà Nội, năm 2006, tr. 98
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG, Hà Nội, năm 2016, tr. 87
4. Nguyễn Thế Phương: “Chiến lược tăng trưởng xanh ở Việt Nam: Xu hướng và thực tiễn”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, bản điện tử, cập nhật ngày 10-12-2015
5. Tổng cục Thống kê: Thông cáo báo chí về tình hình kinh tế - xã hội năm 2016, bản điện tử, cập nhật ngày 28-12-2016
6. Tạp chí Cộng sản điện tử: Tổng quan tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2016, cập nhật ngày 11-6-2017
7. Số liệu dẫn theo bài của Nguyễn Hoài: Báo động về ô nhiễm bụi ở Việt Nam, báo Tiền phong, bản điện tử, cập nhật ngày 09-8-2016
8. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Sđd, tr 168
9. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Sđd, tr.175
10. Nghiên cứu này được tài trợ bởi Đại học Quốc gia Hà Nội trong Đề tài mã số Quốc gia 17.54
Bạc Liêu nỗ lực thực hiện tốt công tác “Đền ơn đáp nghĩa”  (03/08/2017)
Đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong Quân đội  (03/08/2017)
Đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong Quân đội  (03/08/2017)
Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 24 đến ngày 30-7-2017)  (02/08/2017)
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đoàn Bộ trưởng Tazania  (02/08/2017)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên