Hội nghị Bộ trưởng Tiểu vùng sông Mekong mở rộng lần thứ 16
10:35, ngày 20-08-2010
Trong hai ngày 19 và 20-8, Hội nghị Bộ trưởng Tiểu vùng sông Mekong mở rộng lần thứ 16 được tổ chức tại Hà Nội nhằm thảo luận và thông qua các chiến lược, lộ trình và chương trình hành động mới, qua đó xác định một thế hệ mới những nhiệm vụ hợp tác trong nhiều lĩnh vực và khu vực ưu tiên tại Tiểu vùng sông Mekong mở rộng.
Hội nghị cũng rà soát và tiếp tục hướng dẫn chuẩn bị khuôn khổ chiến lược dài hạn tiếp theo cho Tiểu vùng sông Mekong mở rộng cũng như xử lý các vấn đề quan ngại, đặc biệt là liên quan đến việc phát triển các hành lang kinh tế.
Các Bộ trưởng Tiểu vùng sông Mekong mở rộng tại Hội nghị sẽ đưa ra các định hướng chung nhằm chuẩn bị cho khuôn khổ chiến lược mới, bao gồm các nội dung hành lang giao thông, hỗ trợ thương mại và giao thông, phát triển đường sắt, lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, du lịch, phát triển nguồn nhân lực và môi trường.
Trong suốt hội nghị, các quan chức chính phủ cũng sẽ bàn về các biện pháp nhằm củng cố cơ sở hạ tầng vật chất, chính thức hóa các giao dịch và chi phí giao thông xuyên biên giới, cải thiện môi trường kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường.
Kể từ năm 1992, sáu quốc gia thuộc Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS) là Campuchia, Trung Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam đã tham gia một chương trình tổng thể về hợp tác kinh tế với sự hỗ trợ của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và các đối tác phát triển khác.
Chương trình này tạo ra lợi ích đáng kể cho các quốc gia cùng chia sẻ dòng sông Mekong; các cơ hội và tăng trưởng kinh tế được nâng cao đáng kể, tỷ lệ nghèo đói đã giảm còn một nửa. Việc tăng cường kết nối giữa các quốc gia trên dòng sông Mekong là chìa khóa dẫn đến tiến bộ về xã hội và kinh tế trong khu vực.
ADB đang hỗ trợ các quốc gia Tiểu vùng sông Mekong thông qua xây dựng các tuyến đường bộ, đường sắt, bến cảng, các cơ sở sản xuất điện, các dịch vụ nước sạch và vệ sinh theo tiêu chuẩn quốc tế; đồng thời, hỗ trợ tăng cường cho các "lĩnh vực mềm," bao gồm các thỏa thuận về thương mại và giao thông.
Hội nghị cũng rà soát và tiếp tục hướng dẫn chuẩn bị khuôn khổ chiến lược dài hạn tiếp theo cho Tiểu vùng sông Mekong mở rộng cũng như xử lý các vấn đề quan ngại, đặc biệt là liên quan đến việc phát triển các hành lang kinh tế.
Các Bộ trưởng Tiểu vùng sông Mekong mở rộng tại Hội nghị sẽ đưa ra các định hướng chung nhằm chuẩn bị cho khuôn khổ chiến lược mới, bao gồm các nội dung hành lang giao thông, hỗ trợ thương mại và giao thông, phát triển đường sắt, lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, du lịch, phát triển nguồn nhân lực và môi trường.
Trong suốt hội nghị, các quan chức chính phủ cũng sẽ bàn về các biện pháp nhằm củng cố cơ sở hạ tầng vật chất, chính thức hóa các giao dịch và chi phí giao thông xuyên biên giới, cải thiện môi trường kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường.
Kể từ năm 1992, sáu quốc gia thuộc Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS) là Campuchia, Trung Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam đã tham gia một chương trình tổng thể về hợp tác kinh tế với sự hỗ trợ của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và các đối tác phát triển khác.
Chương trình này tạo ra lợi ích đáng kể cho các quốc gia cùng chia sẻ dòng sông Mekong; các cơ hội và tăng trưởng kinh tế được nâng cao đáng kể, tỷ lệ nghèo đói đã giảm còn một nửa. Việc tăng cường kết nối giữa các quốc gia trên dòng sông Mekong là chìa khóa dẫn đến tiến bộ về xã hội và kinh tế trong khu vực.
ADB đang hỗ trợ các quốc gia Tiểu vùng sông Mekong thông qua xây dựng các tuyến đường bộ, đường sắt, bến cảng, các cơ sở sản xuất điện, các dịch vụ nước sạch và vệ sinh theo tiêu chuẩn quốc tế; đồng thời, hỗ trợ tăng cường cho các "lĩnh vực mềm," bao gồm các thỏa thuận về thương mại và giao thông.
*** Được Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm tiếp vào chiều 19-8 nhân dịp đến Việt Nam dự Hội nghị Bộ trưởng của 6 nước thuộc Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS), ông Lo-ren-xơ Grin Út (Lawrence Green Wood), Phó Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng, Việt Nam là một trong những quốc gia phát triển năng động và có những kinh nghiệm hay trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo mà nhiều nước có thể học tập; những thành công của Việt Nam trong phát triển kinh tế - xã hội là rất ấn tượng và bày tỏ vui mừng vì trong đó có phần đóng góp của ADB.
Phó Chủ tịch Lo-ren-xơ Grin Út khẳng định, ADB luôn là đối tác của ASEAN trong quá trình phát triển, hội nhập và ủng hộ việc hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.
Ông cũng cho biết, ADB mong muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam trong các dự án về lĩnh vực phát điện, truyền tải điện, xây dựng hệ thống tàu điện ngầm tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông kêu gọi Việt Nam đóng góp vào Quỹ xây dựng cơ sở hạ tầng ASEAN và cảm ơn Việt Nam đã tích cực triển khai sớm các hoạt động chuẩn bị để đảm bảo sự thành công của Hội nghị thường niên ADB sẽ được tổ chức tại Việt Nam vào năm 2011.
Bày tỏ vui mừng vì sự hợp tác chặt chẽ và hiệu quả giữa ADB và Việt Nam trong thời gian qua, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm cảm ơn sự giúp đỡ tích cực và hiệu quả của ADB đối với Việt Nam, nhất là trong việc hỗ trợ những dự án thuộc các lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng, chính sách.
Sự hỗ trợ quý báu đó đã góp phần tích cực trong sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam.
Phó Thủ tướng cho biết Việt Nam đang nỗ lực cải cách hành chính, thủ tục và làm hết sức mình để nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn do ADB hỗ trợ.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam tự hào đã đạt được những thành tựu đáng mừng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm này với các nước khác trên thế giới.
Phó Thủ tướng cũng cảm ơn ADB đã chọn Việt Nam là nơi tổ chức Hội nghị thường niên của ADB năm 2011 và tin tưởng với kinh nghiệm tổ chức nhiều sự kiện quốc tế của Việt Nam, hội nghị này sẽ thành công tốt đẹp./.
Phó Chủ tịch Lo-ren-xơ Grin Út khẳng định, ADB luôn là đối tác của ASEAN trong quá trình phát triển, hội nhập và ủng hộ việc hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.
Ông cũng cho biết, ADB mong muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam trong các dự án về lĩnh vực phát điện, truyền tải điện, xây dựng hệ thống tàu điện ngầm tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông kêu gọi Việt Nam đóng góp vào Quỹ xây dựng cơ sở hạ tầng ASEAN và cảm ơn Việt Nam đã tích cực triển khai sớm các hoạt động chuẩn bị để đảm bảo sự thành công của Hội nghị thường niên ADB sẽ được tổ chức tại Việt Nam vào năm 2011.
Bày tỏ vui mừng vì sự hợp tác chặt chẽ và hiệu quả giữa ADB và Việt Nam trong thời gian qua, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm cảm ơn sự giúp đỡ tích cực và hiệu quả của ADB đối với Việt Nam, nhất là trong việc hỗ trợ những dự án thuộc các lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng, chính sách.
Sự hỗ trợ quý báu đó đã góp phần tích cực trong sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam.
Phó Thủ tướng cho biết Việt Nam đang nỗ lực cải cách hành chính, thủ tục và làm hết sức mình để nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn do ADB hỗ trợ.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam tự hào đã đạt được những thành tựu đáng mừng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm này với các nước khác trên thế giới.
Phó Thủ tướng cũng cảm ơn ADB đã chọn Việt Nam là nơi tổ chức Hội nghị thường niên của ADB năm 2011 và tin tưởng với kinh nghiệm tổ chức nhiều sự kiện quốc tế của Việt Nam, hội nghị này sẽ thành công tốt đẹp./.
Ðại hội Thi đua yêu nước các tỉnh Thái Bình, Sóc Trăng, Trà Vinh  (20/08/2010)
Báo cáo sắp xếp Tổng công ty nhà nước thua lỗ  (20/08/2010)
Một số kinh nghiệm từ đại hội Đảng cấp cơ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh  (20/08/2010)
Đảng bộ Bắc Giang chăm lo công tác xây dựng Đảng, tạo đòn bẩy hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội  (20/08/2010)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên