Khai mạc Phiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
TCCS - Ngày 15-3-2023, tại Hà Nội, với sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 21. Phiên họp diễn ra trong 4 ngày từ ngày 15 đến ngày 20-3-2023.
Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, phiên họp này đã chuẩn bị một số nội dung quan trọng cho Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội.
Nội dung lớn thứ nhất, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về 8 nội dung dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, gồm 7 dự án luật và một dự án đầu tư, bao gồm cho ý kiến về việc giải trình tiếp thu chỉnh lý 3 dự án luật đã được trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4 là: Luật Hợp tác xã (sửa đổi), Luật Đấu thầu (sửa đổi) và Luật Giá (sửa đổi).
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến về 3 dự án Luật khác dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 5 tới gồm: dự án Luật Quản lý bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự, dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) và dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), trong đó dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) và dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) có nhiều nội dung liên quan đến dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội tập trung cho ý kiến về sự tương thích giữa các dự án Luật này.
Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng xem xét, quyết định việc bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân; cho ý kiến về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận trên cơ sở đề nghị của Chính phủ để báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định theo quy định của Luật Đầu tư công.
Nội dung lớn thứ hai, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tổ chức hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Dự kiến nội dung này sẽ được dành một ngày (ngày 20-3-2023), bao gồm 2 nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực của tòa án và viện kiểm sát. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm trả lời chính. Bộ trưởng các bộ: Công an, Tư pháp, Tổng Thanh tra Chính phủ và các thành viên phụ trách lĩnh vực có thể tham gia trả lời chất vấn, giải trình thêm những vấn đề liên quan. Nội dung này đã được chuẩn bị khá kỹ lưỡng.
Nội dung lớn thứ ba, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét cho ý kiến, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền bao gồm: Xem xét đề nghị bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 đối với hai dự án luật: Luật Căn cước công dân (sửa đổi) và Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).
Theo Chủ tịch Quốc hội, việc bổ sung hai dự án luật này là rất cần thiết, nhất là Luật Căn cước công dân (sửa đổi), là bước để tạo tiền đề, nền tảng tạo đột phá cho công tác chuẩn bị chuyển đổi số và quản lý dữ liệu về dân cư. Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) cần phải được trình và quyết định sớm để tránh khoảng trống pháp lý đối với Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Nghị quyết này đã được Quốc hội đồng ý cho gia hạn đến hết năm 2023.
Như vậy, ngày 1-1-2024, dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) phải có hiệu lực pháp lý. Do đó, dự kiến dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) phải được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 5 và xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 6.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, ban hành Kế hoạch công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ được quy hoạch đại biểu Quốc hội chuyên trách và các chức danh ở Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội để bảo đảm chất lượng, chuẩn bị nhân sự đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở Trung ương và cả địa phương cho nhiệm kỳ khóa XVI.
Cùng với đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, phê chuẩn việc bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và công tác dân nguyện tháng 3-2023. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tích cực nghiên cứu, thảo luận, cho ý kiến về những vấn đề lớn, những vấn đề còn có ý kiến khác nhau để chuẩn bị tốt nhất cho Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội./.
Thùy Linh (tổng hợp)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Hưng Yên đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng, thu hút doanh nghiệp  (14/03/2023)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Tổng hợp ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) phải bảo đảm tính toàn diện  (10/03/2023)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Chú trọng cả phòng và chống tiêu cực trong xây dựng pháp luật  (10/03/2023)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Tọa đàm góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)  (05/03/2023)
Bế mạc Phiên họp thứ 20 Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (15/02/2023)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển