Đại hội lần thứ hai Hiệp hội người Việt Nam tại Hungary
22:01, ngày 23-10-2017
Sau 9 năm thành lập và hoạt động, Hiệp hội Người Việt Nam tại Hungary đã họp kỳ Đại hội Đại biểu lần thứ 2 (nhiệm kỳ 2017-2022) tại thủ đô Budapest vào chiều 21-10-2017.
Được tiến hành trọng thể tại trung tâm hội nghị của Khách sạn Helia Danubius (Budapest), đây là sự kiện quan trọng trong đời sống của cộng đồng Việt Nam tại Hungary và đã quy tụ gần 200 đại biểu từ các Hội, Đoàn người Việt, cùng các vị khách mời Việt Nam-Hungary.
Đại sứ Nguyễn Thanh Tuấn cùng các cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Hungary, ông Hoàng Đình Thắng, Chủ tịch Liên hiệp Hội người Việt Nam tại châu Âu, TS. Botz László, Chủ tịch Hội Hữu nghị Hungary-Việt Nam và các thành viên Ban Chấp hành Hội đã có mặt tại Đại hội.
Đặc biệt, Đại hội cũng có sự tham dự của Phó Chủ nhiệm, Trưởng đoàn Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Lương Thanh Nghị cùng các thành viên của Đoàn đang có chuyến công tác tại châu Âu.
Phát biểu chào mừng Đại hội, Đại sứ Nguyễn Thanh Tuấn khẳng định kỳ Đại hội lần này “đánh dấu kết thúc một giai đoạn hình thành và hoạt động với nhiều kết quả đáng ghi nhận, đồng thời mở ra một chương mới củng cố tổ chức và phát triển toàn diện Hiệp hội."
Nhắc tới những nỗ lực và thành quả mà Hiệp hội đã đạt được và được cộng đồng ghi nhận trong 9 năm đầu hoạt động, Đại sứ chúc Đại hội bầu ra một Ban Chấp hành mới, thông qua Điều lệ mới để “trưởng thành hơn, lớn mạnh hơn” trong nỗ lực phục vụ lợi ích cộng đồng.
Trên tinh thần đó, Đại sứ Nguyễn Thanh Tuấn đã tặng Đại hội 8 chữ “Đoàn kết - Sáng tạo - Hội nhập - Phát triển” với hy vọng đây là phương châm, và cũng là mục tiêu hành động của Hiệp hội trong nhiệm kỳ mới, với những thành viên đủ năng lực, nhiệt tâm và được bà con nể trọng.
Sau phần phát biểu chào mừng của các vị khách mời, Đại hội đi vào làm việc với phần mở đầu là báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ 2008-2017 và phương hướng trong nhiệm kỳ tới. Thành lập ngày 23-4-2008 như một tổ chức xã hội dân sự, hiện tại Hiệp hội có 18 Hội, Chi hội và câu lạc bộ cơ sở.
Hoạt động phi lợi nhuận, trên tinh thần và nguyên tắc tự nguyện của các thành viên, Hiệp hội đã có tư cách pháp nhân do Tòa Dân sự Budapest công nhận từ cuối năm 2013, và có hoạt động bao trùm gần như toàn bộ bà con Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại Hungary.
Trong 9 năm của nhiệm kỳ đầu, Hiệp hội đã phối hợp cùng các Hội cơ sở để tổ chức mọi hoạt động chính cho cộng đồng trên mọi lĩnh vực đối ngoại, đối nội, văn hóa, giáo dục, thể thao, từ thiện, giao lưu, gìn giữ truyền thống văn hóa Việt và tiếng Việt cho thế hệ thứ ha...
Với sự tổ chức của Hiệp hội, mặc dù là một cộng đồng nhỏ chỉ khoảng 5.000 người, nhưng vào ngày 18-5-2014, gần 1.500 bà con Việt Nam tại Hungary đã xuống đường phản đối Trung Quốc đặt giààn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Hoạt động này, cũng như một số sinh hoạt khác do Hiệp hội và các Hội cơ sở chủ trì trong những năm qua, được các cộng đồng Việt Nam ở châu Âu đánh giá là mang tính tổ chức cao, mang tầm cỡ lớn, đạt hiệu quả đáng kể, có ảnh hưởng tốt đến tâm tư, tình cảm và suy nghĩ của bà con.
Để thực hiện các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn và thường xuyên của Hiệp hội, bản Điều lệ mới được Đại hội đưa ra trao đổi và lấy ý kiến biểu quyết của các đại biểu. Một số vấn đề đã được đề cập và tranh luận rất sức sôi nổi, nhất là xung quanh vấn đề bầu nhân sự cho nhiệm kỳ mới.
Sau khi các văn kiện chính của Đại hội được biểu quyết thông qua, các đại biểu đã bầu ra một Ban Chấp hành mới gồm 33 ủy viên. Tiếp đó, Ban Chấp hành mới đã họp riêng để bầu Chủ tịch, Ban Thường vụ gồm 11 thành viên, Ban Kiểm tra gồm 3 thành viên và các chức danh chủ chốt khác.
Kéo dài gần 8 tiếng trong bầu không khí thẳng thắn, dân chủ và tôn trọng lẫn nhau, ông Vũ Quý Dương - một doanh nhân thành đạt và có uy tín trong hoạt động và đời sống cộng đồng từ nhiều năm nay tiếp tục được tín nhiệm trên cương vị Chủ tịch Hiệp hội, cùng 4 vị Phó Chủ tịch khác./.
Đại sứ Nguyễn Thanh Tuấn cùng các cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Hungary, ông Hoàng Đình Thắng, Chủ tịch Liên hiệp Hội người Việt Nam tại châu Âu, TS. Botz László, Chủ tịch Hội Hữu nghị Hungary-Việt Nam và các thành viên Ban Chấp hành Hội đã có mặt tại Đại hội.
Đặc biệt, Đại hội cũng có sự tham dự của Phó Chủ nhiệm, Trưởng đoàn Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Lương Thanh Nghị cùng các thành viên của Đoàn đang có chuyến công tác tại châu Âu.
Phát biểu chào mừng Đại hội, Đại sứ Nguyễn Thanh Tuấn khẳng định kỳ Đại hội lần này “đánh dấu kết thúc một giai đoạn hình thành và hoạt động với nhiều kết quả đáng ghi nhận, đồng thời mở ra một chương mới củng cố tổ chức và phát triển toàn diện Hiệp hội."
Nhắc tới những nỗ lực và thành quả mà Hiệp hội đã đạt được và được cộng đồng ghi nhận trong 9 năm đầu hoạt động, Đại sứ chúc Đại hội bầu ra một Ban Chấp hành mới, thông qua Điều lệ mới để “trưởng thành hơn, lớn mạnh hơn” trong nỗ lực phục vụ lợi ích cộng đồng.
Trên tinh thần đó, Đại sứ Nguyễn Thanh Tuấn đã tặng Đại hội 8 chữ “Đoàn kết - Sáng tạo - Hội nhập - Phát triển” với hy vọng đây là phương châm, và cũng là mục tiêu hành động của Hiệp hội trong nhiệm kỳ mới, với những thành viên đủ năng lực, nhiệt tâm và được bà con nể trọng.
Sau phần phát biểu chào mừng của các vị khách mời, Đại hội đi vào làm việc với phần mở đầu là báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ 2008-2017 và phương hướng trong nhiệm kỳ tới. Thành lập ngày 23-4-2008 như một tổ chức xã hội dân sự, hiện tại Hiệp hội có 18 Hội, Chi hội và câu lạc bộ cơ sở.
Hoạt động phi lợi nhuận, trên tinh thần và nguyên tắc tự nguyện của các thành viên, Hiệp hội đã có tư cách pháp nhân do Tòa Dân sự Budapest công nhận từ cuối năm 2013, và có hoạt động bao trùm gần như toàn bộ bà con Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại Hungary.
Trong 9 năm của nhiệm kỳ đầu, Hiệp hội đã phối hợp cùng các Hội cơ sở để tổ chức mọi hoạt động chính cho cộng đồng trên mọi lĩnh vực đối ngoại, đối nội, văn hóa, giáo dục, thể thao, từ thiện, giao lưu, gìn giữ truyền thống văn hóa Việt và tiếng Việt cho thế hệ thứ ha...
Với sự tổ chức của Hiệp hội, mặc dù là một cộng đồng nhỏ chỉ khoảng 5.000 người, nhưng vào ngày 18-5-2014, gần 1.500 bà con Việt Nam tại Hungary đã xuống đường phản đối Trung Quốc đặt giààn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Hoạt động này, cũng như một số sinh hoạt khác do Hiệp hội và các Hội cơ sở chủ trì trong những năm qua, được các cộng đồng Việt Nam ở châu Âu đánh giá là mang tính tổ chức cao, mang tầm cỡ lớn, đạt hiệu quả đáng kể, có ảnh hưởng tốt đến tâm tư, tình cảm và suy nghĩ của bà con.
Để thực hiện các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn và thường xuyên của Hiệp hội, bản Điều lệ mới được Đại hội đưa ra trao đổi và lấy ý kiến biểu quyết của các đại biểu. Một số vấn đề đã được đề cập và tranh luận rất sức sôi nổi, nhất là xung quanh vấn đề bầu nhân sự cho nhiệm kỳ mới.
Sau khi các văn kiện chính của Đại hội được biểu quyết thông qua, các đại biểu đã bầu ra một Ban Chấp hành mới gồm 33 ủy viên. Tiếp đó, Ban Chấp hành mới đã họp riêng để bầu Chủ tịch, Ban Thường vụ gồm 11 thành viên, Ban Kiểm tra gồm 3 thành viên và các chức danh chủ chốt khác.
Kéo dài gần 8 tiếng trong bầu không khí thẳng thắn, dân chủ và tôn trọng lẫn nhau, ông Vũ Quý Dương - một doanh nhân thành đạt và có uy tín trong hoạt động và đời sống cộng đồng từ nhiều năm nay tiếp tục được tín nhiệm trên cương vị Chủ tịch Hiệp hội, cùng 4 vị Phó Chủ tịch khác./.
Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, Campuchia phát động ủng hộ đồng bào lũ lụt  (23/10/2017)
Cử tri và nhân dân kiến nghị 6 vấn đề lớn  (23/10/2017)
Vụ VN Pharma: Tạm giam Nguyễn Minh Hùng và Võ Mạnh Cường  (23/10/2017)
Việt Nam dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN ở Philippines  (23/10/2017)
Báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017  (23/10/2017)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay