Việt Nam kiên quyết phản đối xâm phạm chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa
TCCSĐT - Ngày 31-5, trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao tại Hà Nội, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã trả lời một số câu hỏi liên quan đến quan điểm của Việt Nam về vấn đề Bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân, phản ứng của Việt Nam trước việc được đề cử vào Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Việt Nam phản đối xâm phạm chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa.
Việt Nam ủng hộ xây dựng bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân
Cho biết quan điểm của Việt Nam trước những diễn biến gần đây trên Bán đảo Triều Tiên, ngày 31-5, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định: “Việt Nam hoan nghênh và ủng hộ việc các bên liên quan tiếp tục phát huy các kết quả tích cực đã đạt được thời gian qua, tăng cường hợp tác xây dựng một Bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân, đặt nền móng bền vững cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại Bán đảo Triều Tiên, trong khu vực và trên thế giới”.
Sự bất đồng giữa Mỹ và Triều Tiên về cách thức phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên có thể được thu hẹp. Đó là nhận định của Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Cho Myoung-gyon đưa ra ngày 30-5 trong cuộc gặp phái bộ Liên minh châu Âu (EU) nhằm giải thích chính sách của Seoul đối với Bình Nhưỡng.
Ông Cho Myoung-gyon khẳng định nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vẫn cam kết mạnh mẽ nhằm phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên. Ông nhận định hiện vẫn còn bất đồng lớn giữa Mỹ và Triều Tiên liên quan tới cách thức phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, tuy nhiên, “không thể không thu hẹp được bất đồng, mặc dù điều đó không dễ dàng”.
Theo ông Cho Myoung-gyon, cơ hội để hai bên có thể tìm được nền tảng chung đang rất cao trong bối cảnh lãnh đạo hai nước đang tích cực thúc đẩy các cuộc đàm phán. Bên cạnh đó, ông Cho Myoung-gyon cũng cho biết những động thái gần đây của Triều Tiên, bao gồm lệnh ngừng tiến hành các vụ thử tên lửa và hạt nhân cùng với việc phá bỏ bãi thử hạt nhân Pungyeri đã chứng tỏ cam kết phi hạt nhân hóa của Bình Nhưỡng. Theo ông, Triều Tiên đang tìm kiếm sự bảo đảm an ninh cho chính quyền Kim Jong-un để đổi lại việc nước này từ bỏ chương trình hạt nhân.
Phản ứng của Việt Nam trước việc được đề cử vào Hội đồng Bảo an
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Nhóm các nước châu Á - Thái Bình Dương tại Liên hợp quốc ngày 25-5 đã nhất trí đề cử Việt Nam vào vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021, ngày 31-5, Người phát Ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định sự kiện thể hiện “sự ủng hộ và tín nhiệm cao của các nước trong khu vực đối với vai trò và năng lực của Việt Nam”.
Người Phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cho biết: “Ngày 25-5 vừa qua, tại cuộc họp của Nhóm châu Á - Thái Bình Dương tại Liên hợp quốc, các nước đã nhất trí thông qua đề cử Việt Nam là ứng cử viên duy nhất vào vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc dành cho Nhóm nhiệm kỳ 2020 - 2021 tại cuộc bầu cử sẽ được tổ chức vào tháng 6-2019. Việc Nhóm châu Á - Thái Bình Dương nhất trí thông qua đề cử Việt Nam, thể hiện sự ủng hộ và tín nhiệm cao của các nước trong khu vực đối với vai trò và năng lực của Việt Nam. Đây là kết quả bước đầu quan trọng, tạo thuận lợi cho Việt Nam trong quá trình vận động các nước thành viên Liên hợp quốc ở các khu vực khác trong thời gian tới.
Thời gian qua, Việt Nam đã tham gia tích cực và có trách nhiệm trong các hoạt động của Liên hợp quốc như Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014 - 2016, Hội đồng Kinh tế - Xã hội nhiệm kỳ 2016 - 2018, Hội đồng Chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2015 - 2019... Đặc biệt, Việt Nam đã hoàn thành tốt trọng trách Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2008 - 2009, tham gia chủ động, xây dựng và có trách nhiệm, đưa ra nhiều sáng kiến đóng góp vào hoạt động của Hội đồng Bảo an, góp phần vào việc duy trì hòa bình, an ninh quốc tế, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và thế giới.
Việc hoàn thành tốt vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2008-2009 cũng đã thúc đẩy quan hệ của Việt Nam với các nước và các tổ chức quốc tế, nâng cao uy tín, vị thế quốc tế của Việt Nam”.
Việt Nam kiên quyết phản đối xâm phạm chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa
Người phát Ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tuyên bố Việt Nam kiên quyết phản đối hành động xâm phạm chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến việc Đài Loan tiến hành diễn tập bắn đạn thật tại đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao nêu rõ: “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và căn cứ pháp lý khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Mọi hoạt động của Đài Loan tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam bao gồm việc Đài Loan tổ chức diễn tập bắn đạn thật từ ngày 23 đến 25-5-2018 ở Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với quần đảo này, đe dọa hòa bình, ổn định, an toàn, an ninh hàng hải, gây căng thẳng và làm phức tạp tình hình ở Biển Đông”.
“Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Đài Loan không để tái diễn các hành động tương tự”, bà Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.
Phản ứng về việc Trung Quốc tiến hành diễn tập bắn đạn thật ở Hoàng Sa, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: “Trong những ngày từ 09 đến 12-5-2018, Trung Quốc tiếp tục tiến hành các cuộc diễn tập bắn đạn thật ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo này, đi ngược lại Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc; vi phạm tinh thần Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình, không có lợi cho quá trình đàm phán hiện nay giữa Trung Quốc và ASEAN về Bộ Quy tắc Ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (COC) và việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông”.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, “Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế”.
“Việt Nam yêu cầu Trung Quốc không để tái diễn các hoạt động tương tự, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tôn trọng nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước cũng như luật pháp quốc tế, không có hoạt động gây gia tăng căng thẳng, làm phức tạp tình hình ở khu vực”, bà Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh./.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc làm việc với tỉnh Bình Thuận  (31/05/2018)
Đồng bằng sông Cửu Long tăng cường các hoạt động chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em  (31/05/2018)
Kỳ họp thứ 6 Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2016 - 2021  (31/05/2018)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Chủ tịch Đảng Cộng sản Nhật Bản  (31/05/2018)
Đổi mới, kiện toàn, củng cố, sắp xếp lại hệ thống tổ chức, bộ máy, nâng cao năng lực các thiết chế văn hóa cơ sở  (31/05/2018)
Kiểm soát việc lợi dụng sân sau để rút tài sản nhà nước và tham nhũng  (31/05/2018)
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam