10 năm thực hiện Chỉ thị “Xây dựng và thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở”
TCCSĐT - Ngày 6-6-2009, tại Hà Nội, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) về “Xây dựng và thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở”. Đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư dự và chỉ đạo Hội nghị.
Các cơ quan, đơn vị trong Khối đều khẳng định, Quy chế Dân chủ ở cơ sở là một chủ trương đúng đắn và hợp lòng dân, được đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và quần chúng đồng tình, ủng hộ và tích cực thực hiện.
Quá trình thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở đã làm chuyển biến đáng kể nhận thức của cấp ủy, chính quyền và đoàn thể, phát huy được quyền làm chủ trực tiếp của cán bộ, công chức, người lao động, góp phần tích cực, hiệu quả vào công tác xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, xây dựng khối đoàn kết trong cơ quan, đơn vị, giữ vững ổn định chính trị từ cơ sở, tạo động lực quan trọng để hoàn thành nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị.
Tuy nhiên, một số cấp ủy chưa quan tâm chỉ đạo và thiếu kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chủ trương này nên công tác xây dựng và thực hiện Quy chế Dân chủ ở một số cơ quan, đơn vị vẫn mang tính hình thức; hiệu quả còn hạn chế, chưa đạt được yêu cầu chỉ thị của Bộ Chính trị đề ra.
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Trương tấn Sang chỉ đạo: các cấp ủy đảng, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, các đoàn thể của các đảng bộ cơ quan bộ, ban, ngành trong Đảng bộ Khối cần nghiêm túc nhìn nhận, phân tích nguyên nhân những yếu kém, khuyết điểm, có biện pháp khắc phục một cách cụ thể để việc thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của các đảng bộ trong thời gian tới đạt chất lượng và hiệu quả cao hơn. Một số vấn đề các cơ quan, đơn vị trong Khối cần quan tâm trong thời gian tới là:
Thứ nhất, tiếp tục và thường xuyên quán triệt sâu sắc 5 quan điểm chỉ đạo của Đảng đã được nêu trong Chỉ thị 30 của Bộ Chính trị (khóa VIII) và Chỉ thị 10 của Ban Bí thư (khóa IX) nâng cao nhận thức trong cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, các tổ chức đoàn thể, cán bộ, đảng viên, công chức về thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở. Thông qua việc tổng kết lần này, cần rút ra những bài học sâu sắc trong lãnh đạo và chỉ đạo thực tiễn để có những giải pháp phù hợp, sát thực với từng cơ quan, đơn vị, đưa cuộc vận động thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở thực sự mang lại hiệu quả thiết thực trong đời sống của mỗi cơ quan, đơn vị, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của cán bộ, công chức, người lao động. Trong đó cần quán triệt sâu sắc phương châm đã được chỉ rõ trong Chỉ thị 30: “Tổ chức Đảng và đảng viên phải gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở. Tổ chức Đảng phải làm cho đảng viên thông suốt nhận thức, tư tưởng; đảng viên, nhất là đảng viên có chức vụ trong chính quyền phải gương mẫu tự phê bình và phê bình nghiêm túc trong đảng bộ và trong nhân dân”.
Thứ hai, thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở phải gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị; cần lồng ghép những nội dung trong Quy chế Dân chủ ở cơ sở vào chương trình công tác, chương trình kiểm tra của cấp ủy các cấp; làm tốt công tác vận động quần chúng để mọi người đều tham gia tích cực vào việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ quan, đơn vị. Quan tâm chỉ đạo tháo gỡ khó khăn ở những nơi còn yếu kém; gắn với Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cải cách hành chính và đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí ở cơ sở. Kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy của Đảng và chính quyền những cán bộ, đảng viên, công chức thoái hóa, biến chất, tham nhũng, sách nhiễu dân.
Thứ ba, tiếp tục đưa việc thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở đi vào nền nếp, thường xuyên rà soát, bổ sung điều chỉnh các quy định, quy chế trên tất cả các lĩnh vực liên quan đến hoạt động của cơ quan, đơn vị. Kiện toàn và duy trì đảm bảo các điều kiện cho ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở các cấp hoạt động thường xuyên, nền nếp; phát huy vai trò của đoàn thể trong việc tuyên truyền, kiểm tra, giám sát và động viên cán bộ, công chức thực hiện có hiệu quả Quy chế Dân chủ ở cơ sở. Tổ chức việc sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm trong chỉ đạo và hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các quy chế, quy định trong từng cơ quan, đơn vị.
Thứ tư, thực hiện những giải pháp đồng bộ, từng bước hoàn thiện cơ chế làm chủ của cán bộ, công chức, người lao động; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức trong bộ máy của cơ quan, đơn vị. Đổi mới phương thức hoạt động, xây dựng quy chế về mối quan hệ phối hợp giữa cấp ủy, lãnh đạo cơ quan và các tổ chức đoàn thể. Nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng và người đứng đầu cơ quan, đơn vị từ Đảng ủy Khối đến các đảng bộ trực thuộc trong việc tổ chức thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở, tạo sự thống nhất cao trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Kiên quyết đấu tranh chống việc lợi dụng dân chủ để phá hoại đoàn kết nội bộ./.
Pháp luật và luật gia trong bối cảnh toàn cầu hóa: Vì hòa bình, phát triển và sự độc lập của hoạt động xét xử  (06/06/2009)
Thông cáo số 14 kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XII  (06/06/2009)
Hoàn thành phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt - Trung  (06/06/2009)
Kết thúc phiên điều trần lần thứ 2 về chất độc da cam ở Việt Nam  (06/06/2009)
Hội nghị đánh giá công tác quản lý nhà nước về báo chí 2 năm 2007-2008  (05/06/2009)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên